Quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của tổng cục hải quan (Trang 63 - 71)

Để công tác chấp hành dự toán đạt hiệu quả cao thì ngay từ đầu năm, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ chi tiêu ngân sách trong năm được phân bổ, Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiệm vụ thực hiện kế hoạch năm đến tất cả các đơn vị dự toán cấp III, trong đó quán triệt hướng dẫn tới Thủ trưởng các đơn vị dự toán cam kết thực hiện nhiệm vụ giải ngân theo mục tiêu chung của toàn Ngành, đồng thời thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước nhiều lần để phù hợp với tình hình thực tế triển khai của các đơn vị.

Có thể nói trong những năm qua, công tác triển khai dự toán về cơ bản đã đi vào nền nếp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành dự toán của Ngành. Tổng cục Hải quan đã xây dựng hệ thống tổng hợp dự toán, báo cáo tình hình thực hiện dự toán của từng đơn vị nên việc tổng hợp số liệu được đầy đủ, chính xác, nhanh chóng hơn tiết kiệm được thời gian, nhân lực đáp ứng kịp thời yêu cầu về thời gian, chất lượng các báo cáo.

Cụ thể công tác triển khai dự toán giai đoạn 2006-2018 được biểu hiện qua Bảng 3.3 “Kết quả triển khai dự toán ngành Hải quan giai đoạn 2006-2018”.

Bảng 3.3: Kết quả triển khai dự toán ngành Hải quan 2006-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Nội dung Dự toán

giao Thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán 2006 TỔNG DỰ TOÁN 998 868 86,97 I. Chi thƣờng xuyên 745,3 718,5 96,4

