1.2.1 .Chuỗi giá trị theo khung Michael Porter
1.2.5. Khung phân tích chuỗi giá trị
1.2.5.1. Các bước phân tích chuỗi giá trị
- Xác định chuỗi giá trị cần phân tích;
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Nhận diện các quá trình trong chuỗi giá trị; Xác định các đối tượng tham gia các quá trình; Xác định những sản phẩm/ dịch vụ trong chuỗi giá trị; Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm/ dịch vụ về địa lý; Xác định các hình thức liên kết và các sản phẩm/ dịch vụ liên quan.
- Phân tích các quá trình của chuỗi giá trị: Doanh thu hay tổng giá trị đầu vào; Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng; Chi phí và lợi nhuận; Công nghệ; Việc làm; Các mối liên kết khác như điểm hòa vốn, quy trình thực hiện công việc, thanh toán,….
- Rút ra các kết luận: Việc phân tích chuỗi giá trị bao giờ cũng để phục vụ một mục đích nào đó như phân phối lợi ích thích hợp, đổi mới và nâng cấp chuỗi giá trị, tìm ra những khó khăn trong việc tham gia chuỗi giá trị và hướng giải quyết, xây dựng chiến lược hoạt động, tăng cường mức độ tham gia vào chuỗi giá trị.
1.2.5.2. Sơ đồ chuỗi giá trị nông sản
Chuỗi giá trị hàng nông sản thông thường bao gồm hoạt động sản xuất/ thu hoạch, sơ chế, chế biến sản phẩm, phân phối và bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, trong thực tế một chuỗi giá trị sản phẩm nông sản có thể gồm nhiều hoặc it số lượng các quá trình tạo ra giá trị và số các tác nhân trong chuỗi, nhưng mỗi quá trình như vậy đều tạo ra giá trị gia tăng thêm cho sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi giá trị nông sản. (Nguồn: FAO 2006) 1.2.5.3. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị 1.2.5.3. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị
Khi phân công lao động sâu sắc hơn và sự phân bố sản xuất ngày một rộng hơn trên phạm vi quốc gia và quốc tế thì tính cạnh tranh của cả tổng thểvới sự phối hợp của tất cả các chủ thể có liên quan đến các công đoạn tạo ra sản phẩm trở nên quan trọng hơn.
- Tính hiệu quả trong sản xuất chỉ là điều kiện cần cho sự thành công trong kinh doanh;
- Phân tích các yếu tố động có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp/ người tham gia hoạt động sản xuất;
- Ngoài ra phân tích chuỗi giá trị cũng tìm ra được những điểm yếu trong các khâu trong chuỗi, để từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm khác phục những điểm yếu đó;
- Bên cạnh đó phân tích chuỗi giá trị cũng có vài trò quan trọng trong việc phát hiện ra những cơ hội, để từ đó nâng cấp chuỗi giá trị;
Sản xuất/
Thu hoạch Sơ chế Chế biến Bán buôn Bán lẻ
Người tiêu dùng
- Việc phân tích chuỗi giá trị cho ta biết giá trị từ các tác nhân trong chuỗi, từ đó giúp phân bổ hài hòa lợi ích của các tác nhân trong chuỗi đó. Góp phân tạo nên sự phát triển bền vững của toàn bộ chuỗi giá trị đó.
1.2.5.4. Giá trị gia tăng các tác nhân trong toàn chuỗi
- Giá trị gia tăng là mức đo lợi nhuận được tạo ra trong chuỗi giá trị; - Giá trị gia tăng trong một chuỗi giá trị được tính như sau:
[Giá trị gia tăng] = [tổng giá bán sản phẩm] – [giá trị hàng hóa trung gian].
- Giá trị gia tăng được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị;
- Hàng hóa trung gian, đầu vào và dịch vụ vận hành được cung cấp bởi các nhà cung cấp mà họ không phải là tác nhân của khâu;
- Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng.