Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - thực trạng và giải pháp (Trang 32)

2.1.3.1 Số liệu kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: tỷ VND

A- Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 2009 2010 2011

Tổng Tài sản 7.453 17.367 34.985 56.132

Vốn chủ sở hữu 3.447 3.828 4.105 6.594

Trong đó: Vốn điều lệ 3.300 6.650 3.650 6.010

Tổng huy động vốn 3.801 13.399 30.421 48.148

Tổng dƣ nợ tín dụng 2.674 5.983 10.114 12.757 Lợi nhuận thuần từ Hoạt động kinh

doanh trƣớc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

449 569 816 1.161

Lợi nhuận trƣớc thuế 444 540 759 1.086

Lợi nhuận sau thuế 444 540 682 977

Đơn vị: %

B- Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ LNST/TTS bình quân (ROAA) 5,96 4,35 2,61 2,14 Tỷ lệ LNST/VCSH bình quân (ROAE) 12,88 14,85 17,22 18,26

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0 0,28 0,42 2,14

Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 9,00 13,00 15,00 15,00

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các năm)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu liên tục tăng qua các năm từ 2008 - 2011 đã tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng quy mô, đầu tƣ phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, có công nghệ cao cũng nhƣ

giúp ngân hàng khẳng định đƣợc vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nếu nhƣ từ thời kỳ thành lập, LienVietPostBank chỉ có số vốn khiêm tốn là 3.477 tỷ đồng thì sau gần 4 năm con số ấy đã lên tới hơn 6.594 tỷ. Đó là một con số không hề nhỏ, thể hiện sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong việc cố gắng không ngừng mở rộng quy mô của ngân hàng.

Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng đƣợc nâng cao rõ rệt, thể hiện qua sự tăng lên của lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế. Năm 2011, lợi nhuận trƣớc thuế đạt mức 1.086 tỷ đồng (tăng 43,08% so với năm 2010). Lợi nhuận lũy kế từ 2008 đến hết 2011 đã đạt 2.829 tỷ đồng, thực sự là bàn đạp vững chắc cho tƣơng lai.

Với tình hình kinh doanh tƣơng đối hiệu quả, uy tín của ngân hàng tăng lên, khách hàng tìm đến giao dịch với ngân hàng nhiều hơn, từ đó lƣợng tiền gửi và cho vay của LienVietPostBank cũng đƣợc nâng lên đáng kể. Có đƣợc thành công này một phần là nhờ sự linh hoạt trong chính sách lãi suất của ngân hàng, phù hợp với từng thời kỳ và phƣơng châm luôn luôn đề cao lợi ích khách hàng. Nguồn vốn huy động đƣợc từ tiền gửi của khách hàng và vốn vay tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2011. Lƣợng vốn huy động tăng gần 60% (từ 30.421 tỷ lên 48.148 tỷ).

Vốn huy động tăng trƣởng nhanh kéo theo sự tăng trƣởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng nông nghiệp nông thôn (dƣ nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn bình quân đạt trên 40% tổng dƣ nợ). Tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2011 đạt 26,13% (có giảm so với năm 2010 - 69,05% do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế). Cuối năm 2011, tăng trƣởng dƣ nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc khống chế ở mức 20%, riêng LienVietPostBank đƣợc Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép tăng trƣởng tín dụng ở mức 30,16% so với năm 2010, thể hiện sự

tín nhiệm và đánh giá cao của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank.

Mặc dù dƣ nợ tín dụng tăng khá mạnh nhƣng chất lƣợng tín dụng của LienVietPostBank vẫn đƣợc kiểm soát chặt chẽ, mặt khác dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc trích đầy đủ và thƣờng xuyên để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 của ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2010 (do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam) nhƣng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Nhƣ vậy, có thể nói rằng hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank trong vài năm gần đây tƣơng đối hiệu quả và an toàn. Điều này đƣợc thể hiện qua những con số cụ thể và thực tế lƣợng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng đông, đặc biệt là các tổ chức kinh tế lớn.

