Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu nội dung luận văn

1.2.4.Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng

1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách

1.2.4.Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng

xuyên ngân sách huyện/quận

Ngân sách huyện/quận có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Ngân sách huyện/quận là công cụ quan trọng của chính quyền Nhà nƣớc cấp huyện trong việc ổn định, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Song thực tế, công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện/quận hiện nay còn khá nhiều bất cập, đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp để tăng cƣờng công tác quản

lý Nhà nƣớc, tạo cho ngân sách huyện/quận có đủ sức mạnh đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện/quận:

Sau khi áp dụng Luật NSNN mới sửa đổi các khoản chi tại các đơn vị trực thuộc huyện/quận nhìn chung ngày càng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Việc cấp phát ngân sách chi thƣờng xuyên bằng lệnh chi tiền, bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản đƣợc bổ sung thêm hình thức thực chi và tạm ứng đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý ngân sách và lập báo cáo thu chi ngân sách cấp huyện/quận. Tuy nhiên cơ cấu chi chủ yếu là chi thƣờng xuyên, các khoản chi hội họp, tiếp khách còn lớn gây lãng phí NSNN.

- Việc áp dụng mục lục NSNN vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, vƣớng mắc do hàng năm đều có sự thay đổi mục lục NSNN .

- Cân đối thu chi: mặc dù đó đẩy mạnh khai thác nguồn thu tại địa phƣơng để tăng khả năng tự cân đối chi thƣờng xuyên nhƣng nhìn chung tỷ lệ này còn hạn chế. Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên vẫn còn lớn làm giảm tính chủ động và hiệu quả quản lý thu chi ngân sách huyện/quận.

Về việc chấp hành chế độ, chính sách:

Công tác lập, chấp hành và quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách huyện/quận: Sau khi luật NSNN năm 2002 có hiệu lực, công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách đều tiến hành theo luật định và đạt đƣợc kết quả khả quan. Các khoản chi thƣờng xuyên đều thực hiện theo dự toán, thông qua Kho bạc Nhà nƣớc, theo mục lục NSNN, đúng chế độ, chính sách và đủ chứng từ…Tuy vậy, việc áp dụng mục lục NSNN cũng nhiều hạn chế, báo cáo ngân sách chậm, phải điều chỉnh nhiều…

Trình độ quản lý của cán bộ có trình độ đại học trở lên đã đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ làm tốt công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách. Do đó việc chấp hành chính sách, chế độ đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn cán bộ vẫn còn hạn chế chƣa thực hiện đƣợc yêu cầu đặt ra do phải kiêm nhiệm công tác

chuyên môn và công tác kế toán, chế độ đãi ngộ cho cán bộ chƣa khuyến khích đƣợc cán bộ tâm huyết, biên chế tổ chức còn chƣa hợp lý nhiều về số lƣợng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc các công việc đặt ra, khả năng nắm bắt tình hình còn nhiều hạn chế.

Công tác lập dự toán NS còn mang tính hình thức, chƣa sát với thực tế, chủ yếu dựa vào số thực hiện năm trƣớc hầu nhƣ không dựa vào các căn cứ khác nhƣ: nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện/quận, số kiểm tra về dự toán do UBND huyện/quận thông báo…

Qua những phân tích trên về việc quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện/quận ta thấy việc tăng cƣờng đổi mới hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện/quận là một tất yếu để ngân sách cấp huyện/quận phát huy vai trò là một cấp ngân sách hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, tự chủ trong quản lý ngân sách của mình. Và tất nhiên việc hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện/quận cũng đƣợc đặt ra để góp phần khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý chi. Trong quá trình CNH - HĐH hiện nay công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách trên địa bàn quận Nam Từ Liêm bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục thì việc hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách quận là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang có nhiều biến động lớn nhƣ hiện nay và đặc biệt là quận Nam Từ Liêm đƣợc thành lập mới sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ để thành lập 02 quận và 23 phƣờng thuộc thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 42)