Các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với thời dựng nước và giữ

Một phần của tài liệu Đề tài: Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa ppsx (Trang 29 - 44)

2. Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa ở Thanh Hóa

2.2.3.Các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với thời dựng nước và giữ

ở Thanh Hóa (đến nửa đầu thế kỉ XIX)

Từ thời đại đồ đá tiến lên thời đại kim khí - thời đại đồ đồng và đồ sắt - là một chuyển biến lớn lao của lịch sử nhân loại. Đó là thời kỳ cách mạng luyện kim, thời kỳ xuất hiện những nền văn minh và nhà nước đầu tiên, và cũng là thời kỳ mở đầu sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn minh sớm nhất là nền văn minh sông Hồng gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, với quá trình hình thành nước Văn Lang đời Hùng Vương và nước Âu Lạc đời An Dương Vương.

Khi các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam vừa mới hình thành nhà nước thì ở phương bắc đế chế Tần (221-206 trước công nguyên) thành lập và bắt

đầu bành trướng xuống phương nam. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã bền bỉ chiến đấu chống lại cuộc xâm lược đại quy mô của đế chế Tần, giữ yên bờ cõi. Chính trong cuộc kháng chiến này, người Lạc Việt và người Âu Việt đã thắt chặt quan hệ liên kết, và từ nước Văn Lang lập ra nước Âu Lạc. Người chỉ huy cuộc kháng chiến thắng lợi là Thục Phán trở thành vua nưóc Âu Lạc với danh hiệu An Dương Vương.

Nhưng đến năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Đà - vua nước Nam Việt ở Nam Trung Quốc -thôn tính. Từ đó người Việt bị chìm đắm trong một thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm (179 trước công nguyên - 938). Các triều đại Trung Quốc từ Hán (206 trước công nguyên - 220) đến Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907) đã áp dụng nhiều thủ đoạn đàn áp nhằm dập tắt ngọn lửa đấu tranh của người Việt và thục hiện nhiều chính sách đồng hóa nhằm sáp nhập đất nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc. Năm 111 trước công nguyên, triều Hán thôn tính nước Champa, mở rộng đế chế vào đến nam Trung Bộ.

Tiếp theo đó, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhưng hoặc bị đàn áp, hoặc giành lại được chính quyền một thời gian rồi bị thất bại. Đó là khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (767)... Khởi nghĩa Lý Bí cũng đã thắng lợi, lập ra nước Vạn Xuân độc lập, nhưng rồi cuối cùng bị thất bại (602). Vào thế kỷ thứ X, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa thành công, lập ra chính quyền tự chủ họ Khúc (905-930) rồi chuyển sang chính quyền tự chủ họ Dương (931-937) dẫn đến chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán. Đén đây thì sự nghiệp giải phóng đất nước mới giành được thắng lợi quyết định, chấm dứt hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc.

Mất nước hơn nghìn năm mà không bị đồng hóa và cuối cùng tự đấu tranh giành lại chủ quyền, đó là trường hợp hiếm có trong lịch sử. Nguyên nhân giải thích thành công đó là, một mặt, trước Bắc thuộc, nước Văn Lang -

Âu Lạc đã là một thực thể quốc gia đạt đến trình độ văn minh và cố kết cộng đồng bền chặt. Mặt khác, dưới nền thống trị nước ngoài, người Việt biết gìn giữ và phát huy vốn văn hóa cổ truyền đồng thời biết tiếp thụ và tiêu hóa những thành tựu văn hóa bên ngoài, kể cả của nước xâm lược, để tăng thêm tiềm lực của đất nước.

Sau khi giành lại độc lập, trong thế kỷ thứ X, đất nước còn đứng trước nhiều khó khăn do hậu quả hơn nghìn năm Bắc thuộc để lại. Dưới các vương triều Ngô (939-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009), chính quyền độc lập còn non trẻ, các thế lực cát cứ nhiều lần trỗi dậy, đặc biệt quan trọng là loạn Mười hai sứ quân (965-968) đã làm sụp đổ triều Ngô. Từ phương Bắc, triều Tống (960-1279) cũng lăm le xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo đã khẳng định chủ quyền quốc gia và cuộc đấu tranh dẹp loạn Mười hai sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh đã xác lập nền thống nhất đất nước. Đó là những thắng lợi trọng đại tạo lập điều kiện đưa đất nước bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển mạnh mẽ dưới các vương triều Lý (1010- 1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), và Lê (1428-1527) với tên nước Đại Việt (Đại ngu dưới triều Hồ) và kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Đó là kỷ nguyên văn minh Đại Việt và nền văn hóa Thăng Long rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.

