1. Quan xung
Vị trí: ở cạnh ngoài góc móng ngón tay đeo nhẫn
Cách lấy huyệt: bàn tay ngửa lên, co ngón đeo nhẫn lại, lấy ở cạnh ngoài gốc móng (về phía ngón út) cách 0,1 thốn, (H. 67)
Cách châm: châm chếch kim, sâu 0,1 thốn, thường chích nặn máu. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: đau đầu, đỏ mắt, hầu họng sưng đau, bệnh nhiệt tính, đánh trống ngực, quai bị, trẻ em tiêu hoá kém, hôn mê cấp tính.
Tác dụng phối hợp: với Trung xung, Uỷ trung trị say nắng.
Vị trí: ở nếp gấp khe ngón út và ngón đeo nhẫn trên mu bàn tay.
Cách lấy huyệt: úp bàn tay, lấy ở cuối nếp gấp khe ngón đeo nhẫn và ngón út, bên ngoài khớp ngón và bàn tay. (H. 67)
Cách châm: châm đứng kim, sâu 0,3 thốn,. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: đau đầu, đỏ mắt, ù tai, hầu họng sưng đau, sốt rét, đau mu bàn tay, sữa không xuống.
Tác dụng phối hợp: với Trung chữ, trị mu bàn tay sưng đỏ; với Ngư tế, trị đau hầu.
3. Trung chử
Vị trí: ở sau khớp ngón và bàn tay số 4
Cách lấy huyệt: úp bàn tay, lấy ở chỗ lõm sau khớp và bàn, trong khe xương bàn 4 và 5 (H67)
Cách châm: châm đứng kim, sâu 0,3 - 0,5 thốn,. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: tai ù, tai điếc, đau đầu, hầu họng sưng đau, ngón tay co duỗi khó, có cảm giác nặng nề sau gáy.
Tác dụng phối hợp: với Dịch môn, trị mu bàn tay sưng đỏ; với Thính cung, hoặc cảm giác nặng nề sau gáy.
Vị trí: ở khớp cổ tay, phía mu bàn tay
Cách lấy huyệt: bàn tay úp, hơi gập cổ tay, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân lớn chính giữa cổ tay (gân cơ duỗi chung), thẳng khe ngón 3 và ngón 4 lên (H. 67)
Cách châm: châm đứng kim, sâu 0,5 thốn. Không cứu Chủ trị: đau cổ tay, đau đầu, mắt sưng đỏ
Tác dụng phối hợp: với Dương khê, Hợp cốc, trị đau cổ tay; với Nội quan, trị rối loạn thần kinh thực vật.