Lý luận cơ bản về công tác quản lý thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường của đội quản lý thị trường số 23, huyện đan phượng, hà nội (Trang 28)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Lý luận cơ bản về công tác quản lý thị trƣờng

1.3.1 Vị trí, vai trò của Quản lý thị trƣờng

Phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mở rộng hội nhập với thế giới bên ngoài, bên cạnh mặt đƣợc - thị trƣờng hàng hoá phong phú, sống động, mua – bán thuận tiện, sức mua tăng,… chúng ta phải đƣơng đầu với hàng loạt các vấn đề thuộc về mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng: đó là tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, gian lận thƣơng mại… và một số tệ nạn xã hội khác. Đây là những vấn đề nhức nhối chung của mọi quốc gia và mặt trái này còn tồn tại lâu dài và song hành với quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng nhất là trong điều kiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nƣớc ta chủ trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nƣớc nhằm mục đích phát huy tính ƣu việt của nền kinh tế thị trƣờng, phát huy tiềm năng sẵn có của đất nƣớc và nội lực của nền kinh tế, tranh thủ kinh nghiệm và vốn của các nƣớc phát triển để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, bền vững nhằm mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020.

16

Quản lý thị trƣờng là một trong những nội dung của Quản lý nhà nƣớc, trong đó tổ chức quản lý thị trƣờng là bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức nhà nƣớc, là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong việc xây dựng và bảo vệ nền kinh tế thị trƣờng nƣớc ta phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Thông qua vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, ngăn chặn và hạn chế mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, quản lý thị trƣờng góp phần cùng các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nƣớc đấu tranh chống các hành vi: đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc, quyền lợi ích chính đáng của ngƣời sản xuất - kinh doanh hợp pháp và của ngƣời tiêu dùng, góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nƣớc, làm cho thị trƣờng hoạt động thông suất, cạnh tranh lành mạnh.

1.3.1.1. Vai trò chống buôn lậu, kinh doanh hàng cấm

Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa mà Nhà nƣớc cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của Hải quan.

Hàng hóa nhập lậu gồm:

- Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm dừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng.

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, hoặc gian lận số lƣợng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.

17

- Hàng hóa nhập khẩu lƣu thông trên thị trƣờng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhƣng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn.

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhƣng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhƣng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Buôn lậu xuất hiện trƣớc hết là do những mâu thuẫn cơ bản của sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đó là sự lạc hậu về kinh tế, tình trạng không đồng nhất giữa các nƣớc, nhất là các nƣớc trong khu vực về sức sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa, đặc biệt là trong điều kiện quốc tế hóa việc phân công lao động sản xuất mang tính chuyên môn hóa đã làm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giá thành hạ, sự chênh lệch quá lớn về giá thành sản phẩm giữa các nƣớc trong khu vực tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cho ngƣời làm lƣu thông hàng hóa. Đây chính là điều kiện sâu xa làm cho buôn lậu tồn tại và phát triển nhƣ một tất yếu khách quan.Trong khi nền kinh tế nƣớc ta còn nhiều khó khăn, thì trong những năm gần đây phần lớn các nƣớc trong khu vực lại có mức tăng trƣởng kinh tế cao, sản xuất phát triển hàng hóa mạnh; do vậy đã tạo ra sự chênh lệch khá cao về về giá cả hàng hóa giữa thị trƣờng ở trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực. Sự chênh lệch đó chính là động lực cơ bản để buôn lậu ở Việt Nam tồn tại và phát triển trong những năm gần đây. Bên cạnh không loại trừ âm mƣu sâu xa dùng kinh tế để phong tỏa, gây sức ép đối với nƣớc ta từ nhiều phía, tìm mọi cách để đƣa càng nhiều hàng hóa vào Việt Nam càng tốt nhằm cạnh tranh bóp chết nền sản xuất của ta; khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu thô chƣa qua chế biến làm cho tài nguyên trong nƣớc kiệt quệ.

