Lịnh sử ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 38 - 86)

2.1 Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh

2.1.1. Lịnh sử ra đời và phát triển

BIDV Hà Tĩnh thành lập năm 1965 từ phòng cấp phát của công ty tài chính Hà Tĩnh với tên gọi ban đầu là ngân hàng Kiến thiết tỉnh Hà Tĩnh, do ông Phạm Nha làm trưởng chi nhánh với 10 cán bộ. Nhiệm vụ: cấp phát vốn đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản để góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chi viện cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, bắc nam thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Địa giới hành chính được thay đổi, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được sát nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Cũng từ đó ngân hàng kiến thiết Hà Tĩnh nhập với ngân hàng kiến thiết Nghệ An thành ngân hàng kiến thiết Nghệ Tĩnh, nên Hà Tĩnh chỉ còn lại chi điếm ngân hàng Kiến thiết Thị xã Hà Tĩnh. Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh được tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh được tái lập.

Trải qua quá trình phấn đấu và trưởng thành, trong giai đoạn mới khi BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh chính thức chuyển sang hoạt động theo ngân hàng TMCP thì mục tiêu chiến lược mà BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh đang hướng tới đó là liên tục tăng trưởng và phát triển bền vững và trở thành chi nhánh ngân hàng TMCP hàng đầu tại địa bàn Hà Tĩnh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Tĩnh

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)

Mô hình tổ chức của chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Hà Tĩnh được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.

 Điều hành hoạt động của BIDV Hà Tĩnh là giám đốc chi nhánh.

 Giúp việc giám đốc điều hành chi nhánh có 02 phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của giám đốc chi nhánh theo quy định.

 Các phòng ban chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Hà Tĩnh được tố chức thành các khối với sự phân công nhiệm vụ quản lý của ban lãnh đạo như sau: giám đốc phụ trách khối Quản lý nội bộ và khối QLRR; phó giám đốc 1 phụ trách khối QLKH và khối trực thuộc; phó giám đốc 2 phụ trách khối tác nghiệp.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

Trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung; ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước, tuy nhiên với sự phấn đấu và nỗ lực của chi nhánh nên về

Ban Giám đốc Khối Quan hệ khách hàng Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ -Ph. QLKHDN - Ph. QlKHCN Khối trực thuộc Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng DVKH Phòng QLTT Kho quỹ Phòng Tài chính - KT Phòng TC-HC Phòng KH-TH Tổ Điện toán P. Giao dịch

cơ bản các chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh Hà Tĩnh đều có sự tăng trưởng và phát triển, nhiều chỉ tiêu hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Cụ thể:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ Đồng

Diễn giải 2010 2011 2012 2013

Huy động vốn 1.414 1.788 2.423 2.736

Dư nợ tín dụng 1.285 1.472 1.670 1.933

Lợi nhuận trước thuế 25 32 41 30

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,71 0,2 0,8 0,57

Dư quỹ DPRR 13,8 19,1 35,1 28,7

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

- Huy động vốn: Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng

nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các NHTM cạnh tranh trên thị trường. BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển. Hoạt động huy động vốn là trọng tâm, nhiệm vụ sống còn của toàn thể cán bộ BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh, coi đây là nhiệm vụ hàng ngày, thường xuyên và mỗi cán bộ BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh là một kênh để huy động vốn. Kết quả huy động nguồn vốn của Chi nhánh cụ thể như sau: năm 2011, 2012, 2013 là 24,4%, 35,5% và 13%. Đến năm 2013 dư nợ huy động vốn là 2.736 tỷ Đồng và thị phần huy động vốn chiếm 13,1%. Mặc dù nguồn vốn của BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2013 liên tục tăng trưởng, nhưng thị phần nguồn vốn so với các NHTM vẫn còn khiêm tốn và khá thấp chưa tương xứng với một NHTM nhà nước lớn. Có sự đối nghịch như vậy là do, mặc dù BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh đã không ngừng nâng cao

việc xuất hiện ngày càng nhiều NHTM ngoài quốc doanh trên địa bàn nhỏ hẹp đã làm ảnh hưởng đến thị phần của BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh. Cơ cấu huy động vốn chưa thực sự hợp lý. Thời hạn của nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 85%/tổng nguồn huy động, trong khi nguồn vốn trung và dài hạn chỉ chiếm 15%.

Tín dụng: Giai đoạn 2009-2013 dư nợ tín dụng của BIDV – Chi nhánh

Hà Tĩnh lên tục tăng trưởng khá, tính đến thời điểm hết năm 2013, tổng dư nợ đạt 1.933 tỷ đồng, chiếm 12,0% tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn. Nhìn chung trong giai đoạn này, thị phần dư nợ của BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh thấp, chưa có dấu hiệu của sự tăng trưởng mạnh.

- Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh, VietcomBank có 02 Chi nhánh cấp 1 và 06 Phòng giao dịch; AgriBank có 17 Chi nhánh cấp 1 và 22 Phòng giao dịch; Vietinbank Hà Tĩnh có 01 Chi nhánh cấp 1 và 05 Phòng giao dịch loại 1; trong khi đó BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh thấp chỉ có 01 Chi nhánh cấp 1, 2 Phòng giao dịch loại 1 và 3 Phòng giao dịch loại 2. Điều này cũng ảnh hưởng đến thị phần hoạt động của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh so với các NHTM khác trên địa bàn. Trong thời gian tới BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh cần có kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động, đồng thời có chính sách kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với phát triển, tăng trưởng tín dụng.

- Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo

an toàn hoạt động được chi nhánh chấp hành đúng quy định. Về kết quả kinh doanh hàng năm: lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đều tăng và hoàn thành kế hoạch được giao.

Qua số liệu và đánh giá về tình hình hoạt động qua các năm như trên cho thấy. Với quy mô hoạt động của chi nhánh đang ở mức vừa phải, nhưng với sự nổ lực cố gắng nên quy mô dần dần được cải thiện tốt qua các năm.

2.2 Thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ

phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh 2.2.1 Cơ cấu tín dụng

2.2.1.1 Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

Đơn vị tính: tỷ Đồng

Diễn giải 2010 2011 2012 2013

Nông lâm nghiêp 31 26 55 87

Tỷ lệ (%) 2,41 1,77 3,29 4,5 Sản xuất chế biến 232 263 294 215 Tỷ lệ (%) 18,05 17,87 17,62 11,12 Xây dựng 425 439 525 644 Tỷ lệ (%) 33,07 29,82 31,46 33,32 Thương mại dịch vụ 536 700 725 867 Tỷ lệ (%) 41,71 47,55 43,44 44,85 Tiêu dùng 61 44 70 120 Tỷ lệ (%) 4,76 2,99 4,19 6,21 Tổng dư nợ 1.285 1.472 1.669 1.933 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Qua số liêu trên cho thấy dư nợ tập trung lớn vào các ngành nghề sản xuất chế biến, xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm khoảng 90% so với tổng dư nợ. Các ngành nghề sản xuất chủ yếu vật liệu xây dựng, ngành nghề nông lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào trông cây cao su. Với ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao và đây chủ yếu là khách hàng vay vốn xây lắp công trình, trong những năm qua do nền kinh tế suy thoái, việc thắt chặt đầu tư công nên lĩnh vực xây lắp của hầu như các khách hàng gặp rất nhiều khó khăn luôn đe dọa đến chất lượng hoạt động của chi nhánh, nên với tỷ trọng dư nợ cho vay xây dụng cao như trên là không tốt.

2.2.1.2 Cơ cấu tín dụng theo thời gian

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thời gian

Đơn vị tính: tỷ Đồng Diễn giải 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 1.285 1.472 1.669 1.933 Ngắn hạn 813 946 1.037 1.230 Tỷ lệ (%) 63,3 64,3 62,1 63,6 Trung dài hạn 472 526 632 703 Tỷ lệ (%) 36,7 35,7 37,9 36,4 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh với truyền thống cho vay đầu tư dự án lâu năm và thời gian qua thực hiện đề án tài cơ cấu trong đó phải giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn xuống dưới 45%. Qua số liệu trên cho thấy dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng phù hợp trong mức cho phép chung của toàn hệ thống, dư nợ cho vay trên do giải quyết cho vay các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông (chiếm 63,3% so với dư nợ TDH), thủy điện (chiếm 16% so với dư nợ TDH) và dây chuyền thiết bị sản xuất công nghiệp (chiếm 12% so với dư nợ TDH).

2.2.1.3 Cơ cấu tín dụng theo đối tượng

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng

Đơn vị tính: tỷ Đồng Diễn giải 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 1.285 1.472 1.669 1.933 Doanh nghiệp 1.041 1.199 1.378 1.518 Tỷ lệ (%) 81,0 81,5 82,6 78,5 Cá nhân, hộ gia đình 244 273 291 415 Tỷ lệ (%) 19,0 18,5 17,4 21.5 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Trong cơ cấu tín dụng thì dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm 82%, đến năm 2013 việc chuyển dịch mạnh cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình và dư nợ doanh nghiệp giảm xuống còn 78,5% so với tổng dư nợ. Hiện

nay chi nhánh đang tập trung đẩy mạnh cho vay đối với đối tượng cá nhân, hộ gia đình, vì đây là khách hàng rất tiềm năng với nhu cầu rất lớn và phân tán được rủi ro tín dụng do vay với mức tiền vừa phải.

