2.1.1 .Về cam kết, ký kết hiệp định
3.1. Nhóm giải pháp về chính sách và thể chế
3.1.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về bản chất của ODA
Vốn ODA chủ yếu là vốn tín dụng, hoàn toàn không phải là viện trợ không hoàn lại hay “tiền chùa” như vẫn bị cố ý hiểu lầm trong một bộ phận không nhỏ cán bộ và người dân. Đặc biệt là sau khi Việt Nam thoát khỏi nhóm nước thu nhập thấp, gia nhập nhóm thấp nhất trong những nước có thu nhập trung bình thì điều kiện ưu đãi giảm đi, điều kiện vay và trả nợ cũng khắc nghiệt hơn (lãi suất cao hơn, ân hạn ngắn hơn, thời gian hoàn trả ngắn hơn so với trước đây). Mặt khác, những điều kiện của bên tài trợ các dự án ODA hầu như không được công khai đề cập đến. Nguyên nhân là ngoài vấn đề hạn chế nhận thức về ODA còn có những sự tế nhị trong quan hệ quốc tế.
ODA nên được coi là nguồn lực có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực trong nước đối với mọi cấp độ thụ hưởng
3.1.2. Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút và sử dụng ODA sử dụng ODA
Vận động ODA được tiến hành thông qua các diễn đàn như hội nghị CG, các hội nghị điều phối viện trợ cùng với các hoạt động đối ngoại của các bộ các tỉnh và thành phố. Vận động ODA được căn cứ vào chiến lược kinh tế - xã hội, Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, chương trình đầu tư công cộng; quy hoạch thu hút và sử dụng ODA: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm; nhu cầu của nhà nước về các nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài; nhu cầu và lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư của các ngành và địa phương và danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở để triển khai vận động trong từng thời kỳ, từng năm. Huy động vốn vay tiếp tục thực hiện theo nguyên tắc vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Tập trung huy động tối đa đối với nguồn vốn vay ODA, hợp lý
đối với nguồn vay ưu đãi nước ngoài và thận trọng đối với các nguồn vay thương mại nước ngoài, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.
Mạnh dạn từ chối các dự án ODA không phù hợp với chiến lược phát triển hoặc có những điều kiện ràng buộc ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế quốc gia.
Đây là công tác phức tạp đòi hỏi cần phải nắm vững chính sách, tiềm năng và thế mạnh của đối tác cũng như chủ trương thu hút và sử dụng ODA của Đảng và Nhà nước phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Ở trong nước, các bộ, ngành, địa phương có thể tiến hành các cuộc hội thảo về ODA trong từng lĩnh vực để có thể đi sâu trình bày nhu cầu và khả năng hấp thụ của phía Việt Nam, thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà tài trợ. Ở ngoài nước, phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông tin, giải thích kịp thời và đầy đủ những chủ trương chính sách mới, nêu phương hướng và những tiến bộ đã đạt được trong các mặt: cơ chế, thủ tục hành chính... Cử các đoàn chuyên gia hoặc liên ngành đi trao đổi tiếp xúc với các đối tác về nhu cầu và khả năng hấp thụ ODA trong tương lai, duy trì mối liên hệ thường xuyên với các nhà tài trợ.
3.1.3. Hoàn thiện các khuôn khổ điều phối ODA
Các thủ tục hành chính cần được cải tiến vì xét về một số góc độ nào đó thì quá trình xác định, chuẩn bị và thực hiện các dự án là kém hiệu quả và phụ thuộc quá nhiều vào các cá nhân tham gia trong quá trình này. Một hệ thống minh bạch và có hiệu quả nhằm xác định trình tự ưu tiên các dự án và phân bổ nguồn vốn ODA giữa các ngành và các vùng có thể được tạo ra khi thực hiện các dự án đầu tư.
