Đánh giá, nhận xét kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 3 (Trang 73 - 119)

3.2.1 .Mục đích thực nghiệm

3.4. Đánh giá, nhận xét kết quả thực nghiệm

Về phía giáo viên

Sau khi dự giờ ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng, tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên, phiếu được phát cho 10 giáo viên dự giờ tập đọc ở 2 lớp thử nghiệm và đối chứng, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Bảng xếp loại giờ dạy của giáo viên

Xếp loại Lớp 3B Lớp 3C Giỏi 5 2 Khá 0 3 Trung bình 0 0 Yếu 0 0 Tổng 5 5

74

Cả 10 phiếu đánh giá được phát ra và thu về đầy đủ, kết quả xếp loại giờ dạy học tập đọc theo tiêu chí tôi đưa ra ở lớp thực nghiệm cả 5 phiếu đều đạt loại giỏi. Còn lớp đối chứng khi đánh giá xếp loại theo những tiêu chí đó thì có 2 phiếu xếp loại giờ giỏi và 3 phiếu xếp loại giờ khá. Điều này cho thấy giáo án thực nghiệm với những đổi mới về phương pháp dạy học đọc hiểu mà chúng tôi đưa ra bước đầu đã được đánh giá khá cao, có vượt trội hơn hẳn so với phương pháp dạy học thông thường ở lớp đối chứng.

Về nội dung: Tiết dạy đảm bảo đầy đủ nội dung của một tiết dạy học tập đọc, đi sâu vào kiến thức trọng tâm bài, nội dung kiến thức được nhận thức gián tiếp cao hơn trực tiếp, chất lượng giờ dạy đảm bảo được chiều sâu kiến thức. Hơn thế nữa với những phương pháp dạy học đọc hiểu giáo án dạy học tập đọc mà chúng tôi đưa ra có khả năng phối hợp các đơn vị kiến thức khá tốt. Phù hợp với đối tượng học sinh lớp 3. Có tính giáo dục, phù hợp với thực tiễn của trường Tiểu học Phú Hộ.

Về phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học đọc hiểu linh hoạt vào tiết dạy học tập đọc theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức các hoạt động dạy học đọc hiểu phù hợp với nội dung bài Tập đọc. Học sinh trong tiết học tập đọc được khuyến khích liên hệ với những kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Sử dụng đồ dùng trực quan và thiết bị dạy học có hiệu quả. Với những phương pháp dạy học đọc hiểu đã được đề xuất ở chương 2 có khả năng nâng cao sự chủ động của giáo viên, khả năng tạo ấn tượng bằng giọng đọc cũng như nâng cao khả năng phối hợp giữa các phương pháp dạy đọc hiểu của giáo viên.

Về đánh giá kết quả: Khi áp dụng những phương pháp dạy học đọc hiểu vào thực tế giảng dạy giúp giáo viên chủ động, thoải mái hơn khi tiếp cận với học sinh. Quan trọng hơn thông qua những phương pháp dạy học đọc hiểu có thể nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cũng như khơi dậy hứng thú, đam mê và niềm yêu thích ở học sinh.

Qua đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên, ta nhận thấy: Những phương pháp dạy học đọc hiểu mới được áp dụng ở lớp thực nghiệm đã được các giáo viên dự giờ đánh giá khá tốt. Với kết quả này, việc áp dụng một số phương pháp dạy học đọc hiểu vào dạy học phân môn tập đọc là khả thi. Tuy nhiên đây mới là bước đầu thực nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kết quả không

75

thể đánh giá một chiều từ phía giáo viên, kết quả thực sự của những phương pháp dạy học đọc hiểu còn phụ thuộc rất nhiều ở phía học sinh.

Về phía học sinh.