Trong hoàn cảnh độc lập và phát triển, nền văn hóa dân tộc cùng bước vào thời kỳ phục hưng. Di sản văn hóa cổ truyền được kế thừa và nâng cao trên cơ sở lao động sáng tạo của nhân dân và giao lưu văn hóa với nước ngoài.

Trong 5 thế kỷ phục hưng này, nước Đại Việt cũng phải nhiều phen cầm vũ khí chống ngoại xâm, lập nên nhiều vũ công hiển hách. Đó là kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075-1077) dưới triều Lý do Lý Thường Kiệt lãnh đạo, ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287-1288) dưới triều Trần và vị thống soái kiệt xuất là Trần Quốc Tuấn.

Kháng chiến chống Minh năm 1406-1407 do triều Hồ lãnh đạo bị thất bại và đất nước bị triều Minh đô hộ trong 20 năm (1407-1427). Nhưng trong thời Minh thuộc đó, nhân dân ĐạiViệt nổi dậy khởi nghĩa gần như liên tục, và cuối cùng, khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) do Lê Lợi - Nguyễn Trãi tổ chức và lãnh đạo đã hoàn thành sứ mạng giải phóng dân tộc, bảoảmm cho đất nước tiếp tục những trang sử của kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nêu cao ước vọng của dân tộc : “mở nền muôn thuở thái bình”.

Hòa cùng dòng chảy lịch sử của dân tộc, tại Thanh Hóa cũng diễn ra nhiều sự kiện, cuộc khởi nghĩa đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của bọn phong kiến phương bắc và tiến tới xây dựng đất nước độc lập chủ quyền. Và đặc biệt gắn với những thành tựu trong công cuộc đấu tranh đó hiện nay còn lưu lại các di tích lịch sử văn hóa có giá trị to lớn của dân tộc.

* Đền thờ Mai An Tiêm

Ngôi đền nhỏ đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn. Hàng năm lễ hội Mai An Tiêm diễn ra tưng bừng náo nhiệt từ 12 - 15 tháng 3 âm lịch.

* Di tích đền Bà Triệu

Đền Bà Triệu tọa lạc tại xã Phú Điền huyện Hậu Lộc. Hiện nay lăng tháp vẫn còn, tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp.

Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, nhưng nhân dân quen gọi là Bà Triệu với lòng kính cẩn, nhớ công ơn bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ thứ 3. Vào khoảng năm 220, Cửu Chân thuộc

quyền cai trị của Ðông Ngô (một trong 3 nước thời Tam Quốc), trong xứ không kể Nghệ An, Hà Tĩnh nữa, có chừng 3 vạn hộ. Bà Triệu tức Triệu Thị Trinh, người Quân Yên (huyện Yên Ðịnh), 20 tuổi, lập căn cứ ở Núi Nưa (Triệu Sơn), hội quân với 3 anh em họ Lý ở Bồ Ðiền (tức Phú Ðiền, huyện Hậu Lộc) cùng tiến đánh quận sở Tư Phố đại thắng. Hầu hết các huyện lỵ, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Ðức, Nhật Nam (2 quận nay là vùng Nghệ Tĩnh - Quảng Bình) bị nghĩa quân đánh hạ, các thái thú, huyện lệnh và huyện trưởng bị giết... nền đô hộ của nhà Hán ở Giao Châu hơn 330 năm bị lật đổ.

Vào Sáng 28-3-2005, lễ khởi công tu bổ, phục hồi quần thể di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đền Bà Triệu (anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh) đã diễn ra tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

