7. Kết cấu của đề tài
3.3. Đề xuất bộ chỉ số KPI cho các phòng ban
3.3.4. KPI với phòng đàm
Là tỷ lệ giữa số cuộc gọi xử lý thành công với tổng số các cuộc gọi tới từ khách hàng.
Tổng số cuộc gọi trong ngày
Tỷ lệ xử lý các cuộc gọi không thành công
Là tỷ số giữa số cuộc gọi xử lý không khiến khách hàng hài lòng với tổng số cuộc gọi trong ngày.
Chỉ số về số nhân viên xử lý các cuộc gọi thiên vị
Là tổng số nhân viên trong phòng xử lý các cuộc gọi thiên vị (cuộc gọi ứng với khách hàng tiềm năng thì chuyển cuộc gọi cho lái xe người nhà…)
Tỷ lệ lái xe bị phạt
Là tỷ số giữa số lái xe bị phòng đàm phạt do vi phạm quy định của công ty với tổng số lái xe trong toàn công ty.
Số nhân viên mắc lỗi
Là tỷ số giữa số nhân viên mắc lỗi trong quá trình xử lý công việc với tổng số nhân viên trong phòng đàm.
Chỉ số điều tiết nhân sự giữa các ca
Là tỷ số giữa số ca làm việc thiếu nhân sự so với tổng số ca làm việc trong tháng.
Chỉ số về giờ đào tạo nhân sự
Là tỷ số giữa số giờ đào tạo nhân sự thực tế với số giờ đào tạo kỳ vọng. Chỉ số hiệu quả đào tạo
Là tỷ số giữa số nhân viên thuần thục quy trình làm việc và xử lý công việc tốt sau thời gian đào tạo so với tổng số nhân viên được đào tạo.
Trên đây là bộ chỉ số KPI đề xuất cho các phòng ban, tùy vào tình hình cụ thể, nếu yếu tố công việc nào nhân viên hay vi phạm, hoặc không hoàn thành theo kỳ vọng, ta sẽ lấy chỉ số KPI tương ứng để áp dụng vào quá trình đánh giá nhằm giúp nhân viên hoàn thiện mình, hoàn thiện công việc với độ tối ưu và hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng quy chế lương, thưởng theo mô hình 3P sẽ giúp công ty cổ phần Vân Sơn xác định mức lương theo đúng vị trí công việc, năng lực và hiệu quả công việc của từng nhân sự dựa trên việc đánh giá áp dụng bộ chỉ số đo lường KPI (do doanh nghiệp tự xây dựng). Giúp nhân viên trong công ty cảm thấy mức thu nhập thực tế của họ xứng đáng với năng lực, với những gì họ đã cống hiến cho công ty và nó thể hiện tính công bằng trong việc trả lương.
Bên cạnh đó, quy chế lương thưởng theo mô hình 3P giúp công ty cổ phần Vân Sơn giải quyết được nhiều vấn đề rất quan trọng trong việc khuyến khích, động viên nhân viên và đây cũng là cơ sở rất quan trọng để thu hút, giữ nhân tài vì vấn đề lương là một trong những vấn đề cốt lõi liên quan đến việc quản lý nguồn nhân lực trong công ty.
Quy chế lương, thưởng theo mô hình 3P không chỉ được áp dụng trong công ty cổ phần Vân Sơn, mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng thành công tại các doanh nghiệp khác. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất các sản phẩm hữu hình.
Có thể nói, quy chế trả lương, thưởng theo mô hình 3P là quy chế trả lương hiện đại, chuyên nghiệp. Nó phản ảnh thực chất hiệu quả công việc của người lao động trong suốt quá trình lao động tại doanh nghiệp.
Tóm lại, muốn doanh nghiệp thực sự tồn tại và phát triển theo định hướng, mục tiêu của ban lãnh đạo thì doanh nghiệp phải áp dụng các phương pháp, hình thức quản lý tiên tiến, hiện đại vào doanh nghiệp. Tạo cho doanh nghiệp một nét văn hóa riêng, nơi phản ánh một cách trung thực nhất giá trị, công sức mà người lao động đã bỏ ra đồng thời cũng là tác nhân để truyền lửa, khuyến khích người lao động đóng góp công sức của mình vào sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Và một trong những tác nhân có tác động tích cực tới tư duy, hiệu quả lao động của người lao động đó là quy chế trả lương, thưởng theo mô hình 3P. Để phát huy hơn nữa hiệu quả, tác dụng của mô hình này, đòi hỏi trong quá trình triển khai doanh nghiệp không ngừng đánh giá, cải tiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê,
Hà nội.
2. Nguyễn Văn Điểm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân
lực, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.
3. Lê Quân (2008), Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá thành
tích của doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.
4. Hoàng Hoa Sơn (2007), Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và 151 câu hỏi đáp, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà nội.
5. Nguyễn Tiệp, Lê Thanh Hà (2007), Giáo trình tiền lương - tiền công, Nhà
xuất bản lao động -xã hội, Hà nội.
6. Nguyễn Hữu Thân (2007), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản lao động - Xã
hội, Hà nội. Website:
7. Cộng đồng cao học kinh tế Việt Nam, CAOHOCKINHTE.INFO, Cần tài liệu về KPI, http://caohockinhte.info/forum/showthread.php?t=4057.
8. NQ Center (2008), Đánh giá công việc theo KPI – Test,
9. http://nqcenter.wordpress.com/2008/03/13/danh-gia-cong-viec-theo-kpi- test/.
10. BusinessPro.vn (2008), KPI về lương,
http://www.businesspro.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =88:kpi-v-nhan-s&catid=196:nhom-t-vn&Itemid=657.
11. Hrlink.vn (2008), Trả công theo phương pháp 3P, http://hrlink.vn/diendan/lofiversion/index.php/t2337.html
12. Hrlink.vn (2010), Tìm hiểu về phương pháp trả lương 3P, Mộc Xuân Trà - 1/178 Thái Hà, http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=25474.
13. Hrlink.vn (2009), KPI – anh là ai, http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=4922.
14. http://davidparmenter.com/
15. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2010), Tìm hiểu về phương pháp trả lương 3P, http://vn.360plus.yahoo.com/anh_nguyet74/article?mid=4025&fid=-1.
16. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2010), Tìm hiểu về phương pháp trả lương 3P, http://anhnguyet.wordpress.com/tag/3p/.
17. Vũ Quỳnh (2010), Doanh nghiệp Việt chọn cách trả lương nào, http://www.baomoi.com/Home/LaoDong/vneconomy.vn/Doanh-nghiep-Viet- chon-cach-tra-luong-nao/5165758.epi.