Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO (Trang 83 - 93)

- DNNN DN ngoài nhà nước

3.2.1.5 Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới DNNN

* Đa dạng hóa hình thức chuyển đổi sở hữu

Đây là một giải pháp không thể thiếu được trong quá trình tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh trạnh của hệ thống DNNN. Một mặt, Nhà nước có thể thu hút các năng lực quản lý của tư nhân và các nỗ lực của tư nhân vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, Nhà nước có thể tập trung được các nguồn lực như vốn và khả năng quản lý của mình vào các lĩnh vực khác cần có sự có mặt của DNNN. Trên cơ sở đó đẩy mạnh thực hiện chủ trương huy động vốn toàn xã hội để đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, tạo điều kiện để người lao động tham gia làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước. Để có thể đẩy mạnh việc thực hiện giải pháp này, Chính phủ cần phải giải tỏa các vướng mắc về mặt tư tưởng của cán bộ ở các Bộ và các cấp chủ quản và các thủ tục hành chính. Chính phủ cần hoạch định một chương trình toàn diện bao gồm các hình thức như: giao bán cho tư nhân, cho thuê và cổ phần hóa.

Giao, bán cho tư nhân:

Trong thời gian tới, Nhà nước nên mở rộng diện DNNN thuộc loại đem bán, không hạn chế trong giới hạn có quy mô nhỏ dưới 5 tỷ đồng và không nhất thiết phải gắn với việc không cổ phần hóa được thì mới bán, miễn là DNNN đó không nằm trong diện mà Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn.

Nhằm khuyến khích, hỗ trợ và tạo động lực thực hiện giải pháp giao doanh nghiệp cho người lao động, không nên ràng buộc điều kiện phải thanh toán lại cho nhà nước 30% giá trị doanh nghiệp được giao tại thời điểm tiến hành giao doanh nghiệp.

Hình thức cho tư nhân thuê:

Đây là hình thức đã được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc các ngành vận tải, thương mại và nông lâm nghiệp. Đó là các hình thức khoán xe, máy của các DNNN thuộc cục vận tải đường sông, vận tải biển; cơ chế giao đất, khoán rừng trong các nông lâm trường … Trong thời gian tới chúng ta sẽ phải tiếp tục sử dụng các biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các DNNN. Để thực hiện có hiệu quả hình thức này, chính phủ cần phải xúc tiến ngay các biện pháp:

- Tổ chức ngay các đợt khảo sát các hình thức khoán đang diễn ra một cách tự phát trong các lĩnh vực trên.

- Hợp pháp hóa các hình thức khoán.

- Ban hành các quy định cụ thể để thực hiện các hình thức này.

Cổ phần hóa:

Thực tiễn tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp diễn ra chậm chạp trong những năm vừa qua ở Việt Nam bắt buộc chúng ta phải nhận thức rằng công cuộc cấu trúc lại khu vực DNNN để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN ở nước ta cần phải tiến hành trong một thời gian dài. Như chúng ta đã biết, có rất nhiều trở ngại cản trở tiến trình cổ phần hóa ở nước ta như:

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa chưa được quán triệt đầy đủ dẫn đến nhận thức sai lệch về chủ trương cổ phần hóa.

Ở nhiều doanh nghiệp, cán bộ lãnh đạo sợ mất cương vị gắn liền với những quyền lợi về mặt vật chất và tinh thần, người lao động chưa hiểu rõ

những vấn đề liên quan đến công ty cổ phần, e ngại mất việc làm và giảm thu nhập. Ở các doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, cán bộ, công nhân viên không muốn có sự xáo động, ở các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh lại nảy sinh tư tưởng cho rằng chuyển sang công ty cổ phần, sự trợ giúp của nhà nước không còn, công ty khó có thể vượt qua được khó khăn.

Một số bộ, ngành, địa phương và tổng công ty còn trông chờ chỉ tiêu giao của chính phủ, chưa làm tốt phương án sắp xếp doanh nghiệp, không chủ động lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

Chưa tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy nhanh cổ phần hóa DNNN như: cơ chế chính sách cổ phần hóa DNNN ban hành còn chưa đồng bộ, trong thời gian dài chậm quy định phạm vi DNNN được phép cổ phần hóa, chậm cụ thể hóa mục tiêu kế hoạch cổ phần hóa hàng năm của từng ngành, từng địa phương; Nội dung của một số chính sách chưa hợp lý: một số ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa như chính sách xử lý đối với lao động dôi dư bị tạm dừng đến tháng 4/2006 mới tiếp tục được thực hiện, một số quy định về xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức đấu giá bán cổ phiếu lần đầu thông qua hơn một năm thực hiện đã phát sinh một số nội dung cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh; quy định về tỷ lệ vốn nắm giữ của nhà nước đầu tư nước ngoài trong các DNNN cần được tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với lộ trình hội nhập.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các DNNN,thực tiễn đòi hỏi những giải pháp, chính sách cụ thể và thông thoáng hơn. Do đó cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp:

Mở rộng đối tượng và điều kiện cổ phần hóa bao gồm cả công ty nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, các công ty nhà nước độc lập là công ty mẹ được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn.

