Chuột được nuôi trong hộp nhựa có gắn nắp lưới

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 37 - 38)

2.2.7.2. Xác định kích ứng da (nhạy cảm da) trên chuột

Xác định kích ứng da trên chuột theo hướng dẫn OECD cho các thử nghiệm về Hóa chất 406 – Nhạy cảm da 17/7/1992 [70].

Sau khi được đưa về phòng thí nghiệm, chuột được nuôi ổn định trong 3 ngày, khoảng 24 giờ trước khi tiến hành thử nghiệm, cạo sạch lông ở vùng lưng của chuột, diện tích vùng cạo là 1 cm2 (hình 2.3). Chuột được chăm sóc ở điều

kiện nhiệt độ 25°C ± 3°C, độ ẩm tương đối 40% – 70%. Thử nghiệm được thực hiện trên 03 nhóm chuột gồm:

+ Nhóm chứng âm: gồm 06 con chuột khỏe mạnh (03 con chuột đực và 03 con chuột cái). Chất tiếp xúc gây nhạy cảm là nước cất, chất thử thách là nước cất.

+ Nhóm thử nghiệm: gồm 20 con chuột khỏe mạnh (10 con chuột đực và con chuột 10 cái). Chất tiếp xúc gây nhạy cảm là vật liệu nano Cu2O- Cu/alginate (dùng nguyên mẫu), chất thử thách là vật liệu nano Cu2O- Cu/alginate (dùng nguyên mẫu).

+ Nhóm chứng dương: gồm 06 con chuột khỏe mạnh (03 con chuột đực và 03 con chuột cái). Chất tiếp xúc gây nhạy cảm là 2,4-dinitrochlorobenzene với nồng độ 8 mg/mL, chất thử thách là 2,4-dinitrochlorobenzene với nồng độ là 4 mg/mL.

Bôi 2 g chất thử/kg trọng lượng cơ thể chuột lên vùng da đã cạo lông. Các thời điểm tiếp xúc gây nhạy cảm là ngày 0, ngày 7 và ngày 14. Thời điểm thử thách là ngày 28.

Theo dõi các biểu hiện phản ứng nhạy cảm da (ban đỏ, phù nền hoặc các thay đổi khác trên da) của chuột trong 24 giờ và 48 giờ sau khi thử thách và đánh giá tỷ lệ nhạy cảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)