Thực trạng sử dụng các công cụ quản lý tài chính tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố hà nội trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo (Trang 59 - 63)

trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước: 2.3.1.1. Giao quyền tự chủ tài chính 2.3.1.1. Giao quyền tự chủ tài chính

Triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính có Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trường theo từng loại hình đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ. Tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tự chủ cho các đơn vị còn mang tính hình thức khi phân bổ kinh phí hàng năm không căn cứ vào kinh phí tự chủ phần thực hiện để giao cho các đơn vị, nếu tính theo số đề nghị quyết toán thì mức độ tự chủ đều tăng hơn so với dự toán giao.

2.3.1.2. Cơ chế, chính sách trong việc tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng nguồn thu học phí, lệ phí.

- Về loại thu học phí, theo quy định hiện hành có học phí chính quy và học phí giáo dục thường xuyên, ngoài ra còn có học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự hướng dẫn cụ thể, thống nhất về hạch toán nộp thuế đối với các loại học phí (giáo dục không thường xuyên; bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn; học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao) nên trong tổ chức thực hiện còn có nhiều bất cập mỗi đơn vị ban hành mức thu và nội dung khác nhau.

- Về việc học lại, học cải thiện kết quả học tập thực hiện theo quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 và Quyết định 25/2006/QĐ- BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do chưa có hướng dẫn cụ thể nên các số trường đã tự quy định mức thu học lại, cải thiện điểm.

2.3.2. Lập kế hoạch:

Hàng năm các trường căn cứ vào tình hình thực hiện của năm và dự kiến nhiệm vụ năm kế hoạch để lập để lập kế hoạch thu, chi: đối với nguồn thu thì căn cứ vào quy mô đào tạo, số lượng học sinh, sinh viên và các hoạt động dịch vụ; đối với nhiệm vụ chi dựa vào số liệu chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản… và các nội dung chi tăng thêm do các chính sách mới ban hành. Hiện nay, cơ bản các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Qua khảo sát thực tế cho thấy: vẫn còn một số trường (Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Sư phạm Hà Nội) lập kế hoạch còn chậm so với thời gian quy định của Luật Ngân sách, việc lập kế hoạch thu còn chưa tính toán kỹ lưỡng các cơ sở lập, chưa bám sát các văn bản điều hành, hướng dẫn về lập dự toán của Bộ Tài chính nên dự toán phần thu sự nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ đơn vị lập chưa sát, cụ thể: học phí, lệ phí, thu khác lập thấp hơn nhiều so với thực hiện; lập kế hoạch chi song không chi tiết mức chi trên một học sinh, sinh viên để làm cơ sở tính toán kinh phí NSNN cấp cho sự nghiệp đào tạo đại học, trên đại học nên dự toán ngân sách chi sự nghiệp đào tạo lập thấp hơn dự toán được Bộ giao.

2.3.3. Qui chế chi tiêu nội bộ:

Hiện nay, quy chê chi tiêu nội bộ của các trường đã quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho công tác quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và trích lập các quỹ, xây dựng qui định về phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận và đơn vị trực thuộc, qui định về góp vốn liên doanh liên kết, vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng hoạt

động sự nghiệp.

- Các kết quả đạt được: Thủ tục hành chính giảm thiểu đáng kể các thủ tục xác nhận và phê duyệt chi tiêu, góp phần cải cách hành chính trong quản lý, Các trường đã có nhiều đổi mới trong hoạt động để mở rộng nguồn thu, cải thiện thu nhập, tăng thu nhập cho người lao động, trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi chăm lo cho người lao động, đây là một cơ chế thực sự đổi mới so với cơ chế trước đây dựa chủ yếu vào kinh phí NSNN cấp, tạo điều kiện để các đơn vị chủ động hơn trong việc tổ chức sắp xếp lao động, bố trí và tuyển dụng lao động theo nhu cầu.

