Công nghiệp, xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 95)

dựng

Dịch vụ

Nguồn:UBND huyện Lục Ngạn [34]

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng giá trị sản xuất theo ngành kinh tế (theo giá hiện hành) năm 2011 ( Đơn vị tính: %)

Trong bảng cơ cấu giá trị ngành cho thấy, tỷ trọng của tất cả các ngành gần như không có sự chuyển dịch qua các năm. Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tạo ra nhiều nhất, không biến đổi nhiều sau 3 năm. Năm 2009 tỷ trọng của ngành là 46,5%, tỷ lệ tăng lên không nhiều vào năm 2010 (47,2%) và đến năm 2011 là 46,8%. Ngược lại, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng giá trị nhỏ nhất, có sự tăng lên theo các năm nhưng không đáng kể. Nếu như năm 2009 tổng giá trị của ngành là 19,8% thì đến năm 2010 và 2011 đã tăng lên là 20,5% và 21,6%. Ngành dịch vụ tương đối ổn định nhưng lại có xu hướng giảm xuống. Sau 3 năm từ năm 2009, 2010 và 2011, ngành dịch vụ có được kết quả lần lượt là 33,7%, 32,3%, 31,6%. Tỷ lệ giảm này không hợp lý với cơ cấu kinh tế thị trường hiện đại. Do cơ cấu ngành kinh tế chưa hợp lý nên dẫn đến cơ cấu lao động còn bất cập, lao động tập trung trong nhóm ngành nông nghiệp là chủ yếu, đây là nhóm ngành mang lại thu nhập chính cho người dân. Ngược lại, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch

vụ lại thiếu lao động, nhiếu công nhất, là thiếu công nhân kỹ thuật tay nghề cao.

Thứ ba, đói nghèo còn do thiếu thị trường.

Chúng ta biết rằng đối với người nghèo thì tất cả các biện pháp cứu trợ chỉ các tác dụng nhất thời, về lâu dài phải giúp họ tự vươn lên đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập bình ổn cuộc sống. Muốn vậy, phải tạo ra thị trường để cung cấp cho họ các yếu tố đầu vào của sản xuất, đồng thời giúp họ trong tiêu thụ sản phẩm. Vì khi có thị trường, họ sẽ tiếp cận được với những thông tin, những yêu cầu về sản phẩm, làm cho sản xuất gắn với tiêu dùng, nhờ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm.

Chính do thiếu thị trường đã dẫn đến tình trạng người nghèo không xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh, không dám mạnh dạn sản xuất hàng hóa, tạo nên tâm lý e ngại, mất khả năng linh hoạt, sáng tạo. Từ đó dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ cấp của nhà nước.

Là một huyện miền núi có tỷ lệ dân tộc thiểu số lớn chiếm 49% trong tổng số dân, lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp (91,6%), xa trung tâm, địa hình đi lại khó khăn nên dân trí thấp là điều dễ thấy ở huyện. Người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin. Mặc dù hiện nay, 30/30 xã, thị trấn đều đã tiến hành chương trình phổ cập tiểu học, phổ cập THCS đúng độ tuổi nhưng theo kết quả điều tra cho thấy gần 90% số người nghèo là những người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. 29/30 xã đã đạt chuẩn phổ cập THCS nhưng tỷ lệ học sinh từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS thấp (80,4%) so với bình quân chung của tỉnh (90%). Tỷ lệ người nghèo tỷ lệ thuận với trình độ học vấn của họ. Bản thân các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khoá quan trọng để thoát nghèo đói. Tuy nhiên chi phí cho giáo dục cũng là một vấn đề lớn đối với người nghèo, đó thực sự là một trở ngại trong quá trình vươn lên để thoát nghèo của họ.

Ở huyện hiện còn đang thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng còn nhiều bất cập trong quá trình đổi mới. Đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, trình độ của các cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế... Đây thực sự là một vấn đề đang đặt ra trong tiến trình XĐGN của huyện.

Từ sự phân tích các nhóm nguyên nhân đã nêu trên, có thể rút ra mấy kết luận sau đây:

- Đói nghèo có nhiều nguyên nhân trong đó trực tiếp và trước hết là nguyên nhân kinh tế vì thế các giải pháp để XĐGN phải bắt đầu từ vấn đề phát triển kinh tế, giúp người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

- Các nguyên nhân gây nên đói nghèo ở Lục Ngạn không tách rời nhau, mà đói nghèo có khi là kết quả của cả 3 nhóm nguyên nhân 1, 2 và 3.