Thông qua việc hoàn thiện quy trình điều phối, Chính phủ có thể cung cấp cho các nhà tài trợ những chỉ dẫn về cách phối hợp nguồn vốn ODA với nguồn lực trong nước dựa trên các ưu tiên của quốc gia. Nhờ đó, ý thức làm chủ và tính chủ động của các cơ quan nhà nước cũng sẽ được tăng cường vì nếu không có một sự chỉ dẫn rõ ràng về các mục tiêu đầu tư và phát triển quốc gia thì việc xây
dựng và triển khai các dự án, chương trình ODA có nguy cơ mang tính tuỳ hứng và dễ bị các nhà tài trợ chi phối.
Hơn nữa, những yếu kém trong công tác điều phối và chia sẻ thông tin giữa các bộ và trung ương với địa phương cũng cần phải được khắc phục vì tất cả các công đoạn phối hợp và triển khai thực hiện vốn ODA đều mang tính liên ngành và liên quan nhiều tới công tác quản lý ở cấp cơ sở. Về khuôn khổ pháp lý thì đã có nhiều biện pháp được đưa ra để thúc đẩy tiến độ và tăng cường chất lượng của các dự án ODA. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý vẫn cần phải được củng cố hơn nữa. Đồng thời, cần tiếp tục nâng cao năng lực xây dựng thể chế và tăng cường thực hiện các quy chế hiện hành.
Tiếp tục hài hòa các quy trình, thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ, bao gồm việc thể chế hóa việc thực hiện một số hành động tiến hành trước để rút ngắn thời gian khởi động và chuẩn bị thực hiện dự án ngay sau khi điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi có hiệu lực, đơn giản hóa thủ tục bổ sung và sửa đổi các điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án,…
3.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các dự án ODA
Kiểm tra, kiểm soát là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý và sử dụng ODA. Kiểm tra, kiểm soát được thực hiện đầy đủ có tác động làm giảm tham nhũng, thực hiện tiết kiệm và tăng cường năng lực thực hiện dự án. Thông thường đối với các dự án đầu tư bằng vốn vay, nhà tài trợ thường yêu cầu Chính phủ thuê tư vấn, phối hợp với đối tác và người hưởng lợi tiến hành đánh giá, giám sát dự án. Nhưng công việc này chỉ được thực hiện trong giai đoạn trước và trong khi thực hiện dự án chứ chưa được thực hiện khi dự án hoàn thành. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần phải quan tâm hơn nữa đến kiểm tra, giám sát dự án ở giai đoạn sau dự án, điều này góp phần làm tăng chất lượng và tính bền vững của dự án, tạo khả năng giải ngân nhanh và củng cố niềm tin của nhà tài trợ đối với Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị thực hiện vốn ODA cần phải tăng cường quản lý tài chính, thực hiện tốt chế độ kế toán, hệ thống hoá các văn bản pháp quy tổ chức tập huấn, hướng dẫn các đơn vị có chương trình, dự án ODA thực hiện nghiêm túc. Sau khi dự án hoàn thành các đơn vị thực hiện vốn ODA cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên các báo cáo vốn đầu tư thực hiện và quyết toán vốn đầu tư. Báo cáo quyết toán cần phải được kiểm toán (cả độc lập và nội bộ) để đảm bảo chính xác trước khi gửi đến các cơ quan chức năng thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
Việc đánh giá các dự án đã hoàn thành của cả phía Việt Nam và cả tổ chức viện trợ là cần thiết để xem xét những kết quả đã đạt được và rút ra những bài học cho những dự án tiếp theo. Cần duy trì việc thu thập đầy đủ các báo cáo đánh giá dự án, tiêu chuẩn hoá các báo cáo và thủ tục đánh giá nhằm cung cấp các tài liệu một cách chính xác cho cả hai phía.
3.1.5. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối ở các cấp theo hướng phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động Tổ công tác ODA của Chính phủ thông qua việc nâng cấp Tổ công tác ODA thành Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA do một lãnh đạo Chính phủ làm Trưởng ban.