* Đền thờ Lê Ngọc

Đền hiện tại Đồng Pho, xã Ðông Hoà huyện Ðông Sơn. Lê Ngọc (còn gọi là Lê Cốc) cùng với 4 người con lật đổ quan cai trị của nhà Tuỳ (Trung Quốc) đóng ở Ðông Phố (tức Ðồng Pho, xã Ðông Hoà huyện Ðông Sơn ngày nay), gọi là kinh đô Trường Xuân, tự quản Cửu Chân chống lại nhà Ðường cho đến đầu thế kỷ VI. Ðến thế kỷ VII, Cửu Chân gồm 6 huyện có 16.100 hộ (quận Giao Chỉ có 30.000 hộ) khoảng 84.000 nhân khẩu, thuộc xứ An Nam (tên An Nam thay cho Giao Châu bắt đầu từ đây). Quận sở là Ðông Phố (tức là Ðồng Pho). Năm 759, quân Mã Lai cướp phá Châu ái (tên gọi Cửu Chân từ năm 523) bị quan cai trị là Trương Bá Nghi tiêu diệt. Năm 797, quân Mã Lai lại cướp phá Châu ái nữa, xây cả thành, lập nước, nhưng bị quan cai trị là Trương Châu đánh đuổi, san phẳng thành trì thu hồi mọi của cải. Thế kỷ IX, Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo đã rất phát đạt ở Châu ái. Ðạo Nho có anh em Khương Công Phụ, đỗ Tiến sỹ làm quan đến Tể tướng triều đình nhà Ðường, đạo Lão biến các hang động đẹp nhất ở khắp Vĩnh Lộc, Hà Trung,

Nga Sơn làm nơi tu tiên và đạo Phật có các Ðại hoà thượng như Trí Hành và Ðại Thăng Ðăng sang tận Trung Quốc để hành đạo.

* Di tích Kinh đô Trường Xuân

Kinh đô Trường Xuân thuộc thôn Trường Xuân, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Năm 618, Lê Ngọc là thái thú quận Cửu Chân đã phát động nhân dân chống lại nhà Đường. Lê Ngọc tự xưng là Hoàng đế, xây dựng kinh đô ở đây. Ngoài ra, tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia cổ nhất Việt Nam gọi là bia Trường Xuân có tên “Đại Tuỳ Bải an đạo trường chi vi văn”. Có tài liệu nói khởi nghĩa Lê Ngọc diễn ra vào thời nhà Tuỳ.

* Đền thờ Dương Đình Nghệ (làng Giàng, Thiệu Khánh, Thiệu Hóa)

Dương Đình Nghệ là thuỷ tổ của dòng họ Dương ở vùng đất ngã ba sông mà dân gian vẫn gọi là Ngã Ba Đầu. Dòng họ này đã có công khai phá và có vị thế ở vùng Dương Xá và họ Dương đã sớm trở thành tên gọi của một làng. Thế kỷ thứ X, họ Dương đã là một dòng họ lớn, với vị hào trưởng Dương Đình Nghệ có thế lực trong vùng mà sử sách ghi là trong nhà có tới hàng nghìn người là con nuôi, tôi tớ, thực khách,… Dương Đình Nghệ là người văn võ song toàn, được Khúc Thừa Dụ trọng dụng và là một bộ tướng của họ Khúc, nắm giữ một lực lượng quân sự quan trọng.

Khi mất ông được tôn làm Phúc thần. Tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân đã lập đền thờ hương khói quanh năm. Câu đối ở đền thờ đã ca ngợi chí khí, oai danh lừng lẫy của ông: “Dưỡng tam thiên nghĩa tử dĩ phục thù

đằng đằng sát khí. Chưởng bát vạn hùng sư nhi xuất chiến lẫm lẫm uy danh”.

(Nuôi ba vạn con nuôi khí mạnh vô cùng. Cầm tám vạn quân ra trận oai danh lừng lẫy).

Đền thờ Dương Đình Nghệ với quy mô lớn được xây dựng theo kiểu “Thượng sàng - hạ mộ” đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Vào mùa xuân hàng năm, nhân dân khắp nơi nô nức về dự lễ hội. Lễ hội đền thờ anh hùng dân tộc Dương Đình Nghệ là một trong những lễ hội lớn thu hút đông đảo khách thập phương về dự.

* Di tích lịch sử kiến trúc Lê Hoàn

Di tích lịch sử kiến trúc Lê Hoàn tại xã Xuân Lập, gồm: đền thờ, lăng Hoàng Khảo, lăng Quốc Mẫu, lăng bố nuôi Lê Ðột và đền sinh thánh.

Ngôi đền nằm trên khu đất cao, rộng chừng 2ha có kiến trúc theo kiểu chữ Công. Ngoài ra còn cổng Nghinh Môn ở phía trước và hai tấm bia đá ghi về những người cung tiến dựng đền.