- Một số tồn tại: Viện Đại học Mở Hà Nội xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rất chi tiết nhưng còn nhiều cơ chế chi không thể hiện trong Qui chế chi tiêu nội bộ mà thể hiện bằng các quyết định đơn lẻ (các mức chi cho Ban quản lý, điều hành chương trình và chi thanh toán hướng dẫn Hội đồng bảo vệ Luận văn Thạc sỹ lớp cao học; việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên còn mang tính chất bình quân theo hệ số, chưa thực hiện theo nguyên tắc bình bầu thi đua, người có đóng góp nhiều hưởng nhiều, người đóng góp ít hưởng ít để khuyến khích người lao động phấn đấu trong công tác (Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Đại học Ngoại thương... )

2.3.4. Công cụ hạch toán, kế toán, kiểm toán:

- Hiện nay, công tác hạch toán kế toán trong các trường đại học công lập tự chủ tài chính được thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, ngày 30/03/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, hầu hết các trường đã sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện hạch toán kế toán và có hệ thống sổ sách theo dõi chi tiết từng tài khoản kế toán để theo dõi các nội dung thu, chi. Việc sử dụng phần mềm kế toán đã giúp cho quá trình quản lý tài chính được chi tiết và chính xác.

- Công tác kiểm toán nội bộ tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từng bước đi vào nề nếp, ổn định và bước đầu đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các trường. Lãnh đạo các trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm toán nội bộ nên đã tổ chức triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ tại đơn vị. Tại các trường ( Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Xây dựng…) đã thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán định kỳ hàng năm. Việc kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo các hoạt động thu chi của trường thực hiện theo đúng chế độ tài chính của nhà nước, hạn chế rủi ro thất thoát tài sản và nhằm làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua hoạt động kiểm toán nội bộ cũng tồn tại một số hạn chế như: Viện Đại học Mở Hà Nội không tổ chức công tác kiểm toán nội bộ; các trường có triển khai kiểm toán nội bộ nhưng hầu hết cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ đều là giảng viên hay cán bộ quản lý làm công tác kiêm nhiệm nên không có chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến công tác kiểm toán chỉ mang nặng về hình thức.

2.3.5. Kiểm tra, thanh tra:

Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện thường xuyên và đột xuất cụ thể như sau :

- Kiểm tra, thanh tra thường xuyên :

+ Tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính đều có thành lập ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh tra kiểm tra tất cả các mảng hoạt động của nhà trường trong đó có thanh tra kiểm tra nội bộ định kỳ về tài chính.

+ Hàng ngày, kho bạc nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính có nguồn gốc NSNN của các trường thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của các trường.

+ Định kỳ hàng năm các bộ, ngành trực tiếp kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm cho các trường. Đặc biệt, nhà nước đã quy định thực hiện công khai tài chính, công khai phân bổ và sử dụng NSNN hàng năm. Điều này không chỉ giúp các trường tự kiểm tra, thanh tra mà còn thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ trong trường học, giúp cho người học kiểm tra và đánh giá về hoạt động thu chi tài chính của nhà trường.

- Kiểm tra, thanh tra đột xuất: Ngoài các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên được thực hiện như trên, công tác kiểm tra, thanh tra đối với quản lý tài chính các trường còn có các đoàn thanh tra đột xuất như: Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và thanh tra của các đơn vị quản lý trực tiếp.

Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính của các trường được nhà nước quan tâm và thực hiện thường xuyên nhằm hướng các hoạt động tài chính của nhà trường thực hiện theo quy định và làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các trường.

2.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính:

Hiện nay các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Các trường thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính không những giỏi về chuyên môn mà còn thành thạo về tin học để khai thác có hiệu quả hệ thống máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính. Tại các trường đại học đã tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính cho bộ máy kế toán và đầu tư xây dựng phần mềm kế toán áp dụng thống nhất trong toàn trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố hà nội trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo (Trang 59 - 63)