CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán lĩnh vực ĐTXD tại địa
4.2.1. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán lĩnh vực
lĩnh vực ĐTXD cho kiểm toán viên
Nhân tố quan trọng quyết định chất lượng báo cáo kiểm toán đó chính là đội ngũ KTV. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho KTV luôn được lãnh đạo KTNN quan tâm. Tuy nhiên, chất lượng KTV hiện nay chưa đáp ứng sự phát triển của KTNN, trình độ năng lực của một số KTV còn yếu, chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán. Theo chúng tôi, KTNN cần giải quyết một số vấn đề chủ yếu như sau:
(1) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, KTV về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán: Hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ KTV được coi là hoạt động then chốt để hình thành và phát triển năng lực đội ngũ cán bộ KTV của KTNN, là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển KTNN. Chất lượng đào tạo được thể hiện qua trình độ, năng lực của KTV thông qua các cuộc kiểm toán góp phần làm minh bạch nền tài chính công. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, KTV cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; Bồi dưỡng, bổ sung nội dung đào tạo về lĩnh vực kiểm toán đầu tư dự án, kiểm toán chuyên đề lĩnh vực ĐTXD; tăng cường đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin;
- Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Phát triển hình thức tổ chức tự đào tạo, đào tạo thông qua hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm...;
- Có kế hoạch đào tạo trong thời gian dài một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đối với lĩnh vực kiểm toán ĐTXD; Xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện tốt công tác giảng dạy về lĩnh vực kiểm toán đầu tư xây dựng;
- Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, tăng cường giao lưu học tập về nghiệp vụ kiểm toán đầu tư XDCB; cử cán bộ đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về tin học hoá các hoạt động kiểm toán tại một số nước tiên tiến. Bên cạnh đó, KTNN cần thực hiện đổi mới công tác tổ chức cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ;
- Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ KTV đảm bảo chất lượng và cơ cấu ngành nghề theo Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020.
- Định kỳ kiểm tra, sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn ngạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp. Thực hiện các quy định việc luân chuyển cán bộ, nhất là luân chuyển các vị trí cán bộ quản lý và kiểm toán viên trong thời gian 3-5 năm;
- Hoàn thiện và cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện tại của KTNN và trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Xây dựng quy định về tinh giản biên chế để thực hiện được việc thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
(2) Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ kiểm toán: Để nâng cao chất lượng kiểm toán trong xu thế hội nhập, KTNN cần tiếp thu áp dụng những phương pháp kiểm toán mới, tăng cường ứng dụng rộng rãi
phương pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và công nghệ tin học trong hoạt động kiểm toán. Tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu điện tử về đối tượng kiểm toán, kết quả kiểm toán lĩnh vực ĐTXD; chú trọng xây dựng và đưa vào khai thác các phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động kiểm toán ĐTXD. Đồng thời, chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tiếp cận sử dụng công nghệ mới.