Khu vực Công ty CPTMXM Các nhà phân phối khác của công ty sản xuất Xi măng
liên doanh Xi măng lò đứng
Hà Nội 41 15 24 20 Hà Tây 26 24 21 29 Vĩnh Phúc 21 25 27 27 Lào Cai 40 24 13 23 Yên Bái 27 25 22 26 Phú Thọ 30 23 24 23 Tuyên Quang 17 24 23 36 Hà Giang 23 25 21 31 Bắc Cạn 14 18 9 59 Thái Nguyên 42 18 22 28 Cao Bằng 11 13 10 66
Nguồn : Công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng 6/2007
• Những mặt hạn chế:
Mặc dù kinh doanh tiêu thụ mặt hàng xi măng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc đã rất lâu.Tuy công ty đã có nhiều thành công trên thị trường nhưng vẫn gặp một số hạn chế về công tác tổ chức lưu thông bán hàng , công tác quản lý nhân viên.Hoạt động bán hàng còn mang nặng hình thái của nền kinh tế bao cấp chỉ huy, thể hiện qua hàng loạt các vấn đề nổi trội như: Chi phí bán hàng, chi phí lưu kho còn quá lớn.
Hoạt động bán hàng chưa được coi trọng đúng mức, lực lượng bán hàng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thị trường.Cơ sở vật chất trang thiết bị chưa được đầy đủ, chuyên nghiệp.
Công ty còn quá phụ thuộc vào Tổng công ty thông qua các quyết định còn mang tính chiến lược, không có sự sáng tạo trong công nghệ xúc tiến thương mại và
Sản lượng tiếp nhận và tiêu thụ xi măng trong những năm gần đây đều giảm; kết cấu chủng loại xi măng tiêu thụ chưa đạt được mục tiêu đề ra đặc biệt là xi măng mới như xi măng Tam Điệp, xi măng Hoàng Mai...sản lượng tiêu thụ còn thấp; bộ máy quản lý còn cồng kềnh, sức cạnh tranh của công ty chưa cao, chế độ báo cáo thống kê còn chồng chéo gây lãng phí về nhân lực, vật liệu...
• Nguyên nhân của những thành tựu đạt đựơc và hạn chế còn tồn tại:
Với những thành tựu và hạn chế của công ty đã và đang gặp phải trong những năm qua, chúng ta rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.Hàng loạt các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều loại hình kinh doanh.Chính sự khuyến khích đầu tư này đã tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau.Và xi măng cũng là một ngành đầu tư rất lớn, thông qua các dự án đầu tư lớn như : Xi măng ChinFon ( Hải Phòng ), xi măng liên doanh Nghi Sơn...và các dự án địa phương như: Xi măng Hệ Dưỡng...các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau làm thị trường vốn đã cạnh tranh này càng cạnh tranh gay gắt hơn.
Công ty CP TMXM đứng trên giác độ về hoạt động thương mại thì công ty là một doanh nghiệp thương mại.Mà nguồn vốn của công ty lại bị hạn chế bởi hàng loạt các chỉ tiêu của Tổng công ty.
Thêm vào đó là tình trạng họat động bán hàng không được đánh giá cao nên đã và đang làm cản trở việc nâng cao mức sản lượng tiêu thụ của công ty.
Ngoài ra, công ty còn chịu ảnh hưởng bên ngoài đó là hiện tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái.Mặc dù đã có nhiều sự quan tâm nhưng các cơ quan chức năng lại chưa
thể ngăn chặn và phá bỏ hoàn toàn, điều này đã và đang làm giảm uy tín của công ty trên thị trường.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM THƯƠNG MẠI XI MĂNG.
I.Dự báo về thị trường tiêu thụ xi măng tới năm 2010.
Qua những năm đổi mới nền kinh tế: “ Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn hợp với các chuẩn mực quốc tế, nỗ lực cải cách hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.Đây là những ghi nhận về quan điểm của đại diện các cộng đồng đầu tư quốc tế có mặt tại Việt Nam được ghi nhận tại diễn đàn doanh nghiệpViệt Nam 2006; ngay tại diễn đàn này các nhà đầu tư Nhật Bản đã công bố kết quả điều tra: Việt Nam hiện xếp thứ ba về độ hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Thực hiện những công cuộc đổi mới và hội nhập hiện nay, Việt Nam đã thu hút nhiều nguồn đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.Trong giai đoạn này thể hiện bằng tổng mức tiêu thụ xi măng tăng vọt.Nước ta là một thị trường tiêu thụ xi măng rất lớn, do Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng luôn được đánh giá cao.Bằng hàng loạt các hoạt động như: xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cầu cống, thủy điện, công trình giao thông trên khắp các vùng...
Bảng 3.1 : Tổng mức tiêu thụ xi măng cả nứớc giai đoạn 2002 - 2007.
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007
- Tốc độ tăng tiêu thụ (%) 20 15 14 13 12 12 - Nhu cầu xi măng (triệu tấn) 19,7
0