2.1.3.2 Công nghệ thông tin và sản phẩm, dịch vụ

Trong năm 2011, LienVietPostBank hoàn tất công tác sáp nhập hệ thống tiết kiệm bƣu điện vào ngân hàng. Đây là một nỗ lực lớn của ngân hàng trong việc tích hợp 2 hệ thống công nghệ thông tin có nhiều điểm khác biệt lớn nhằm tập trung phát triển và tận dụng tối đa mạng lƣới của VPSC để triển khai các sản phẩm ngân hàng bán lẻ và hình thành mạng lƣới thanh toán đa năng trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, ngân hàng cũng đang trong giai đoạn triển khai một loạt dự án công nghệ quan trọng, gồm dự án Thẻ, dự án Trung tâm dữ liệu, và dự án Ngân hàng điện tử…

Về sản phẩm, dịch vụ: thực hiện thành công việc phát hành thẻ Liên kết phát triển (thẻ ghi nợ nội địa) - đây là sản phẩm thẻ đầu tiên của LienVietPostBank, tiến hành kết nối với 3 liên minh thẻ để thực hiện giao dịch đƣợc tại hơn 16.600 máy ATM trên toàn quốc. Các dịch vụ tiện ích nhƣ SMS

nhiều tính năng hơn, đáp ứng yêu cầu sử dụng các dịch vụ hiện đại ngày càng cao của khách hàng.

2.1.3.3 Hoạt động quản trị rủi ro

Kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay, LienVietPostBank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực quốc tế trong đó đặc biệt đảm bảo tính “độc lập, khách quan” của bộ phận quản lý rủi ro.

Nhiệm vụ quản trị rủi ro tại ngân hàng đƣợc thực hiện chủ yếu bởi Khối Pháp chế, Quản lý rủi ro và Phòng chống rửa tiền (PC, QLRR và PCRT) với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát đƣợc các rủi ro trọng yếu của hoạt động ngân hàng, bao gồm (nhƣng không giới hạn): rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động và công tác phòng chống rửa tiền.

Tuy nhiên do ngân hàng còn mới thành lập nên hệ thống quy trình, quy chế làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro còn chƣa đầy đủ và bài bản. Hệ thống công nghệ chƣa thể hỗ trợ toàn diện cho công tác quản trị rủi ro. Vì vậy, trong năm 2012, LienVietPostBank đang tích cực hoàn thiện, chỉnh sửa khung chính sách và chiến lƣợc quản trị rủi ro phù hợp để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ hƣớng tới mục tiêu phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

2.1.3.4 Phát triển mạng lưới

Trong năm 2011, ngân hàng mở thêm 16 điểm giao dịch trên phạm vi toàn quốc, đƣa tổng số điểm giao dịch của ngân hàng lên 60 và hiện tại, LienVietPostBank đã có mặt tài 21 Tỉnh/Thành phố.

Bằng việc hợp tác với VNPost và triển khai cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua hệ thống mạng lƣới bƣu chính trên toàn quốc (hiện tại trên 10.000 điểm), LienVietPostBank đã trở thành một trong những TCTD có mạng lƣới rộng nhất cả nƣớc.

2.2 Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt

2.2.1 Khuôn khổ pháp lý của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

2.2.1.1 Quy định của NHNN Việt Nam

Đứng trƣớc những biến động của nền kinh tế trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng cũng gặp khó khăn trong thanh khoản. Vì thế NHNN Việt Nam đã ban hành một số Quy định, Thông tƣ mới nhằm siết chặt hoạt động kinh doanh, nâng cao tính an toàn trong hoạt động của các TCTD.

a) Thông tư 13/2012/TT/NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng” (Thông tư 13)

Thông tƣ 13 đƣợc NHNN ban hành vào ngày 20/05/2010, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010, gồm 22 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an toàn của các TCTD, trong đó có một số điểm mấu chốt nhƣ sau: (i) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); (ii) hạn chế việc tham gia của các TCTD vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản; (iii) tăng cƣờng quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD.

Sau khi Thông tƣ 13 đƣợc ban hành, các TCTD đã có một số ý kiến phản hồi, theo đó, NHNN tiếp tục ban hành Thông tƣ số 19/2010/TT-NHNN (Thông tƣ 19) để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Thông tƣ 13. Liên quan đến các Thông tƣ này, ngày 30/08/2011, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tƣ 22/2011/TT-NHNN (Thông tƣ 22). Trong đó, NHNN chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động đƣợc đề cập trong Thông tƣ 13 và đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Thông tƣ 19. Bên cạnh đó, Thông tƣ 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Thông tƣ 13 và các văn bản sửa đổi thay thế cho Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN (QĐ 457). Những thay đối đáng chú ý của Thông tƣ 13 so với QĐ 457 nhƣ sau:

Thứ nhất, về đối tƣợng và phạm vi áp dụng: các đối tƣợng không chịu sự điều chỉnh ngoài Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở còn có Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thứ hai, bổ sung tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (Điều 18) và quy định chi tiết về nguồn vốn huy động có sự thu hẹp lại khá lớn so với nguồn vốn huy động của các TCTD. Sau đó, NHNN đã hủy bỏ quy định trên bởi Thông tƣ 22.

Thứ ba, tăng cƣờng sự quản lý của NHNN đối với các quyết định sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về tiêu chí xác định một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan, các giới hạn tín dụng áp dụng với một khách hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan cũng nhƣ yêu cầu các TCTD phải có kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng của mình.

Thứ tƣ, bổ sung tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất tại Điều 6 bên cạnh tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ, đồng thời tăng tỷ lệ CAR từ 8% lên 9%. Ngoài ra, cách tính vốn tự có cấp 1 và 2 cũng nhƣ cách tính tổng tài sản Có rủi ro đã đƣợc thay đổi so với quy định cũ.

Thứ năm, Thông tƣ thể hiện rõ quan điểm của NHNN về việc tăng cƣờng quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản, hoạt động đầu tƣ vào các công ty trực thuộc của các TCTD tại các Điều 5, 6, 7 và 8.

Thứ sáu, Thông tƣ đã đƣa ra một số quy định mới về phƣơng thức quản lý thanh khoản và tỷ lệ khả năng chi trả của các TCTD tại mục 3, trong đó có việc xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản của các TCTD.

Có thể nhận thấy Thông tƣ 13 và các văn bản sửa đổi là quy định quan trọng nhất, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các TCTD tính đến thời điểm hiện tại.

b) Thông tư 15/2009/TT-NHNN “Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với Tổ chức tín dụng” (Thông tư 15)

Thông tƣ 15 đƣợc NHNN ban hành ngày 10/08/2009, trong đó quy định các NHTM chỉ đƣợc sử dụng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (so với quy định cũ tại QĐ 457 là 40%).

Quy định này ra đời buộc các NHTM phải cơ cấu lại danh mục tài sản Nợ - tài sản Có cho phù hợp, đảm bảo an toàn thanh khoản.

2.2.1.2 Quy định của LienVietPostBank

a) Quy chế về Chính sách quản lý rủi ro

Quy chế này đƣợc Hội đồng quản trị ban hành vào ngày 05/07/2010 nhằm xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý, công cụ đo lƣờng và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản trong hoạt động quản lý rủi ro. Đây là quy chế chung, áp dụng cho tất các các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động. Đồng thời nó cũng là cơ sở để ngân hàng xây dựng các quy trình, quy định có liên quan đối với từng loại rủi ro cụ thể, trong đó có rủi ro thanh khoản.

b) Dự thảo Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản

Dựa trên Quy chế về Chính sách quản lý rủi ro, ngân hàng đã xây dựng dự thảo Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản. Theo đó, quy định đề cập rõ quy trình, công cụ quản trị rủi ro thanh khoản cũng nhƣ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận có liên quan trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên,

sau một thời gian tƣơng đối dài dự thảo quy định này vẫn chƣa đƣợc ban hành chính thức trên toàn hệ thống.

