Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 38)

sơng Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng trong 5 năm qua

- Huy động vốn: huy động vốn nhiều kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức trên phạm vi lãnh thổ VN và huy động vốn thơng qua việc bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn bao gồm cà VNĐ và ngoại tệ; tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước

- Cho vay: cho vay trên tất cả các lĩnh vực SXKD mà nhà nước khơng cấm đối với mọi thành phần kinh tế; cho vay theo chỉ định của nhà nước, theo ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước.

- Gĩp vốn liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngồi nước để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển. 2.1.3.1 Hoạt động nguồn vốn

- Tổng nguồn vốn năm 2011 đạt 409.734 triệu Đồng, tăng 18.000 triệu Đồng so với năm 2010. Trong đĩ: nhận vốn điều hịa 64.750 triệu Đồng, chiếm tỷ trọng 15,8% trên tổng nguồn vốn.

- Nguồn vốn huy động: 333.702 triệu Đồng, tăng 20.000 triệu Đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 81,4% trên tổng nguồn vốn. Trong đĩ:

+ Tiền gửi khơng kỳ hạn là 43.200 triệu Đồng chiếm 13%/ tổng vốn huy động.

+ Tiền gửi cĩ kỳ hạn là 249.733 triệu Đồng chiếm 74,83%/ tổng vốn huy động (trong đĩ: tiền gởi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 14.516 triệu Đồng, chỉ chiếm 4,3%/ tổng vốn huy động).

+ GTCG : 40.160 triệu Đồng chiếm 12,2% Tỷ lệ vốn tự lực tồn tỉnh chiếm 95%. Trong đĩ:

+ Tại chi nhánh: 196.214 triệu Đồng, giảm 11.700 triệu Đồng so với năm 2010, tỷ lệ vốn tự lực 122%.

+ PGD Đà Lạt: 59.532 triệu Đồng, tăng 5.234 triệu Đồng so năm

2010, tỷ lệ vốn tự lực 86%.

+ PGD Đức Trọng: 35.627 triệu Đồng, tăng 8.630 triệu đồng so năm

2010, tỷ lệ vốn tự lực 54%.

+ PGD Bảo Lộc: 14.364 triệu đồng, tăng 4.124 triệu đồng so năm 2010, tỷ lệ vốn tự lực 46%;

+ PGD Phan Chu Trinh: 27.966 triệu Đồng, tăng 8.836 triệu Đồng so năm 2010, tỷ lệ vốn tự lực 109%;

Trong 5 năm qua tỷ lệ vốn tự lực của MHB Lâm Đồng liên tục giữ vững trên mức 50% và tăng đều qua các năm cụ thể là năm 2007 ở mức 59%,

2008 là 65%, 2009 là 79% và 2010 đạt 86%, cho thấy tình hình huy động vốn của MHB Lâm Đồng luơn được cải thiện qua từng năm.

Đánh giá tình huy động vốn: trong thời gian gần đây tình hình lãi suất biến động phức tạp, các NHTM khơng phản ánh thực tế lãi suất huy động được ấn định mà biến tướng qua các hình thức như: hợp đồng ủy thác tiền gửi, tặng thưởng, các chương trình khuyến mãi dự thưởng,... MHB Lâm Đồng đã cĩ những biện pháp kịp thời triển khai nhiều chương trình, sản phẩm tiền gửi nhằm thu hut khách hang, giao chi tiêu đến từng CBNV, phối kết hợp với các phịng để mang lại hiệu quả trong cơng tác huy động vốn, tạo niềm tin với khách hàng, đảm bảo giữ vững và phát triển nguồn vốn. Song kết quả đạt được rất thấp.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

- Tổng dư nợ của tồn chi nhánh đến 31/12/2011 là 352.301 triệu Đồng/350.000 triệu Đồng, tăng 41.6 triệu Đồng so với năm 2010, tăng trưởng 13%. Trong đĩ:

+ Chi nhánh: 159.948 triệu Đồng, tăng 16.535 triệu Đồng so với năm 2010, tăng trưởng 12%.

+ PGD Đà Lạt: 69.449 triệu Đồng, tăng 4.655 triệu Đồng, tăng trưởng 7,2%.

+ PGD Đức Trọng: 65.574 triệu Đồng, tăng 356 triệu Đồng, tăng trưởng 0,5%.

+ PGD Bảo Lộc: 31.615 triệu Đồng, tăng 9.031 triệu Đồng, tăng trưởng 40%.

+ PGD Phan Chu Trinh: 25.715 triệu Đồng, tăng 10.936 triệu Đồng, tăng trưởng 74%.

- Dư nợ cam kết ngoại bảng 463 triệu Đồng, giảm 1.007 triệu Đồng so với đầu năm.

- Về cơ cấu nợ

+ Cho vay ngắn hạn 231.826 triệu Đồng, chiếm 65,8%/Tổng dư nợ. Tăng 75.250 triệu Đồng so năm 2010.

+ Cho vay trung, dài hạn 120.475 triệu Đồng, chiếm 34,2%/Tổng dư nợ. Giảm 33.737 triệu Đồng so với năm 2010.

- Dư nợ phi sản xuất đến 31/12/2011 là 40.161 triệu Đồng, chiếm tỉ lệ 11,6%. - Về chất lượng tín dụng: nợ xấu tồn chi nhánh là 2.047 triệu Đồng, tăng 946 triệu Đồng chiếm tỷ lệ 0,58%/ dư nợ.

- Về lãi suất cho vay: trong năm 2011 thực hiện nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho vay để phù hợp với thực tế. Lãi suất bình quân thấp nhất là 16.8%/năm, cao nhất là 21%/năm.

Chất lượng tín dụng của MHB Lâm Đồng luơn ở mức tốt tỷ lệ nợ xấu luơn quanh mức 1% nhưng về quy mơ thì tăng trưởng chậm, dư nợ năm 2007 là 251 tỷ , năm 2008 là 268 tỷ, năm 2009 là 291 tỷ, 2010 là 310 tỷ, đến năm 2011 đạt 352 tỷ. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 8.6% phản ánh đúng thực trạng này.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động

Tổng thu nhập đến 31/12/2011 là 77.780 triệu Đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 29.092 triệu Đồng, đạt 102% so với kế hoạch được giao. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 98% trong tổng thu nhập. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cịn rất thấp chỉ chiếm 0,7% trong tổng thu nhập.

Tổng chi phí đến 31/12/2011 là 66.872 triệu Đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước 25.572 triệu Đồng, đạt 102% so với kế hoạch được giao. Trong

đĩ: chi cho hoạt động nguồn vốn chiếm gần 85%, chi cho CBNV chiếm trên 7%.

Chêch lệch thu nhập trừ chi phí: 10.908 triệu Đồng/10.950 triệu Đồng, tăng 3.520 triệu Đồng so với cùng kỳ năm trước, đạt 99,6% so với kế hoạch được giao.

Với quy mơ của MHB Lâm Đồng mặc dù dư nợ và vốn huy động tăng trưởng khơng cao nhưng lợi nhuận qua hằng năm vẫn đạt được chỉ tiêu đề ra, tỷ lê lợi nhuận của năm sau đều tăng trên 15% so với năm trước. Nếu nhìn vào con số tăng trưởng lợi nhuận thì cĩ thể thấy MHB Lâm Đồng cĩ tốc độ phát triển tốt tuy nhiên đi sâu vào phân tích các nhân tố khác thì MHB Lâm Đồng chưa thực sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 38)