18

Buôn lậu đã xâm hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, nền kinh tế quốc dân, phá vỡ kỷ cƣơng xã hội, gây cản trở đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Tâm lý làm giàu bất chính đã lũng đoạn, chi phối, thúc đẩy ngƣời dân chạy theo đồng tiền, bất chấp mọi kỷ cƣơng, phép nƣớc và các chuẩn mực đạo đức. Nguy hại hơn buôn lậu còn là "ngƣời bạn đồng hành" với tham nhũng, làm suy thoái đạo đức, nhân cách của hàng ngàn cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong tổ chức Đảng và bộ máy nhà nƣớc và ở các cấp.

Với tính chất nghiêm trọng và những ảnh hƣởng xấu của buôn lậu tới nền kinh tế, xã hội, văn hóa của quốc gia, quản lý thị trƣờng là lực lƣợng nòng cốt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu trên thị trƣờng nội địa luôn đặt nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu lên hàng đầu, là mục tiêu hoạt động củangành.

1.3.1.2. Vai trò chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng, vi phạm sở hữu trí tuệ vi phạm sở hữu trí tuệ

Sản xuất, kinh doanh hàng giả là hành vi sản xuất, buôn bán các loại hàng hóa không có giá trị sử dụng, không đúng với quy chuẩn chất lƣợng mà ngƣời sản xuất công bố, hoặc dùng bao bì, tem, nhãn giả.

Hàng giả bao gồm các hàng hóa sau:

- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

- Hàng hóa có hàm lƣợng, định lƣợng chất chính hoặc tổng các chất chính hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

19

- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, vật nuôi không có dƣợc chất; có dƣợc chất nhƣng không đúng với hàm lƣợng đã đăng ký; không đủ loại dƣợc chất đã đăng ký; có dƣợc chất khác với dƣợc chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lƣợng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác, giả mạo tên thƣơng mại hoặc tên thƣơng phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác.

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

- Hàng giả mạo về SHTT: là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng sao chép hàng lậu. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Hàng sao chép hàng lậu là bản sao đƣợc sản xuất mà không đƣợc phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

- Tem, nhãn, bao bì giả.

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, hàng vi phạm SHTT là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ nhƣ ảnh hƣởng đến sức khỏe, tài chính của ngƣời tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của ngƣời tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trƣờng hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính. Do vậy cùng với

20

hoạt động chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, lực lƣợng quản lý thị trƣờng luôn là lực lƣợng tiên phong trong hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng, vi phạm SHTT trên thị trƣờng nội địa, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi ngƣời tiêu dùng, bảo vệ thƣơng hiệu cho các nhà sản xuất chân chính.

1.3.1.3. Vai trò chống gian lận thƣơng mại

Gian lận thƣơng mại là hành vi gian lận thể hiện thông qua mua bán, trao đổi dịch vụ hàng hóa, cân đo, đong đếm không đúng,… mục đích của hành vi này nhằm thu lợi bất chính. Các đối tƣợng lừa dối cơ quan chức năng nhà nƣớc để thực hiện hành vi gian lận của mình, nhƣ hàng hóa nhiều khai ít, ít khai nhiều, hàng có thuế xuất cao khai thấp, khai không đúng chủng loại để nhằm trốn thuế.

Trong dân gian, gian lận thƣơng mại gắn liền với thành ngữ "Buôn gian, bán lận" và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khoé lừa lọc khách hàng hoặc ngƣời khác để thu lời bất chính. Hành vi "buôn gian, bán lận" trong dân gian đƣợc hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản nhƣ: hàng xấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu thuế. Hành vi gian lận thƣơng mại trƣớc hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhƣng hành vi gian lận này phải đƣợc thể hiện trong lĩnh vực thƣơng mại thông qua đối tƣợng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thƣơng mại là các chủ hàng, có thể là ngƣời mua, ngƣời bán cũng có khi là cả ngƣời mua và ngƣời bán. Mục đích của hành vi gian lận thƣơng mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.

Gian lận thƣơng mại có ảnh hƣởng xấu tới ngƣời tiêu dùng, tới thị trƣờng và nền kinh tế không khác gì so với buôn lậu và sản xuất, kinh doanh hàng giả. Hoạt động chống gian lận thƣơng mại cũng vì thế mà khó khăn, phức tạp không kém, với vai trò quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại thì chống gian lận thƣơng mại cũng là một nhiệm vụ tất yếu của lực lƣợng quản lý thị trƣờng.