- Các nguyên nhân gây nên đói nghèo, có một số nguyên nhân khá ổn định và có ý nghĩa phổ biến, thay đổi không lớn như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn là những nguyên nhân có tác động mạnh mẽ nhất, phổ biến nhất.

- Các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, có sự thay đổi theo địa phương ở những vùng khắc nghiệt thì tỷ lệ đói nghèo cao, có khi biết làm ăn mà vẫn nghèo đói. Trong trường hợp này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn của Nhà nước để cải tạo và làm chuyển biến căn bản cơ cấu kinh tế.

- Nguyên nhân về thiếu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thông tin liên lạc,... có tính đặc thù rõ nét của từng vùng miền núi, địa hình hiểm trở, bị chia cắt. Ở đây có khi nó lại mang ý nghĩa chủ yếu chi phối các nguyên nhân còn lại. Vì thế càng cần sự hỗ trợ và đầu tư lớn của nhà nước cũng như của các tổ chức quốc tế.

2.3.3. Tình hình xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Lục Ngạn giai đoạn 2006-2010

2.3.3.1. Những kết quả đạt được

Kinh tế huyện huyện Lục Ngạn tăng trưởng khá trong giai đoạn 2005-2010, là yếu tố quyết định nhất đến kết quả XĐGN của huyện, đồng thời việc thực hiện tốt các chương trình phát triển xã hội, nhất là chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia về việc làm, XĐGN, phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135), cũng góp phần tích cực vào giảm nhanh hộ nghèo của huyện.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ, UBND huyện đã ban hành Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (một trong 8 chương trình trọng tâm của giai đoạn), chỉ đạo các nghành, các xã, thị trấn, cụ thể hóa các chương trình, dự án, kế hoạch giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, riêng năm 2009 đã xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, kế hoạch xóa nghèo đối với hộ nghèo là gia đình người có công và Đề án giảm nghèo đối với 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% giai đoạn 2010-2015. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện các dự án và chính sách giảm nghèo (trực tiếp và gián tiếp) đạt 132.410 tỷ đồng. [29]

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện các mục tiêu XĐGN (tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010)

TT Các mục tiêu chủ yếu của chương trình ĐVT Mục tiêu đề ra đến năm 2010 Thực hiện năm 2010 So với mục tiêu chương trình (đạt tỷ lệ %) 1 Tổng số hộ toàn huyện Hộ 46.500 46.500 100 2 Tỷ lệ hộ nghèo % 27 21,7 125,0 5 Hộ nghèo có nhu cầu được

vay vốn % 100 100 100 4 Người nghèo được khám

chữa bệnh % 100 100 100 6 Tạo việc làm cho lao động

(2006-2010) người 9.500 12.420

130,7

Nguồn:UBND huyện Lục Ngạn [36,10]

Chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân:

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; các chế độ, chính sách cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ; các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm động viên hỗ trợ kịp thời, nhất là vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán, vụ giáp hạt...

Chính sách hỗ trợ khắc phục nhà đổ cho nhân dân bị thiệt hại do thiên tai, cải thiện nhà ở cho hộ nghèo của nhà nước được tập trung lớn, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ chính sách nghèo, nhà đoàn kết toàn dân được đẩy mạnh; giai đoạn 2006-2010, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục nhà đổ cho nhân dân bị thiệt hại do thiên tai, nguồn vốn Chương trình 134- hỗ trợ nhà ở cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ- hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, nguồn ủng hộ của các tổ chức và nguồn vận động của các cấp chính quyền, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và toàn thể nhân dân... đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 3.738 nhà ở cho hộ nghèo với tổng trị giá xây dựng đạt 159.520 triệu đồng, trong đó 48.880 tỷ đồng đầu tư của nhà nước và các đơn vị ủng hộ bằng

tiền mặt, 110.640 tỷ đồng ủng hộ bằng vật liệu, ngày công của cộng đồng và kinh phí tự có của hộ nghèo.

Các chính sách về hỗ trợ sản xuất, trợ cước, trợ giá các mặt hàng chính sách được triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ và chất lượng. Quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách kích cầu tín dụng của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây nhà ở khu vực nông thôn.

Quan tâm phát triển kinh tế vùng cao, giúp các hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống, hình thành và phát triển nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả. Đã tổ chức 689 lớp tập huấn, 150 cuộc hội thảo với 142.126 lượt người tham gia về kỹ năng quản lý, sử dụng nguồn vốn vay, phổ biến kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng cho nông dân, trao đổi kinh nghiệm giữa những nông dân sản xuất giỏi với cộng đồng.