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 657,2 640,8 95,5

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 88,1 77,7 88,2

II. Chi đầu tƣ phát triển 252,7 149,5 59,16

2007

TỔNG DỰ TOÁN 1.503 1.137 76,65

I. Chi thƣờng xuyên 883,15 847 95,91

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 768,3 750,5 97,68

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 114,85 96,5 84,02

II. Chi đầu tƣ phát triển 619,85 290 46,79

2008

TỔNG DỰ TOÁN 1.736 1.420 81,8

I. Chi thƣờng xuyên 1.046,43 1.017 97,24

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 930,26 913 98,2

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 116,17 104 89,52

II. Chi đầu tƣ phát triển 689,57 402 58,37

2009

TỔNG DỰ TOÁN 2.269 2.14 88,76

I. Chi thƣờng xuyên 1.322,78 1267,32 95,81

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 1.111,29 1097,2 98,73

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 211,49 170,12 80,44

II. Chi đầu tƣ phát triển 946,22 746,68 78,91

2010

TỔNG DỰ TOÁN 2.798 2.499 89,31

I. Chi thƣờng xuyên 1.603,14 1.533 96,87

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 1.353,84 1.327,6 98,06

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 249,3 225,4 90,41

II. Chi đầu tƣ phát triển 1.194,86 966 80,85 3.363 2.746,9 81,7

2011 TỔNG DỰ TOÁN

I. Chi thƣờng xuyên 1.876,1 1.784,5 95,1

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 1.708,6 1.700 99,5

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 167,5 84,5 50,45

II. Chi đầu tƣ phát triển 1.486,9 962,4 64,73

2012

TỔNG DỰ TOÁN 4.624,1 3.279,1 71

I. Chi thƣờng xuyên 2.589,5 2.426,9 93,7

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 2.379,8 2.286,1 96,1

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 209,7 140,8 67,1

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.034,6 852,2 42

2013

TỔNG DỰ TOÁN 5.764,9 5.690,10 98,70

I. Chi thƣờng xuyên 3.714,6 3.691,80 99,39

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.611,5 3.590,30 99,41

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 103,1 101,50 98,45

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.050.3 1.998,30 97,46

2014

TỔNG DỰ TOÁN 5.847,7 5.712,90 97,69

I. Chi thƣờng xuyên 3.780,7 3.732,40 98,72

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.680,6 3.679,80 99,98

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 100,1 52,60 52,55

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.067 1.980,50 95,82

2015

TỔNG DỰ TOÁN 6.505,3 6.291,80 96,72

I. Chi thƣờng xuyên 4.375,3 4.241,00 96,93

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 4.244,7 4.130,80 97,32

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 130,6 110,20 84,38

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.130 2.050,80 96,28

2016

TỔNG DỰ TOÁN 5.502,5 5.317,90 96,65

I. Chi thƣờng xuyên 3.344,3 3.271,40 97,82

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.151,5 3.090,80 98,07

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 192,8 180,60 93,67

2017

TỔNG DỰ TOÁN 5.711,1 5.585,90 97,81

I. Chi thƣờng xuyên 3.593,6 3.582,30 99,69

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.529,6 3.520,30 99,74

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 64,0 62,00 96,88

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.117,5 2.003,60 94,62

2018

TỔNG DỰ TOÁN 5.942,7 5.876,20 98,88

I. Chi thƣờng xuyên 3.365 3.345,60 99,42

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.286,7 3.267,60 99,42

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 78,3 78,00 99,62

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.577,7 2.530,60 98,17

Nguồn: Công khai quyết toán chi NSNN năm

Ta có thể thấy việc thực hiện nhiệm vụ chi của ngành Hải quan giai đoạn 2006-2012 đã dần có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thực hiện dự toán năm sau cao hơn năm trước điều đó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong việc chỉ đạo sát sao các đơn vị dự toán cấp III, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh của các đơn vị và sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công chức ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách đã thu được kết quả. Tuy nhiên đối với năm 2011 và 2012 việc thực hiện nhiệm vụ chi của Tổng cục Hải quan còn gặp nhiều khó khăn do thực hiện nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ toàn ngành Hải quan phải cắt giảm chi thường xuyên 10%, tạm dừng các nội dung mua sắm tài sản, các dự án đầu tư mới, thủ tục đầu mua sắm công nghệ thông tin phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/NĐ-CP, theo đó thủ tục khảo sát, đánh giá, phê duyệt dự án phức tạp và mật nhiều thời gian, các dự án đã được giao dự toán nhưng đến cuối năm 2012 mới có thể thực hiện được. Cụ thể, năm 2006 dự toán mà ngành Hải quan thực hiện đạt 868 tỷ đồng với tỷ lệ là 69,22%; năm 2007 dự toán thực hiện là 1.137 tỷ đồng, đạt 76,65 % so với dự toán được giao; năm 2008 dự toán thực hiện được 1.420 tỷ đồng với tỷ lệ 81,8%, năm 2010 dự toán thực hiện được 2.499 tỷ đồng với tỷ lệ là 89.31 %, năm 201 dự toán thực hiện được 1.784,5 tỷ với tỷ lệ 95,1% và năm 2012 dự toán thực hiện được là 3.279,1 tỷ với tỷ lệ 71%.

Giai đoạn từ năm 2013 đến 2018, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và thường xuyên đôn đốc các đợn vị trực thuộc trong tổ cức thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành 100% khối lượng công việc và giải ngân tối thiểu 95% dự toán được giao. Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc xây dựng kế hoạch giải ngân theo từng tháng, từng quý và đôn đốc kịp thời. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, Tổng cục Hải quan thường xuyên bám sát, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc để đảm bảo hoàn thành giải ngân theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính. Do đó, tỷ lệ giải ngân các năm từ 2013 đến 2018 có tỷ lệ gải ngân rất cao, đối với chi đảm bảo hoạt động bộ máy và chi hoạt động chuyên môn đặc thù thì tỷ lệ gải ngân gân như đạt 100% dự toán được giao, chi đầu tư phát triển cũng đạt tỷ lệ cao trên 95% đẩy tỷ lệ giải ngân của ngành Hải quan cao, hoàn thành nhiệm vụ giải ngân do Bộ Tài chính giao, cụ thể năm 2014 dự toán thực hiện được là 5.712,9 tỷ đồng đạt 97,6%; năm 2015 dự toán thực hiện đạt 6.291,8 tỷ đồng đạt 96,7%; năm 2016 dự toán thực hiện đạt 5.317,9 tỷ đồng đạt 96,6%; năm 2017 dự toán thực hiện đạt 5.711,1 tỷ đồng đạt 96,7%, đặc biệt năm 2018 đạt tỷ lệ giải ngân cao là 5.876,2 tỷ đồng đạt 98,8%.