21

1.3.2. Tính chất đặc điểm hoạt động Quản lý thị trƣờng

Hoạt động quản lý thị trƣờng liên quan đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, đến con ngƣời trong xã hội, do vậy có những tính chất, đặc điểm cơ bản là:

- Thƣờng xuyên đụng chạm đến lợi ích kinh tế của thƣơng nhân và mọi tầng lớp dân cƣ, kể cả dân nghèo đƣợc bọn “đầu nậu” thuê mƣớn để mang thuê, vác mƣớn; có những trƣờng hợp đã va chạm đến lợi ích của bạn bè, ngƣời thân… do vậy không dễ dàng nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của mọi ngƣời, kể cả của chính quyền ở một số địa phƣơng ( vì lợi ích cục bộ của mình) đã làm ngơ hoặc không tạo điều kiện cho quản lý thị trƣờng hoạt động.

- Phải đƣơng đầu với bọn buôn lậu, làm hàng giả có tổ chức, hoạt động theo kiểu Mafia, có phƣơng tiện hiện đại, nhiều khi có vũ khí, vì rắp tâm bảo vệ cho đƣợc lợi ích kinh tế của mình, bọn làm ăn phi pháp chống đối quyết liệt, không từ một thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nào.

- Hoạt động của quản lý thị trƣờng không theo thời gian hành chính: vì bọn buôn lậu hoạt động không theo một quy luật nào, chúng thƣờng tận dụng mọi kẽ hở về không gian, thời gian, theo dõi chặt chẽ, nắm bắt quy luật hoạt động của các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát để vận chuyển hàng lậu; và để đối phó lại với hoạt động của bọn buôn lậu, các cán bộ, công chức quản lý thị trƣờng phải luân phiên thay nhau kiểm tra, kiểm soát, hoạt động không kể giờ giấc, ngày đêm, các ngày chủ nhật, lễ, tết cũng không đƣợc nghỉ; công việc khá vất vả và ít có thời gian để chăm sóc gia đình, con cái…

- Vì mục tiêu lợi nhuận, ngƣời sản xuất – kinh doanh tìm mọi kẽ hở của luật pháp để khai thác mhằm mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thời trong quá trình hội nhập, trên thị trƣờng nƣớc ta không chỉ có các thƣơng nhân, doanh nghiệp trong nƣớc mà còn có cả thƣơng nhân và doanh nghiệp nƣớc ngoài, do đó yêu cầu công tác quản lý thị trƣờng đòi hỏi lực lƣợng quản lý thị trƣờng không

22

chỉ am hiểu sâu sắc về luật pháp, tinh thông về nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết các kiến thức về kinh tế, xã hội, kể cả thông lệ quốc tế để thích ứng với công tác Quản lý thị trƣờng trong điều kiện nƣớc ta mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài.

1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trƣờng

Cơ quan quản lý thị trƣờng đƣợc tổ chức từ trung ƣơng đến địa phƣơng: Cục quản lý thị trƣờng trực thuộc Bộ Công thƣơng, Chi cục quản lý thị trƣờng các tỉnh, thành phố trực thuộc Sở Công thƣơng các tỉnh, thành phố, Đội quản lý thị trƣờng trực thuộc Chi cục quản lý thị trƣờng các tỉnh, thành phố. Do đó tùy từng cấp quản lý mà có những nhiệm vụ và quyền hạn riêng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý thị trường:

- Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, quy chế kiểm soát thị trƣờng, các chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trƣờng các cấp để Bộ Thƣơng mại trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.

- Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng. Đề xuất với Bộ trƣởng các chủ trƣơng, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật các chính sách, chế độ trong lĩnh vực quản lý thị trƣờng

- Phát hiện và đề xuất với Bộ trƣởng đình chỉ, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách, quy định do các ngành, các cấp ban hành trái với các quy định của pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường của đội quản lý thị trường số 23, huyện đan phượng, hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)