2.2.2 Chiến lược quản trị thanh khoản

Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1, theo lý thuyết có ba chiến lƣợc quản trị thanh khoản là quản trị thanh khoản dự trữ, quản trị thanh khoản nợ và quản trị thanh khoản hỗn hợp. Theo xu hƣớng chung hiện nay, ngân hàng cũng sử dụng chiến lƣợc quản trị thanh khoản hỗn hợp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình.

Trên thực tế các ngân hàng ở Việt Nam, trong đó có LienVietPostBank chủ yếu đáp ứng các nhu cầu thanh khoản phát sinh thông qua các hình thức chủ yếu sau:

(i) Dự trữ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác (quản trị thanh khoản dự trữ): nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn thƣờng xuyên, đều đặn hàng ngày của toàn hệ thống nhƣ chuyển tiền thanh toán, các món giải ngân có quy mô nhỏ…

Tính tại thời điểm hiện tại, LienVietPostBank phải duy trì số dƣ tiền gửi bình quân xấp xỉ 850 tỷ VND/ngày tại NHNN để đảm bảo dự trữ bắt buộc theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ban hành ngày 09/06/2003 (và văn bản sửa đổi, bổ sung số 1130/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 01/08/2005). Tuy nhiên qua theo dõi trên thực tế, dòng tiền ròng (net cashflow) hàng ngày để đáp ứng các tất cả các nhu cầu thanh khoản của ngân hàng chỉ dao động trong khoảng 300 tỷ VND (với điều kiện thị trƣờng bình thƣờng). Nhƣ vậy, ngân hàng đã buộc phải để dƣ thừa khoảng 550 tỷ VND/ngày. Đây là một điều bất hợp lý và ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Giả sử số tiền dƣ thừa nói trên đƣợc sử dụng để đẩy ra tín dụng với lãi suất bình quân 16 - 17%/năm. Trong khi chi phí ngân hàng phải nộp phạt khi vi phạm quy định của NHNN nếu để thiếu hụt số tiền trên “bằng 150% lãi suất tái cấp

vốn tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các tổ chức tín dụng” [3, tr.6] (hiện tại bằng 15%). Nhƣ vậy ngân hàng có thể hƣởng phần lãi suất chênh lệch khoảng 1 - 2%.

Trên đây chỉ là số liệu tính toán sơ bộ đối với một ngân hàng có quy mô trung bình, đối với các ngân hàng có quy mô lớn hơn nhƣ Eximbank, Sacombank, Techcombank… thì con số dự trữ bắt buộc còn lớn hơn rất nhiều. Trong trƣờng hợp này dự trữ bắt buộc cao hơn so với con số dự trữ tối ƣu. Vì vậy các ngân hàng, trong đó có LienVietPostBank nên xem xét việc sử dụng nguồn vốn dƣ thừa để kinh doanh và chịu phạt theo quy định của NHNN để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, các TCTD hầu nhƣ chƣa bao giờ nghĩ đến phƣơng án này do ngoài việc phạt vi phạm bằng tiền, TCTD đó còn chịu một số ảnh hƣởng khác nhƣ hạn chế việc mở rộng chi nhánh mới, …

Riêng đối với LienVietPostBank, ban lãnh đạo còn có chính sách đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp nông thôn để đƣợc hƣởng ƣu đãi về tỷ lệ dự trữ bắt buộc (bằng 1/5 tỷ lệ áp dụng đối với các TCTD thông thƣờng). Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã hy sinh một phần nhỏ lợi nhuận (tín dụng nông nghiệp nông thôn có lãi suất hơn tín dụng thông thƣờng) để thu đƣợc kết quả lớn hơn rất nhiều nhờ tận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - thực trạng và giải pháp (Trang 32)