2.2.2. Thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam chi nhánh Hà Tĩnh

2.2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn của BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh trong những năm gần đây như sau: Bảng 2.5: Nợ quá hạn Đơn vị: tỷ Đồng STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 1 Dư nợ tín dụng 1.285 1.472 1.669 1.933 2 Nợ quá hạn 9,2 55 63 9,7 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 0,72 3,74 3,77 0,50 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Nợ quá hạn của BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010 là do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam đã hồi phục hơn trước, đồng thời với sự cố gắng nỗ lực trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ, nên tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm đáng kể, nợ quá hạn giảm từ 55 tỷ Đồng (cuối năm 2011)

2.2.2.2 Kết quả phân loại nợ

Bảng 2.6: Kết quả phân loại nợ chi nhánh từ năm 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ Đồng

Diễn giải 2010 2011 2012 2013

* Tổng dư nợ 1.285 1.472 1.669 1.933

Nợ đủ tiêu chuẩn 1.250 1.350 1.473 1.866

Nợ cần chú ý 26 112 180 56

Nợ dưới tiêu chuẩn 5,6 0 0,3 0

Nợ nghi ngờ 1 0 2 0

Nợ có khả năng mất vốn 3,6 3,2 11.5 11

* Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,71 0,2 0,8 0,57

* Trích lập dự phòng 13,8 19,1 35,1 28,7

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Qua kết quả trên cho thấy nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý chiếm 99% tổng dư nợ, cho thấy chất lượng tín dụng của BIDV- Chi nhánh Hà Tĩnh tốt. Riêng trong năm 2013 có phát sinh nợ xấu của Công ty CP Gang thép và đã được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro nên nợ xấu được kiểm soát tốt.

2.2.2.3 Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.7: Nợ xấu theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam

Đơn vị: tỷ Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 1.285 1.472 1.669 1.933 Dư nợ xấu 10,3 3,2 13,8 11 Tỷ lệ Nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,71 0,2 0,8 0,57 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

tăng đột biến so với năm trước. Nguyên nhân chính vì khách hàng ngừng sản xuất kinh doanh do thua lỗ, thu hồi không dược vốn nên nợ xấu phát sinh 10 tỷ Đồng.

Đến cuối năm 2013 dư nợ xấu là 11 tỷ Đồng, không tăng so với năm 2010; Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 0,57%, thấp hơn năm 2010 và đạt được mục tiêu ngân hàng đặt ra là dưới 3%.

Tuy nhiên có một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến dư nợ xấu của ngân hàng đó là ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một lượng lớn nợ xấu ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối tài sản. Nếu tính cả số nợ xấu đã xử lý ra ngoại bảng thì dư nợ xấu cuối năm 2013 khoảng là 50 tỷ

Đồng, và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cuối năm 2013 sẽ ở mức 3,88%. 2.2.2.4 Chỉ tiêu về rủi ro mất vốn Bảng 2.8: Dự phòng rủi ro và nợ ngoại bảng Đơn vị: tỷ Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 1.285 1.472 1.669 1.933 * Tổng số dự phòng đã trích 16,4 19,1 35,1 28,5 Trong đó: - Dự phòng chung 10 12,4 13,5 15,8 - Dự phòng cụ thể 6,4 6,7 21,6 12,7 Tỷ lệ DPRR (%) 1,3 1,3 2,1 1,4

* Dư nợ xấu chuyển ra ngoại bảng

(nợ xử lý bằng qũy DPRR) 16 18 16 75

Tỷ lệ nợ ngoại bảng/tổng dư nợ 1,25 1,22 0,96 3,88

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro

cụ thể tăng cao và cụ thể năm 2012 tăng gấp 3,4 lần so với năm 2010 bởi vì nợ cần chú ý và nợ xấu có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh so các năm trước. Sang năm 2013 số dự phòng cụ thể đã giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao, việc trích lập dự phòng rủi ro ngày càng cao thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh có sự gia tăng.

Tỷ lệ nợ ngoại bảng

Tỷ lệ nợ ngoại ngoại bảng các năm 2010 đến 2012 ở mức 1%, do giai đoạn này không phải xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro. Tuy nhiên sang năm 2013, tỷ lệ nợ ngoại bảng tăng lên 3% so năm 2012 tương đương chuyển ra ngoại bảng năm 2013 tăng 50 tỷ so với năm trước, đây là khoản nợ của Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh do khủng hoảng kinh tế kéo dài nên khách hàng không tiếp tục đầu tư vào dự án nên nợ xấu phát sinh 50 tỷ đồng không có khả năng thu hồi và để chủ động kiếm soát rủi ro nên chi nhánh đã xử lý chuyển ra ngoại bảng. Trong các khoản nợ xấu chuyển ra ngoại bảng trên chủ yếu là nợ không có khả năng thu hồi do doanh nghiệp ngừng sản xuất vì các khoản có khả năng thu được Chi nhánh đã thu rồi, nên hiện nay việc thu hồi hiện nay chỉ là tận thu và không đáng kể.

Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu các NHTM trên địa bàn 2011-2013. Đơn vị: Tỷ VND Năm Ngân hàng 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Nợ xấu Tỷ lệ NX/Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ NX/Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ NX/Dư nợ Vietinbank - CN Hà Tĩnh 1,3 0,09 % 24,43 1,4 % 1,62 0,08 % Agribank – CN Hà Tĩnh 179,2 2,3 % 99,9 1,51 % 146, 8 2,58% BIDV – CN Hà Tĩnh 3,2 0,2 % 13,8 0,8 % 11 0,57 % Vietcombank- CN Hà Tĩnh 87,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 38 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)