- Đánh giá chất lượng học phân môn tập đọc qua phiếu điều tra

Sau các tiết dạy học với việc áp dụng một số phương pháp mới ở lớp thử nghiệm và dạy học như bình thường ở lớp đối chứng, tôi tiến hành phát phiếu điều tra (Phụ lục 5) và thu được kết quả tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Bảng thống kê chất lượng học phân môn tập đọc của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phú Hộ – thị xã Phú Thọ

Đáp án

Câu hỏi

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5

3B 3C 3B 3C 3B 3C 3B 3C 3B 3C

A 25 18 28 22 30 26 23 19 18 16

B 8 10 5 7 5 8 10 11 14 14

C 2 7 2 6 0 1 2 5 3 5

Tổng 35 35 35 35 35 35 35 35 35 35

Từ bảng 3.2 qua xử lý số liệu tôi thống kê được kết quả sau:

Bảng 3.3: Bảng thống kê chất lượng học phân môn tập đọc

của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phú Hộ - thị xã Phú Thọ (đơn vị: %)

Đáp án

Câu hỏi

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5

3B 3C 3B 3C 3B 3C 3B 3C 3B 3C

A 71,4 51,4 80 62,9 85,7 74,3 65,7 54,3 51,4 45,7 B 22,9 28,6 14,3 20 14,3 22,6 28,6 31,4 40 40 C 5,7 20 5,7 17,1 0 3,1 5,7 14,3 8,6 14,3 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Qua điều tra, thống kê và xử lý số liệu, tôi có rút ra được một số kết luận như sau:

Qua câu hỏi đầu tiên ta nhận thấy, hiệu quả dạy học tập đọc ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng 20%, có thể nói những phương pháp dạy học đọc hiểu đã bước đầu có ảnh hưởng tốt đến quá trình đọc hiểu của học sinh

76

trong phân môn tập đọc ở lớp thử nghiệm. Kỹ năng đọc hiểu ở lớp thử nghiệm được nâng cao hơn so với lớp đối chứng. Lớp đối chứng vẫn có tới 28,6% học sinh trả lời ngập ngừng có thể, và còn có 20% học sinh trả lời không thể. Điều đó chứng tỏ kỹ năng đọc hiểu của lớp đối chứng chưa được cao cần phải thay đổi phương pháp dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc cho phù hợp.

Qua câu hỏi thứ hai ta có thể nhận thấy, mức độ hứng thú với phân môn tập đọc của học sinh lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm có mức rất thích là 80% cao hơn lớp đối chứng 17,1%, ở mức thích lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng 5,7%, vẫn có những học sinh chọn đáp án không thích ở lớp đối chứng. Điều này cho thấy mức độ hứng thú của lớp đối chứng chưa được cao do giáo viên vẫn sử dụng những phương pháp dạy học cũ không có gì thay đổi, lớp thực nghiệm có phần cao hơn vì trong những tiết học gần đây giáo viên giảng dạy có kết hợp sử dụng các biện pháp như tổ chức trò chơi, sử dụng tổ hợp hình ảnh theo chủ điểm… mà chúng tôi đưa ra trong giờ tập đọc. Có thể nói một số phương pháp dạy học đọc hiểu mà chúng tôi đề xuất bước đầu đã gây được hứng thú cho học sinh lớp thực nghiệm.

Qua câu hỏi thứ ba, nhìn vào bảng thống kê ta có thể kết luận học sinh lớp đối chứng tự đánh giá khả năng tích cực, chủ động của mình chưa được cao so với lớp thực nghiệm. Ở lớp đối chứng hoạt động trong giờ tập đọc chưa được thực hiện nhiều hoặc chưa đạt hiệu quả bằng chứng vẫn có 1 học sinh chiếm 3,1% trả lời không thể. Ở lớp thực nghiệm, học sinh đánh gia khả năng tích cực chủ động của mình cao hơn 11,4% so với lớp đối chứng, để đạt được kết quả này ở lớp thực nghiệm giáo viên giảng dạy phân môn tập đọc thường xuyên cho học sinh hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. Hoạt động nhóm giúp nâng cao tính đoàn kết, tinh thần làm việc tập thể của cả lớp, cũng như phát huy khả năng sáng tạo ở mỗi học sinh để đóng góp xây dựng hoạt động nhóm. Hoạt động cá nhân là hoạt động khuyến khích học sinh tự khẳng định mình, chủ động học tập, khắc ghi kiến thức, giúp học sinh hiểu nội dung bài học.