Quy định rõ về nhà đầu tư chiến lược đồng thời xóa bỏ quyền mua ưu đãi giảm giá đối với nhà đầu tư chiến lược trong nước để tạo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư; Nâng tỷ lệ cổ phần bán đấu giá công khai lên mức không thấp hơn 30% vốn điều lệ, trong đó dành một tỷ lệ cổ phần để bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược.

Mở rộng các hình thức bán cổ phần lần đầu thông qua đấu giá và áp dụng các hình thức khác nhau như thỏa thuận qua bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành.

Bãi bỏ quy định hạn chế mức mua cổ phần lần đầu, khắc phục xu hướng bán cổ phần lần đầu trong nội bộ doanh nghiệp.

Điều chỉnh mức mua cổ phần ưu đãi của cán bộ quản lý doanh nghiệp để khuyến khích vai trò tích cực của người quản lý doanh nghiệp

Cải tiến phương pháp định giá doanh nghiệp, áp dụng cơ chế đấu giá trên cơ sở cung cầu, phản ánh giá trị của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa.

Bổ sung quy định về thu và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa một cách cụ thể hơn, đặc biệt là trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn và cho phép sử dụng nguồn này để hỗ trợ các doanh nghiệp sắp xếp giải quyết lao động dôi dư, đồng thời xác định rõ nguyên tắc phân chia thặng dư vốn giữa Nhà nước và các cổ đông trong doanh nghiệp.

Bổ sung quy định về kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với công tác sắp xếp, cổ phần hóa DNNN; đồng thời đề cao nguyên tắc công khai, minh bạch trong hồ sơ phát hành, quy định về quản trị công ty theo mẫu điều lệ tổ chức hoạt động đối với công ty Nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần phù hợp với luật doanh nghiệp.

Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong quá trình triển khai cổ phần hóa, bổ sung thêm chế tài quy định nhằm nâng cao trách nhiệm

của các bộ, UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương, giám đốc và các cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp trong quá trình triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc.

Thực hiện tốt công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư tại các DN về tổng công ty đầu tư và sử dụng vốn Nhà nước.

Như vậy, trong điều kiện chúng ta đã gia nhập WTO, cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới không chỉ nhằm vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm ăn không hiệu quả trước đây mà sẽ áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp lớn làm ăn có lãi. Cổ phần hóa DNNN sẽ không dừng lại ở việc bán cổ phần trong nội bộ doanh nghiệp mà sẽ mở rộng để các thành phần kinh tế và các tầng lớp xã hội có thể mua bán thông qua thị trường chứng khoán, qua đó biến các DNNN 100% vốn sở hữu Nhà nước truớc đây trở thành các doanh nghiệp đa sở hữu. Chỉ có làm như vậy mới có thể tập trung được các nguồn vốn rất hạn hẹp của Nhà nước vào các ngành và các lĩnh vực chiến lược góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường khu vực, cũng như thị trường quốc tế. Hy vọng trong tương lai không xa sẽ có nhiều hơn nữa những hàng hóa mang thương hiệu Việt do các DNNN sản xuất được thế giới biết đến.

* Giải thể và phá sản

Trong thời gian qua, chúng ta đã áp dụng biện pháp này để giải thể hơn 2000 doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Trong thời gian tới, chính phủ cần kiên quyết hơn nữa trong việc áp dụng biện pháp này để xóa bỏ các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán.

Phá sản là quy luật tất yếu của cơ chế thị trường cạnh tranh. Tác động tích cực của nó là tạo áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả và buộc doanh nghiệp phải luôn luôn kiểm soát được tình trạng tài chính của mình. Theo kinh nghiệm của thế giới, một trong những nguyên

nhân gây ra tình trạng phi hiệu quả ở các DNNN là do các doanh nghiệp này không phải chịu áp lực bị phá sản. Việc Quốc hội thông qua luật phá sản doanh nghiệp (12/1993) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc phát triển cơ chế thị trường. Theo luật phá sản, tất cả các doanh nghiệp kể cả DNNN nếu mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì sẽ phải tuyên bố phá sản. Việc kiên quyết áp dụng luật phá sản sẽ có ý nghĩa tích cực: Một là, tạo áp lực phá sản bắt buộc các DNNN hoạt động có hiệu quả hơn; Hai là, tạo môi trường bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp trong vấn đề xử lý nợ và phá sản. Ba là, ngăn chặn tình trạng nợ chồng chéo của DNNN.

