NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BANCASSURANCE TẠI THỊ

Một phần của tài liệu BANCASSURANCE và hoạt động BANCASSURANCE tại Việt nam hiện nay (Trang 28 - 32)

tiết kiệm vừa mang tính chất phóng ngừa rủi ro. Có nghĩa là các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài việc trả tiền khi người đươc bảo hiểm (tiền gốc) và bảo tức cho người được bảo hiểm khi hết hạn hợp đồng. Bảo tức càng cao thì thu hút người bảo hiểm tham gia ngày càng nhiều. Điều này buộc các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ muốn đầu tư sao cho đảm bảo an toàn và sinh lời cao thì tất yếu phải bước sang lĩnh vực kinh doanh ngân hàng - tín dụng. Những sản phẩm bảo hiểm này có hình thức tương tự với một số sản phẩm của ngân hàng (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm định kỳ…). Điều này tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đối với tiết kiệm ngân hàng. Đấy cũng là một trong những lý do khiến ngân hàng không mấy mặn mà trong việc bán sản phẩm bảo hiểm. Vì vậy, nếu không xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh giành khách hàng với các công ty bảo hiểm là đối tác của ngân hàng.

Xung đột giữa kênh truyền thống và kênh phân phối qua ngân hàng

Đối với các công ty bảo hiểm, hiện cũng đang phải đối mặt với những khó khăn như chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng này với những kênh bán hàng cũ, chẳng hạn như kênh bán hàng trực tiếp qua đại lý. Sự phát triển của kênh Bancassurance đã làm giảm một số lượng lớn khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh phân phối truyền thống, điều này làm giảm doanh thu của các công ty Bảo hiểm này trong khi chi phí thì lại tăng lên. Không những thế việc các doanh nghiệp bảo hiểm liên tiếp có những cái "bắt tay" hợp tác với ngày càng nhiều ngân hàng để bán sản phẩm bảo hiểm cũng khiến những doanh nghiệp bảo hiểm chưa triển khai mô hình này khá "sốt ruột" và lo lắng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mới hoạt động có vẻ gặp khó khăn trong việc chọn đối tác ngân hàng để liên kết, bởi vì những ngân hàng lớn và uy tín thì đã liên kết với nhiều đối tác bảo hiểm. Dù việc hợp tác bán bảo hiểm với các ngân hàng không có chuyện ký kết độc quyền với doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng vị thế của người đến sau cũng tạo cho các doanh nghiệp mới có những cái khó và băn khoăn nhất định.

3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BANCASSURANCE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRƯỜNG VIỆT NAM

Hoạt động Bancassurance ở Việt Nam đã ra đời từ giữa những năm 80 bằng việc các ngân hàng thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng

nhưng sự hợp tác giữa bảo hiểm với ngân hàng ở Việt Nam mới dừng lại ở những hình thức sơ đẳng. Thực tế thế giới, Bancassurance đã trở thành một kênh bán hàng chính yếu, nhưng tại Việt Nam, Bancassurance vẫn chỉ được đánh giá là một kênh bán hàng có nhiều cơ hội, dù hiện tại, đa số doanh nghiệp bảo hiểm đều nhìn tiềm năng to lớn của nó. Không thể phủ nhận một số hiệu quả ban đầu của kênh bán hàng này, đặc biệt đối với những doanh nghiệp bảo hiểm có "sân sau" là ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp bảo hiểm khác vẫn còn những băn khoăn, vì không phải nhân viên ngân hàng nào cũng nhiệt tình tư vấn cho bảo hiểm. Mặc khác loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp với sản phẩm ngân hàng (Bancassurance) đã du nhập vào Việt Nam từ lâu nhưng chỉ dừng lại ở việc hợp tác ngân hàng - bảo hiểm hoặc các công ty bảo hiểm nhân thọ xây dựng những sản phẩm phù hợp để nhờ ngân hàng là nhà phân phối sản phẩm mà chưa có công ty nào chuyên kinh doanh loại hình này.

Mới đây, một liên doanh được ra mắt khá rầm rộ - SeABank chọn lựa bắt tay cùng Công ty bảo hiểm của Tập đoàn BNP Paribas Assurance (Cardif) và ngân hàng Vietcombank để lập nên Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI). Đây là sự lựa chọn khá nhanh và nhạy cảm cho sự ra đời của một doanh nghiệp đứng ra chuyên kinh doanh loại hình này – “một xu hướng đầu tư mới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam”.

Tuy nhiên khi nhìn nhận vấn đề một cách khái quát và toàn diện hơn cho phép chúng ta đưa ra nhận xét rằng việc phát triển Bacassurance trong thời gian qua vẫn chưa xứng tầm với tốc độ phát triển kinh tế và những tiềm năng của nước ta trong lĩnh vực này; những ưu khuyết điểm mà chúng ta đã phân tích trên là một thực tiễn khách quan.

Vậy một câu hỏi lớn đặt ra: Để có một bacassurance đúng nghĩa như tên gọi của nó tại Việt Nam thì phải làm những gì và làm như thế nào?

Một số vấn đề đặt ra mang tính chất định hướng và trao đổi: - Nhận thức.

- Môi trường pháp lý. - Hình thức, phương pháp. - Trình độ, năng lực.