Lê Hoàn (Lê Đại Hành) (941 - 1005), là một nhân vật lịch sử lớn - một anh hùng dân tộc giữ vai trò vô cùng quan trọng và có những cống hiến vĩ đại cho lịch sử đất nước hồi nửa cuối thế kỷ X. Ông quê xã Xuân Lập, Thọ Xuân, từ một người lính bình thường, ông đã lập được nhiều chiến công, được Đinh Bộ Lĩnh giao cho làm Thập đạo tướng quân tổng chỉ huy quân đội. Năm 980, trước xự xâm lược của quân Tống, ông được quân sĩ vŕ triều đěnh Hoa Lư tôn làm hoàng đế. Sự nghiệp của ông gắn liền với công cuộc “bình Chiêm phá

Tống”, với sự tồn tại và phát triển của nhà nước Đại Cồ Việt vững mạnh, tạo

nên bước ngoặt lớn cho lịch sử dân tộc bước sang kỷ nguyên Đại Việt huy hoàng vào đầu thế kỷ XI.

* Đền thờ Lê Văn Hưu

Đền thờ Lê Văn Hưu thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ông là người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay ở đó vẫn còn

phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông.

Năm 1247, thi đỗ bảng nhãn. Tháng giêng năm Thiệu Long thứ XV nhà Trần (năm 1272), làm hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện quán tu và hoàn thành bộ sử Ðại Việt sử ký gồm 30 quyển. Ông không chỉ là nhà viết sử lỗi lạc đầu tiên của nước nhà mà còn là nhà quân sự với chức thượng thư bộ binh kiêm chưởng sử, tước Nhân uyên hầu.

* Khu di tích thành nhà Hồ (1400 - 1407)

Thành nhà Hồ, hay còn được gọi là thành Tây Ðô. Thành được xây

dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa, cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Nhưng nhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400-1406).

Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất. Các nhà khảo cổ học, nhà sử học cho rằng nơi đây vẫn đang hiện hữu nhiều di tích kiến trúc và di tích khảo cổ học như: Hai vòng thành, hào bao quanh thành nội; dấu vết nền móng các kiến trúc cung điện, dinh thự bên trong thành nội; con đường đá từ cửa Nam thành đến đàn Nam Giao; dấu phế tích đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn,… Hiện nay, thành nhà Hồ đang được tiến hành khai quật và đệ trình lên UNESCO.

Bên cạnh đó, nhà thờ họ Hồ nằm trên địa phương cũng được xây dựng lại trang trọng và bảo tồn.

* Di tích lịch sử trong những năm chống nhà Minh(1418 - 1428)

Mùa xuân, tháng Giêng ngày mồng 2 năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi cùng với những người tài giỏi trong cả nước khởi nghĩa ở Mường Chính (nay là huyện lỵ Lang Chánh) tiến về Khả Lam (tức Lam Sơn) bắt đầu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) giải phóng đất nước. Lê Lợi xưng là Bình Ðịnh Vương, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân). Bình Ðịnh Vương chiến đấu ở Thanh Hoá 6 năm, các trận đánh lớn diễn ra ở Lam Sơn, Mường Một (vùng Bát Mọt, huyện Thường Xuân ngày nay), Mường Chính, Bến Bổng (vùng thượng du sông Âm), Ba Lẫm (vùng Chiềng Lẫm, huyện Bá Thước ngày nay), Kình Lộng (vùng Cổ Lũng, huyện Bá Thước),úng ải (vùng đèo Thiết ốvùng đèo thiết ống, huyện Bá Thước), Sách Khôi (ở khoảng giữa huyện Bá Thước và huyện Hoàng Long - Ninh Bình và huyện Thạch Thành - Thanh Hoá), Ða Căng (vùng Thọ Nguyên, Thọ Xuân), có trận phía địch có tới 10 vạn quân như ở Kình Lộng. Mùa đông năm 1424, Bình Ðịnh Vương tiến quân vào Nghệ An theo kế sách của Nguyễn Chích. Mùa thu năm 1426, quân khởi nghĩa tiến ra Bắc bao vây Ðông Quan. Ngày 17 tháng 9 năm Bính Ngọ (1426), Bình Ðịnh Vương đến Lỗi Giang (vùng đất các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc ngày nay) chỉ huy bao vây Tây Ðô. Cuối năm 1426, Bình Ðịnh Vương ra Bắc chỉ huy giải phóng các miền đất Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay), và vây hãm thành Ðông Quan. Ngày 22 tháng một năm Ðinh Mùi (1427), giặc Minh đầu hàng. Mùa xuân năm sau - giặc rút về, đất nước sạch bóng

Một phần của tài liệu Đề tài: Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa ppsx (Trang 29 - 44)