Có được những kết quả khả quan đó là do ngay từ đầu năm, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ chi tiêu ngân sách trong năm được phân bổ, Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiệm vụ thực hiện kế hoạch giải ngân năm đến tất cả các đơn vị dự toán cấp III, trong đó quán triệt hướng dẫn tới Thủ trưởng các đơn vị dự toán cam kết thực hiện nhiệm vụ giải ngân theo mục tiêu chung của toàn Ngành, quy trách nhiệm đến thủ trưởng đơn vị và coi đây là một tiêu chí để đánh giá thi đua đối với tổ chức và cá nhân đơn vị, đồng thời thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước nhiều lần để phù hợp với tình hình thực tế triển khai của các đơn vị.

Việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng thường chỉ được giải ngân vào những tháng cuối năm, do đó sẽ gây nhiều rủi ro cho ngành Hải quan trong việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí cuối năm của ngành còn dư chủ yếu là các nội dung mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ bản. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách còn eo hẹp, việc cân đối để đảm bảo đủ cho các nhu cầu chi

tiêu của Nhà nước còn nhiều khó khăn thì có thể nói công tác triển khai thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước của ngành Hải chưa đạt được như mong muốn là một trong những hạn chế mà ngành Hải quan cần cố gắng khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.

Việc chậm tiến độ thực hiện nội dung dự toán chi đầu tư phát triển là do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.

Nguyên nhân khách quan cần được kể đến là do các văn bản chính sách trong việc thực hiện các thủ tục mua sắm, xây dựng thường xuyên thay đổi và có sự phức tạp, kéo dài gây khó khăn cho các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện. Mặt khác, một số gói thầu như mua sắm máy soi hàng hóa, hành lý, máy soi container, đóng tàu cao tốc, tàu dầu có quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu phức tạp, việc đầu tư các hệ thống camera giám sát phải lấy ý kiến tham gia của nhiều bên liên quan như Cảng vụ hàng không, Bộ đội biên phòng, các đơn vị cảng biển ... dẫn tới thời gian thực hiện bị kéo dài, không thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra, làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân của ngành Hải quan. Một yếu tố dẫn tới tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng chậm là do thủ tục thực hiện đầu tư dự án xây dựng còn phức tạp, thiết kế, dự toán của dự án đầu tư xây dựng phải qua cơ quan quản lý xây dựng của địa phương thẩm định dẫn đến thời gian phê duyệt dài, thủ tục nghiệm thu khối lượng hoàn thành, công tác kiểm tra hồ sơ thanh toán mất nhiều thời gian cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân vồn đầu tư xây dựng.

Nguyên nhân chủ quan thực hiện chậm nội dung dự toán đầu tư phát triển là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác triển khai mua sắm, xây dựng ngành Hải quan còn hạn chế. Do đặc thù của ngành Hải quan là cán bộ, công chức tại các đơn vị thường xuyên luân chuyển, thông thường mỗi cán bộ hải quan công tác tại Cục Hải quan địa phương sau thời gian công tác tại một ví trí từ 03 đến 05 năm sẽ được luân chuyển sang vị trí mới. Do vậy, đội ngũ cán bộ chuyên quản về công tác mua sắm tại các đơn vị chưa thực sự chuyên sâu và công tác đầu tư mua sắm của đơn vị chưa được chú trọng. Hiệu quả công tác lập dự toán tại các đơn vị chưa cao, chưa đánh giá nhu cầu với tình hình triển khai thực tế tại đơn vị

mình, nhất là đối với các dự án công trình mua sắm, xây dựng thời gian thực hiện kéo dài, các đơn vị không chia dự toán thành các năm thực hiện mà ghi dự toán đầy đủ cho dự án, công trình ngay từ năm đầu tiên thực hiện, dẫn tới số dư dự toán của đơn vị cuối năm còn cao.