Phân môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau, trong quá trình dạy giáo viên rất ít khi chú ý đến mối quan hệ này và dường như bỏ qua, đây là một thiếu sót lớn trong quá trình dạy học. Trong giáo án dành cho lớp thực nghiệm chúng tôi có đưa ra một số hoạt động dạy học đọc hiểu để học sinh nhận rõ tầm quan trọng của phân môn tập đọc với các môn học khác. Giáo án thực nghiệm đã mang lại kết quả khá tốt

77

đó là đa số học sinh ở lớp thực nghiệm đã nhận thấy tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 11,4% ở mức độ chắc chắn, ở lớp đối chứng còn có 14,3% học sinh cho rằng học tốt tập đọc giúp học tốt các môn khác là không thể.

Ở câu hỏi cuối, có thể cho thấy cách nhìn nhận và đánh giá của học sinh về phương pháp dạy học phân môn tập đọc mà hiện tại giáo viên đang giảng dạy. Ở lớp thực nghiệm với một số phương pháp dạy học đọc hiểu mới được áp dụng, giúp các em hiểu bài nhanh hơn, tích cực hơn các em đã trả lời rất thích

lên đến 51,4% cao hơn so với lớp đối chứng. Có sự khác biệt này là do phương pháp dạy học ở hai lớp không giống nhau, lớp thực nghiệm có áp dụng một số phương pháp dạy học mới còn lớp đối chứng vẫn giữ nguyên như cũ.

Qua điều tra về chất lượng học tập đọc ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng tôi nhận thấy, chất lượng học phân môn tập đọc cũng như kỹ năng đọc hiểu ở lớp thực nghiệm có phần cao hơn lớp đối chứng,

- Đánh giá chất lượng học đọc hiểu qua các bài kiểm tra.

Chúng tôi xây dựng thang đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh như sau: + Loại giỏi: Bài làm đạt 9 - 10 điểm.

+ Loại khá: Bài làm đạt 7 - 8 điểm. + Loại trung bình: Bài đạt 5-6 điểm. + Loại yếu: Bài làm chỉ đạt 1- 4 điểm.

Qua tiến hành kiểm tra đồng thời ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng sau 2 tiết học tập đọc Ở lại với chiến khu(bài kiểm tra đầu vào) và Cuộc chạy đua trong rừng (bài kiểm tra đầu ra) (phụ lục 6) tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4: Bảng thống kê kết quả kiểm tra

sau giờ học tập đọc của học sinh lớp 3B và 3C trường Tiểu học Phú Hộ.

Xếp loại

Lớp 3B Lớp 3C

KT đầu vào KT đầu ra KT đầu vào KT đầu ra SL(35) % SL(35) % SL(35) % SL(35) % Giỏi 18 51,4 22 62,8 18 51,4 17 48,5

Khá 14 39,9 10 31,4 13 37,1 15 42,8

TB 2 5,8 1 2,9 3 8,6 2 5,8

78

Dựa vào bảng trên chúng tôi lập biểu đồ so sánh kết quả dạy học giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 0 10 20 30 40 50 60 70

Đầu vào Đầu ra Đầu vào Đầu ra

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Hình 3.1: Biểu đồ thống kê kết quả kiểm tra đầu vào, đầu ra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Qua bảng thống kê ta có thể nhận thấy chất lượng bài kiểm tra đầu vào của hai lớp bằng nhau, nhưng bài kiểm tra đầu ra của hai lớp có sự khác nhau đáng kể, tỷ lệ xếp loại giỏi của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Bài kiểm tra đầu ra, chúng tôi xây dựng trên cơ sở kiểm tra chất lượng đọc hiểu bài của các em sau khi các em học bài tập đọc, kiểm tra xem kỹ năng đọc hiểu được hình thành ở mức độ nào ở lớp thực nghiệm sau khi áp dụng dạy giáo án thực nghiệm và giữ nguyên cách dạy ở lớp đối chứng.

+ So sánh giữa bài kiểm tra đầu vào và bài kiểm tra đầu ra.