Công tác đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động đạt nhiều kết quả tích cực; thông qua Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện, phối hợp, liên kết với các trung tâm đào tạo nghề tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho các đối tượng có nhu cầu. Hàng năm có trên 1.900 lao động được giải quyết việc làm; trong gần 5 năm có trên 1.450 người đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 45,26% (năm 2005) xuống còn 21,7% năm 2010 (vượt 9,3% mục tiêu). Đời sống nhân dân tiếp tục ổn định và từng bước được cải thiện.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, trong hơn 4 năm (tính đến năm 2010), nguồn vốn của các chương trình 134,135, dự án giảm nghèo (WB)...đầu tư 106.060 triệu đồng, xây dựng hàng trăm công trình thuộc kết cấu hạ tầng các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; ngoài ra, các công trình lớn như các tuyến đường Nam Dương-Đèo Gia- Tân Mộc, Phong Vân-Phong Minh-Xa Lý, cụm công trình thủy lợi Hàm Rồng, được nhà nước tập trung đầu tư, một số công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác giảm nghèo của huyện.

Tóm lại, qua hơn 5 năm thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, đã giảm được 1.630 hộ (4,46%); đến nay toàn huyện còn12.503 hộ nghèo, chiếm

27,42% tổng số hộ, đạt 98,47% kế hoạch đề ra năm 2009, đạt 98,47% mục tiêu đề ra năm 2010; có 4 xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 3,3%, 08 xã tỷ lệ hộ nghèo từ 5-25%, 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25-45%, 15 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 47% (5 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 60%). các xã Phượng Sơn, Quý Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Biển Động, Mỹ An, Tân Mộc, Phì Điền, Đèo Gia, Biên Sơn và thị trấn Chũ có thành tích nổi bật trong công tác giảm nghèo. Toàn huyện đã giảm được 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.[32]

Riêng năm 2011, thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững cho 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% của huyện, kết quả đạt được về việc hỗ trợ sản xuất, về công trình thủy lợi, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và các chương trình lồng ghép đều đạt kết quả tốt, đời sống nhân dân các xã nghèo được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ giảm từ 58,62% xuống còn 51,75% (giảm 6,87%) so với năm 2009.

2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Đời sống đồng bào các xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm mạnh, song còn ở mức cao hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh, trong đó có 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. kết quả giảm nghèo chưa bền vững, số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới còn cao, nhiều hộ mới thoát nghèo đời sống còn khó khăn, thu nhập chưa ổn định

Mặc dù đã thoát nghèo nhưng số hộ có kinh tế khá không nhiều do phần lớn lao động nghèo ở nông thôn, miền núi sản xuất nông nghiệp, có thu nhập thấp; kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.

Một số cán bộ thôn, xã và một bộ phận người nghèo chưa chủ động sáng tạo, thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Công tác rà soát thống kê hộ nghèo nhiều xã làm qua loa, thiếu công khai dân chủ, thiếu kiểm tra giám sát dẫn đến xác đinh hộ nghèo thiếu chính xác.

Việc lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội khác với chương trình giảm nghèo ở một số xã còn hạn chế, chưa quan tâm chỉ đạo, nghiên cứu xây dựng các mô hình điểm phù hợp với từng vùng và tập quán sản xuất canh tác của người dân để nhân rộng.

Nguyên nhân của tồn tại trên là do nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo

chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở một số xã thiếu chủ động, chưa đề ra được kế hoạch giải pháp tích cực, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để xóa đói giảm nghèo bền vững, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo còn dàn trải, chưa hợp lý dẫn đến nhiều hộ dân có tư tưởng ỷ nại, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo, thậm chí một bộ phận không muốn được công nhận thoát nghèo để được hưởng chính sách của nhà nước đối với hộ nghèo để được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước đối với họ, đặc biệt là ở vùng cao, vùng dân tộc. Đa số các xã nghèo, các xã vùng cao diện tích đất nông nghiệp bình quân thấp, địa hình không thuận lợi, thời tiết diễn biến bất thường, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trí hạn chế, tập quán sản xuất lạc hậu. Đời sống nhân dân các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn còn rất nhiều khó khăn, chưa khắc phục được.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở LỤC NGẠN GIAI ĐOẠN 2011-2020

3.1. Mục tiêu và phương hướng xóa đói giảm nghèo bền vững của huyện từ nay đến năm 2020

3.1.1. Phương hướng chung

Phương hướng chung là tiếp tục phát huy và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương; phát huy nội lực, tích cực tranh thủ nguồn ngoại lực từ bên ngoài; đẩy mạnh chuyển dịch cấu cấu kinh tế. Tập trung đầu tư, ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển công nghiêp- tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh XĐGN, tạo việc làm;cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân- nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)