Bên cạnh đó,thủ trưởng các đơn vị dự toán chưa thực sự quan tâm đến quản lý chi ngân sách nhà nước mà chỉ quan tâm chủ yếu đến việc thực hiện thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, do vậy chưa có những chỉ đạo sát sao với công tác triển khai của từng đơn vị.

Đi đôi với việc đẩy nhanh việc triển khai dự toán được giao, thì Tổng cục Hải quan cũng luôn chú trọng tới việc kiểm soát chặt chẽ các nội dung chi, các quy trình thực hiện chi cho đúng với chính sách, chế độ của Nhà nước, đảm bảo các khoản chi được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng quy trình, đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho ngành cũng như cho đất nước. Do vậy, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính chưa phát hiện thấy những tiêu cực hay sai phạm lớn trong quản lý chi tiêu ngân sách trong ngành Hải quan.

Thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế giai đoạn 2006-2020, trên cơ sở kinh phí và biên chế được giao hàng năm, các đơn vị ngành Hải quan đã đảm bảo công khai minh bạch, dân chủ về nguồn kinh phí được sử dụng, chủ động tiết kiệm chi phí thường xuyên để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Gắn quyền lợi, trách nhiệm và thu nhập nên mọi cán bộ công chức đều nâng cao ý thức tiết kiệm, quan tâm giám sát chặt chẽ việc quản lý sử dụng tài sản và kinh phí. Chính vì vậy ngành Hải quan đã thực hiện đảm bảo chế độ cho cán bộ công chức theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với mức bình quân là 1,8 lần tiền lương do nhà nước quy định.

Từ khi Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí được ban hành, đưa vào áp dụng thì việc triển khai thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong ngành Hải quan đã chuyển biến tích cực, nó đã trở thành phương châm hành động tích cực của toàn ngành.

Bảng 3.4: Kinh phí tiết kiệm trong ngành Hải quan giai đoạn 2006-2018 Năm Quân số Biên chế Hợp đồng

Kinh phí tiết kiệm (tỷ đồng) Tiền lƣơng bình quân (trđ/ngƣời/tháng) 2006 8.297 7.314 983 26,73 3,5 2007 8.717 7.670 1.047 41,96 4,0 2008 9.014 7.886 1.128 55,82 4,7 2009 9.468 8.338 1.130 88,73 5,3 2010 10.587 9.415 1.172 149,16 6,0 2011 11.250 10.115 1.135 165 8,5 2012 11.764 10.256 1.508 201 10.2 2013 12.160 10.434 1.726 415 14.7 2014 12.451 10.552 1.899 420 16.1 2015 12.412 10.426 1.987 423 16.9 2016 12.402 10.323 2.079 550 17.1 2017 12.196 10.063 2.134 570 17.9 2018 12.211 10.095 2.116 630 18.5

Nguồn: Công khai quyết toán chi NSNN năm Ta có thể thấy, kinh phí tiết kiệm của ngành Hải quan có xu hướng tăng lên. Cụ thể: số kinh phí tiết kiệm được trong năm 2006 là 26,73 tỷ đồng, kinh phí tiết kiệm được 2007 là 41,96 tỷ đồng, kinh phí tiết kiệm năm 2008 là 55,82 tỷ đồng, kinh phí tiết kiệm năm 2009 là 88,73 tỷ đồng và kinh phí tiết kiệm năm 2010 đạt 149,16 tỷ đồng, năm 2011 đạt 165 tỷ đồng, năm 2012 là 201 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 550 tỷ đồng, năm 2017 là 570 tỷ đồng và năm 2018 là 630 tỷ đồng.

Có được những kết quả khả quan đó là do toàn bộ Lãnh đạo và cán bộ công chức trong ngành Hải quan đều nhận thức được vai trò tích cực của cơ chế quản lý tài chính và biên chế, nhận thức được vai trò của việc tiết kiệm kinh phí trong việc cải thiện nâng cao thu nhập cho mình, từ đó đề ra các biện pháp tiết kiệm chi như: xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, cân nhắc trong việc cử cán bộ đi công tác trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của tổng cục hải quan (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)