Ở lớp 3B – lớp thực nghiệm, bài kiểm tra đầu vào tỷ lệ đạt điểm giỏi ít hơn bài kiểm tra đầu ra 11,4%, một tỷ lệ khá cao, nếu ở bài kiểm tra đầu vào vẫn còn có tới 5,8% học sinh trung bình và 2,9% học sinh yếu thì ở bài kiểm tra đầu ra lớp thực nghiệm chỉ còn 2,9% học sinh trung bình và 2,9% học sinh yếu. Điều này cho thấy, lớp thực nghiệm đã có những thay đổi tích cực sau khi tiến hành đổi mới pháp dạy học đọc hiểu trong giờ tập đọc.

79

Ở lớp 3C – lớp đối chứng không có sự chênh lệch đáng kể giữa bài kiểm tra đầu vào và bài kiểm tra đầu ra, tỷ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu xấp xỉ nhau. Không có gì thay đổi ở lớp đối chứng.

+ So sánh giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Ở bài kiểm tra đầu vào, tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi của hai lớp bằng nhau đều chiếm 51,4%, học sinh khá, trung bình và yếu cũng không có sự chênh lệch lớn, có thể nói kiểm tra đầu vào của cả hai lớp tương đương nhau. Học sinh của cả hai lớp có kiến thức, kỹ năng đọc hiểu xấp xỉ bằng nhau. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để kiểm chứng kết quả thực nghiệm của một số biện pháp dạy học đọc hiểu.

Ở bài kiểm tra đầu ra, ta có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm đạt 62,8% cao hơn lớp đối chứng 14,3%, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá của lớp thực nghiệm ít hơn lớp đối chứng 2,9%. Lớp thực nghiệm có 2,9% học sinh đạt điểm trung bình trong khi lớp đối chứng vẫn có 5,8% học sinh trung bình và 2,9% học sinh yếu. Kết quả trên cho thấy học sinh lớp thực nghiệm có kỹ năng đọc hiểu phần nào tốt hơn học sinh lớp đối chứng.

Kết quả trên cho thấy giáo án thực nghiệm với một số sự đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu được tiến hành ở lớp thực nghiệm đã đạt được những hiệu quả nhất định, cải thiện rõ rệt khả năng đọc hiểu của học sinh từ đó giúp nâng cao năng lực học tập đọc ở các em.

Tóm lại: Qua việc tiến hành đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên và điều tra chất lượng học phân môn Tập đọc của học sinh tôi rút ra được kết luận sau:

Kết quả thu được có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, sự chênh lệch này khá lớn. Hai lớp với sự tương đồng về trình độ cũng như kỹ năng, sau khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu trong phân môn tập đọc vào giáo án dạy ở lớp thực nghiệm thì kỹ năng đọc hiểu của các em được nâng cao, các em hứng thú hơn với tiết học tập đọc…Còn ở lớp đối chứng vẫn với những phương pháp dạy học cũ, học sinh có phần kém hơn so với lớp thực nghiệm.

Chương trình thực nghiệm bước đầu đã thu được những thành quả đáng kể, kiểm chứng được hiệu quả của việc đổi mới pháp dạy học đọc hiểu trong

80

phân môn tập đọc. Qua thực nghiệm kết quả học tập, kỹ năng đọc hiểu của học sinh được nâng cao ở lớp thực nghiệm, vượt hơn hẳn so với lớp đối chứng.

Kết quả nêu trên cho thấy đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 3 có tính khả thi.

Tiểu kết chương 3

Thực nghiệm có vai trò rất quan trọng đối với mỗi đề tài nghiên cứu khoa hoc, thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi cũng như hiệu quả của việc đổi mới các phương pháp dạy học đối với chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc trong nhà trường tiểu học.

Với mục tiêu đề ra là kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo án thực nghiệm có đưa vào một số phương pháp dạy học đọc hiểu mới để giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Sau thời gian tiến hành thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả tương đối khả quan: chất lượng giờ dạy của giáo viên lớp thực nghiệm đạt kết quả tốt, học sinh lớp thực nghiệm có kết quả học phân môn tập đọc cao hơn lớp đối chứng, kỹ năng đọc hiểu của các em có phần tốt hơn. Chương 3 đã trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm của chúng tôi tại trường Tiểu học Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Kết quả đó đã phần

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 3 (Trang 73 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)