Các hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế theo chuẩn mực của WTO (Trang 57 - 61)

3.5 .Nghiên cứu trường hợp hàng rào kỹ thuật của Mỹ và Nhật Bản

3.5.2. Các hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản

3.5.2.1. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng

Nhật Bản được biết đến như một thị trường có yêu cầu cao về mặt chất lượng. Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng r i ở Nhật Bản. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật Tiêu chuẩn hóa công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết đến dư i cái tên “dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” hay JIS. Hệ thống tiêu chuẩn JIS đ góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản.

Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thư ng mại cấp cho nhà sản xuất.

Đi cùng v i tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản là tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản – JAS.

Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản – JAS quy định các tiêu chuẩn về chất lư ng, đưa ra các quy tắc về việc ghi nh n chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Ngày nay hệ thống JAS đ trở thành c sở cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các thực phẩm chế biến.

3.5.2.2. Dấu tiêu chuẩn môi trường

Vấn đề môi trường đang được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Cục Môi trường của Nhật đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nư c cũng như nhập khẩu). Các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”.

Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

1. Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhi m t i môi trường hoặc có nhưng ít.

2. Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. 3. Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít. 4. Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên [16, tr.39].

3.5.2.3. Các dấu chứng nhận chất lượng khác

Ngoài tiêu chuẩn JIS và JAS còn có nhiều loại dấu chất lượng khác được sử dụng ở Nhật.

Bảng 3.4. Ý nghĩa dấu chữ liên quan đến chất lượng và độ an toàn

Ý nghĩa Phạm vi sử dụng

Dấu Q: Chất lượng và độ

đồng nhất của sản phẩm

Dùng cho các loại sản phẩm dệt bao gồm: quần áo trẻ con và các loại quần áo khác, khăn trải giường

Dấu G: Thiết kế, dịch vụ,

sau khi bán và chất lượng Dùng cho các sản phẩm như máy ảnh, máy móc thiết bị, đồ thủy tinh, đồ gốm, đồ văn phòng, sản phẩm may mặc và đồ nội thất

Dấu S: Độ an toàn Dùng cho nhiều chủng loại hàng hóa dành cho trẻ con, đồ dùng gia dụng, dụng cụ thể thao.

Dấu S.G: Độ an toàn bắt

buộc

Xe tập đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ đi xe đạp và mũ bóng chày và các hàng hóa khác.

Dấu Len Dùng cho sợi len nguyên chất áo len nguyên chất, đồ len đan, thảm, hàng dệt kim, có trên 99% len m i

Dấu SIF: Các hàng may

mặc có chất lượng tốt Hàng may mặc như quần áo nam, nữ, ô, áo khoác, ba lô, và các sản phẩm phục vụ cho thể thao

Nguồn: Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam: Kinh doanh với thị trường Nhật Bản, NXB Lao động, Hà Nội- 2001, tr.38 3.5.2.4. Các quy định về ghi nhãn sản phẩm

Đối v i một số sản phẩm quy định về ghi nh n sản phẩm là bắt buộc. Các sản phẩm phải buộc dán nh n được chia thành 4 nhóm: Sản phẩm dệt, sản phẩm nhựa, đồ điện và thiết bị điện, và nhiều loại sản phẩm khác như ô, kính dâm. Hiện nay theo quy định của pháp luật có khoảng 100 mặt hàng phải dán nh n chất lượng.

+ Các sản phẩm dệt gồm: vải, quần, váy, áo nỉ, áo s mi, áo mưa, cavát, khăn trải giường, máy hút bụi, quạt, tivi.

+ Sản phẩm nhựa gồm: bát, đĩa, chậu giặt.

Trong các sản phẩm khác thì bột giặt, găng tay da, bàn chải đánh rang là các sản phẩm phải dán nh n chất lượng.

Các nh n chất lượng được dán lên sản phẩm gia dụng giúp cho người tiêu dùng được biết các thông tin về chất lượng sản phẩm và lưu ý khi sử dụng.

3.5.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ và Nhật Bản

Qua nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ và Nhật Bản có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Thứ nhất, dựa trên những quy định của WTO, theo Hiệp định TBT, các nư c l n vốn là những nư c có tiềm lực kinh tế nhất, nhì thế gi i đều thực hiện hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại. Có thể nói hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại là cần thiết dù nư c đó là l n hay nhỏ. “Không một nước nào, dù là nước có nền kinh tế

hùng mạnh như Hoa Kỳ, lại không có nhu cầu bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước” [3, tr.157]. Vấn đề là quốc gia đưa ra hàng rào kỹ thuật không trái v i những

nguyên tắc và chuẩn mực của WTO.

- Thứ hai, hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại dựa trên Hiệp định TBT của Hoa Kỳ và Nhật Bản rất chú trọng về mặt chất lượng hàng hóa ở cả hai khía cạnh: hàng hóa sản xuất ra và yêu cầu đối v i hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài. Các nư c có nền kinh tế phát triển nói chung và Nhật Bản nói riêng rất coi trọng chất lượng sản phẩm. Chỉ có sản phẩm có chất lượng m i được người tiêu dùng chấp nhận, m i tiếp cận được thị trường.

- Thứ ba, phải tuân thủ quy trình đánh giá sự phù hợp v i quy định và tiêu chuẩn đề ra; kiểm soát, cấp chứng nhận, dấu chất lượng sản phẩm.

- Thứ tư, sản phẩm lưu thông trên thị trường phải có tem nh n mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, cách thức sử dụng v.v…

- Thứ sáu, sản phẩm tiêu dùng nội địa hay xuất khẩu phải đạt chuẩn là không gây ô nhi m đối v i môi trường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Thứ sáu, để có hàng rào kỹ thuật đảm bảo theo nguyên tắc và chuẩn mực của WTO cần phải có các c quan chuyên môn và quản lý đồng bộ cùng v i đội ngũ chuyên gia giỏi về kỹ thuật và quản lý.

Thiết nghĩ, những bài học kinh nghiệm trên là rất thiết thực, có ý nghĩa đối v i Việt Nam.

Kết luận chƣơng 3

Chư ng 3 đề cập và phân tích, luận giải và khái quát c sở lý luận của các hàng rào thư ng mại theo chuẩn mực của WTO, cụ thể bao gồm các vấn đề: (i). Gi i thiệu khái quát Hiệp định TBT; (ii). Nội dung các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của Hiệp định TBT theo chuẩn mực của WTO; (iii). Các hình thức rào cản kỹ thuật trong thư ng mại quốc tế theo chuẩn mực của WTO; (iv). Vai trò của hàng rào kỹ thuật v i chính sách bảo hộ thư ng mại; (v). Nghiên cứu trường hợp hàng rào kỹ thuật của Mỹ và Nhật Bản có so sánh trong quan hệ v i Liên minh Châu Âu (EU). Nghiên cứu các vấn đề ở chư ng 3 là rất có ý nghĩa để đưa ra những gợi ý cho Việt Nam để xây dựng hàng rào kỹ thuật nhằm phát triển thư ng mại bền vững lâu dài, thu hút FDI có chất lượng cao, bảo hộ sản xuất trong nư c, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.v.v… Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu, phân tích và làm rõ ở chư ng 4.

CHƢƠNG 4

NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN TBT

4.1. Hàng rào kỹ thuật của Việt Nam, những cơ hội và thách thức đặt ra khi thực hiện TBT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế theo chuẩn mực của WTO (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)