Như vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN chúng ta phải loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và làm ăn không có hiệu quả. Bởi thế trong thời gian tới chúng ta phải áp dụng kiên quyết hơn biện pháp giải thể và phá sản doanh nghiệp. Dứt khoát cho phá sản những doanh nghiệp hội đủ điều kiện. Việc quy định lãnh đạo doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời hạn từ 1 đến 3 năm dẫn đến chỗ những người đứng đầu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không dại gì nộp đơn xin phá sản. Trình tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản là các khoản nợ Ngân sách Nhà nước, lương cho người lao động… Sau đó mới đến lượt chủ nợ, điều đó làm cho khá nhiều chủ nợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản không được thanh toán nợ. Cần nới lỏng các điều kiện trên, bổ sung quy định cơ quan sáng lập doanh nghiệp có quyền đề nghị cho doanh nghiệp phá sản và có thể hướng tới lấy tiêu chí vỡ nợ là đủ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

* Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổng công ty, tổng kết thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con, tiếp tục hình thành một số tập đoàn kinh tế

Việc thành lập tổng công ty được lý giải bởi sự cần thiết của việc tăng cường hiệp tác sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp,

đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên vấn đề này cần được thảo luận thêm, mặc dù trong thực tế hiện nay xu hướng “Tổng công ty hóa” đang diễn ra mạnh mẽ. Cần có một công trình nghiên cứu đầy đủ hơn về vấn đề này. Ở đây, luận văn chỉ đề cập đến một số nét khái quát nhất về xu hướng thành lập tổng công ty một cách tràn lan. Việc thành lập các tổng công ty ở nước ta hiện nay là cần thiết trong các lĩnh vực hoạt động mà ta cần có tác động mạnh để cạnh tranh quốc tế, nhất là những lĩnh vực phải đối diện với các công ty nước ngoài, còn các lý do khác đưa ra để “tổng công ty hóa” là chưa thích hợp. Chính vì vậy, hiện nay chỉ nên thành lập một số ít tổng công ty thật sự mạnh.

Thực tế thành lập và hoạt động của các tổng công ty 91 và tổng công ty 90 vừa qua đã cho thấy sự chưa phù hợp, những hạn chế của mô hình này và đặt ra ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ, cần được chấn chỉnh kịp thời:

Một là, việc thành lập các tổng công ty của ta là sự áp dụng mô hình tập đoàn kinh doanh của các nước. Song sự ra đời của tập đoàn kinh doanh của các nước xuất phát từ nhu cầu tích tụ và tập trung sản xuất cao độ dẫn đến cần thiết phải có những công ty quy mô lớn. Đó là quá trình tự lớn lên thông qua việc tích tụ sản xuất cũng có thể là các doanh nghiệp nhỏ bị sáp nhập hoặc bị thôn tính vào các tập đoàn lớn, nhờ đó có thể sử dụng tổng hợp các nguồn lực của tập đoàn, phối hợp chỉ đạo được hoạt động của từng thành viên, đảm bảo hiệu quả sản xuất - kinh doanh của tập đoàn. Trong khi đó, việc thành lập các tổng công ty của ta không xuất phát từ bản thân yêu cầu của việc tích lũy, tích tụ của bản thân doanh nghiệp, không phải từ quá trình tự lớn lên của nó, mà chủ yếu thông qua việc hợp nhất các DNNN bằng biện pháp hành chính.

Hai là, các DNNN của ta phần lớn là yếu kém, hiệu quả kinh doanh thấp do vốn ít, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, quản lý kém cỏi, trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ lao động thấp… vì vậy, việc sáp nhập các doanh

nghiệp yếu kém vào tổng công ty như hiện nay không thể tạo ra được một tổng công ty mạnh, cho nên nhiều tổng công ty không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Ba là, mô hình tập đoàn kinh doanh của các nước là đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu. Trong khi đó, mô hình tổng công ty của ta là đơn ngành, đơn sở hữu. Điều đó một mặt làm tăng tính độc quyền về sản phẩm kinh doanh, mặt khác không tạo cho các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty có được sự hỗ trợ, hợp tác trong quá trình kinh doanh.

Bốn là, với biện pháp hành chính sáp nhập các doanh nghiệp, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cùng với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vào trong cùng một tổng công ty sẽ làm mất động lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều đó có nguy cơ làm cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh sẽ tiếp tục thua lỗ.

Năm là, việc thành lập tổng công ty như hiện nay rõ ràng là một biện pháp làm tăng tình trạng độc quyền các họat động sản xuất kinh doanh. Điều này không thích hợp với nguyên tắc hoạt động của kinh tế thị trường là tạo điều kiện cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình hình thành kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó thì cơ cấu tổ chức quản lý trong các tổng công ty cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế như:

Tổng công ty chủ yếu thực hiện vai trò cơ quan quản lý trung gian, cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước sau khi việt nam ra nhập WTO (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)