3.1 Về nhận thức

Hiện nay chúng ta đang sống và tiếp tục phát triển trong một nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế phát triển không ngừng. Kinh tế tri thức lấy ngành công nghệ cao làm trụ cột, sản phẩm công nghệ cao tồn tại trong mạng lưới và hệ thống sinh thái gắn kết với nhau và ít nhiều ảnh hưởng tới nhau.

Gắn theo xu thế của thời đại, về chính trị chuyển từ đối đầu sang đối thoại thì trong kinh tế chuyển từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác. Thời đại cạnh tranh và hợp tác để cùng tồn tại, có sự phân hoá lớn đồng thời có sự cộng sinh giữa độc quyền và chống độc quyền. Cạnh tranh hợp tác đã làm hình thành lên các tổ chức, các liên minh kinh tế thương mại như: Khối thị trường chung châu Âu(EU), khối (NAFTA), OECD, AFTA, ASEAN, APEC, …

Ở các nước phát triển, nguồn thu từ hoạt động bảo hiểm ngân hàng dự tính sẽ cho tỷ suất lợi nhuận tương đương với nghiệp vụ cho vay truyền thống, tạo nguồn thu lớn cho ngân hàng với rủi ro thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng.

Ở Việt Nam ta cũng có câu:”Buôn có bạn, bán có phường”, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, sự hợp tác trong kinh doanh nói chung và việc kết hợp giữa ngân hàng - bảo hiểm tại Việt Nam sẽ là xu thế phát triển mạnh trong thời gian tới, đặc biệt khi việc thanh toán tiền mặt giảm dần và được thay thế bởi phương thức thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

Một lý do khác, do mức thu nhập của người dân ngày càng cao, việc triển khai trả lương qua thẻ, điều kiện hạ tầng công nghệ, trình độ nhận thức của cả người dân về ngân hàng và ngành bảo hiểm ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó, lĩnh vực ngân hàng phát triển mạnh trong nửa thập kỷ qua, hứa hẹn một tương lai phát triển sôi động hơn nữa; do vậy, mô hình liên kết giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng sẽ xuất hiện ngày một nhiều trong thời gian tới.

3.2 Môi trường pháp lí

Ở nhiều nước, có một số ít loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thuộc loại bắt buộc phải mua theo quy định của pháp luật bảo hiểm. Cũng có những trường hợp “phải mua” theo yêu cầu của các chủ những lợi ích liên quan như người cho vay tiền, phải mua đề đáp

ứng thói quen, tập quán của người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ…. Một số ngân hàng vẫn có quy định yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Tại Việt Nam, điều mà các DN bảo hiểm tiên phong đi phát triển kênh bán hàng này vẫn còn băn khoăn đó là trong Luật kinh doanh bảo hiểm chưa có nội dung hướng dẫn cho việc khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (mà vẫn coi kênh bán hàng này là 1 đại lý tổ chức thông thường). Chính vì vậy, trong quá trình vừa làm, vừa học hỏi các công ty bảo hiểm gặp không ít khó khăn khi triển khai kênh bán hàng bán lẻ này. Bên cạnh đó một số tồn tại khác như là những rào cản cho sự phát triển loại hình này tại Việt Nam như: hành chính rườm rà quan liêu, tham nhũng, thiếu sự minh bạch về luật pháp và giao kết hợp đồng, các vấn đề hóc búa về cơ sở hạ tầng, …

Vì vậy, cần phải có những quy định pháp lý mang tính chất Nhà nước để định hướng và thống nhất chung tạo hành lang pháp lý thông thoáng để Bancassurance phát triển đúng hướng và mang lại hiệu quả thiết thực tại môi trường Việt Nam.

Khách quan mà nói thì việc mua bảo hiểm cho dù có tự nguyện hay không sẽ có lợi cho người mua nhưng phải với điều kiện: việc mua bán bảo hiểm cần đảm bảo được các yếu tố cần thiết như: dịch vụ bảo hiểm phải dảm bảo chất lượng, giá phí bảo hiểm hợp lý, sản phẩm bảo hiểm phải hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người mua. Nếu không, việc mua bán sẽ là không công bằng với người mua bảo hiểm và đẻ ra những hệ quả không có lợi khác cho chính bản thân ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Một thực tế khác, trong thời gian qua các công ty bảo hiểm vẫn chưa có sự hợp tác thực sự nhiệt tình từ phía ngân hàng, mặc dù ngân hàng đã ký hợp tác với công ty bảo hiểm, nhưng vẫn không ít ngân hàng ký để mà… ký, việc bán được bao nhiêu sản phẩm qua hệ thống của mình thì không quan tâm lắm; đối với các công ty bảo hiểm, hiện cũng đang phải đối mặt với những khó khăn như chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng này với những kênh bán hàng cũ, chẳng hạn như kênh bán hàng trực tiếp qua đại lý. Trong khi đó, với kênh Bancassurance cần phải có một chương trình thúc đẩy động lực tới các nhân viên ngân hàng thực hiện bán chéo sản phẩm của bảo hiểm. Trên cơ sở đó bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng phải xây dựng cho mình quy chế phối hợp mang tính ràng

buộc giữa các bên để cùng gắn kết và mục tiêu chung, tránh tình trạng “cục bộ” và lợi ích riêng của bản thân mình.

Một phần của tài liệu BANCASSURANCE và hoạt động BANCASSURANCE tại Việt nam hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w