Tổng hợp nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện da liễu trung ương (Trang 58)

của Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Thu phí, lệ phí và BHYT 32,690 67.28 42,218 67.94 54,878 64.92 70,944 63.09 2

Thu từ hoạt động sản xuất

cung ứng dịch vụ 15,900 32.72 19,924 32.06 29,655 35.08 41,498 36.91

4 Tổng số 48,590 100.00 62,142 100.00 84,533 100.00 112,442 100.00

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của bệnh viện từ năm 2011 - 2014)

Qua bảng 2.3 nhận thấy:

Nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện Da liễu Trung ương tăng dần theo từng năm. Năm 2011, tổng thu sự nghiệp y tế là 48,590 triệu đồng thì tới năm 2014 tổng thu sự nghiệp y tế đã tăng gấp 2.3 lần lên đến 112,442 triệu đồng.

Trong đó, toàn bộ nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện Da liễu Trung ương là từ hai nguồn: nguồn thu từ phí, lệ phí, bảo hiểm y tế và nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ. Nguồn thu từ phí, lệ phí và BHYT tăng về quy mô nhưng có chiều hướng giảm về tỷ trọng trong giai đoạn 2011 - 2014 (Quy mô: tăng từ 32,690 triệu đồng lên đến 70,944 triệu đồng; tỷ trọng: giảm từ 67.28% xuống còn 63.09%); nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có xu hướng tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong những năm gần đây (Quy mô: tăng từ 15,900 triệu đồng lên đến 41,498 triệu đồng; tỷ trọng tăng từ 32.72% lên đến 36.91%). Nhận thấy, cả hai nguồn thu sự nghiệp y tế đều tăng theo từng năm cho thấy sự nỗ lực của bệnh viện trong việc tăng cường công tác chuyên môn để gia tăng nguồn thu từ các hoạt động. Đồng thời, khẳng định uy tín của bệnh viện trong việc khám chữa bệnh.

* Quản lý nguồn thu phí, lệ phí và bảo hiểm y tế a. Nội dung thu

Đối với nguồn thu phí, lệ phí và bảo hiểm y tế là do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu.

Giá thu viện phí được thực hiện theo Nghị định 95/1994/NĐ-CP ngày 27/08/1994, thông tư 14/TTLB ngày 30/09/1995 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động thương binh & xã hội - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện nghị định 95/1994/NĐ-CP về thu một phần viện phí; thông tư số 03/206/TTLT - BYT - BTC - BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 hướng dẫn thu một phần viện phí. Sau đó, năm 2012 đã có điều chỉnh mức giá viện phí mới, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 do Chính phủ ban hành quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập; Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 04/2012/TTLT - BYT - BTC ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa

bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải được Bộ Y tế duyệt làm cơ sở thu và cơ quan bảo hiểm thanh toán. Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu, thì mức thu được tính trên cơ sở các chi phí cho các dịch vụ y tế; mức đầu tư của bệnh viện và do cơ quan có thẩm quyền duyệt.

b. Phƣơng thức thu

Nguồn thu viện phí, bảo hiểm y tế được Bộ Tài chính qui định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho ngành y tế quản lý và sử dụng. Những nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng Tài chính - Kế toán của bệnh viện theo đúng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Bệnh viện thường tổ chức các điểm thu viện phí tại nhiều nơi trong bệnh viện, bảo đảm thu nhanh chóng; thuận tiện; tránh phiền hà cho người bệnh.

Đối với người bệnh có thẻ Bảo hiểm Y tế thì cơ quan Bảo hiểm Y tế thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay mới chỉ phổ biến loại hình BHYT bắt buộc áp dụng cho các đối tượng cán bộ công nhân viên chức làm công ăn lương trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp còn các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện khác vẫn chưa được triển khai một cách phổ biến.

Hiện nay nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế có xu hướng tăng nhanh. Chính sách thu một phần viện phí và việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đã khuyến khích việc sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả quan tâm đến việc đầu tư; nâng cấp áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển dịch vụ kỹ thuật; nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

* Quản lý nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ a. Nội dung thu

Các nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ của bệnh viện bao gồm: Khám hội chẩn giáo sư; Khám chữa bệnh ngoài giờ, khám chữa

bệnh ngoại trú theo yêu cầu; Hợp đồng khám chữa bệnh, xét nghiệm ngoại viện; Nhà thuốc bệnh viện; Hợp đồng thử nghiệm sản phẩm; Hợp đồng nghiên cứu khoa học, đào tạo; Pha chế thuốc bôi ngoài da; Trông giữ xe; Dịch vụ ăn uống.

Các hoạt động dịch vụ liên quan đến khám chữa bệnh theo yêu cầu, hợp đồng thử nghiệm sản phẩm và các hợp đồng nghiên cứu khoa học thu theo Quyết định của Giám đốc bệnh viện hoặc theo thỏa thuận trên hợp đồng tùy theo phương thức hoạt động của các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ này.

Bệnh viện được phép thử nghiệm, sản xuất và cung ứng thuốc theo Quyết định của Bộ Y tế. Giá của các loại thuốc được niêm yết dựa trên Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005 do Quốc hội ban hành, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược và thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ban hành ngày 30/12/2011 về việc hướng dẫn thực hiện quản lý Nhà nước về giá thuốc dùng cho người.

Nguồn thu từ các hình thức trông giữ xe và dịch vụ ăn uống được thực hiện theo hình thức khoán theo năm căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với bệnh viện hàng năm.

* Phƣơng thức thu

Số tiền thu từ hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu từ các Khoa và các Phòng có dịch vụ sẽ được nhân viên Phòng tài chính kế toán tại các Khoa và Phòng đó hạch toán và sau đó chuyển về Phòng tài chính kế toán hàng ngày. Số tiền mặt thu được bệnh viện sẽ trích lại một phần tiền mặt để lại bệnh viện thực hiện việc chi tiêu cho các công việc cần thiết, phần còn lại được nộp vào tài khoản ngân hàng, số tiền lãi gửi ngân hàng hàng tháng có giấy báo nợ từ ngân hàng đầy đủ và được bệnh viện hạch toán một cách kịp thời.

Tiền thu từ các hoạt động dịch vụ nhà ăn và trông giữ xe được thu theo hình thức khoán theo năm và đơn vị quản lý hai dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm nộp tiền khoán về bệnh viện hàng tháng tại Phòng tài chính kế toán.

3.2.3. Cơ chế tự chủ trong quản lý chi tiêu của Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng

Bệnh viện Da liễu Trung ương được sử dụng nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện và các nguồn khác để chi cho các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của bệnh viện. Cơ cấu chi từ các nguồn được thể hiện thông qua bảng 2.4: Cơ cấu chi từ các nguồn của Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Bảng 2.4: Cơ cấu chi từ các nguồn của Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng

ĐVT: Triệu đồng

STT Nguồn

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Nguồn NSNN Trong đó:

Chi thường xuyên Chi không thường xuyên

30,000 28,061 1,939 65.48 93.54 6.46 42,695 40,695 2,000 67.64 95.32 4.68 48,902 43,091 5,811 62.26 88.12 11.88 54,894 50,666 4,228 57.06 92.30 7.70 2 HĐ sự nghiệp y tế Trong đó:

Chi thường xuyên Chi không thường xuyên

15,819 15,819 - 34.52 100.00 - 20,430 20,430 - 32.36 100.00 - 29,643 29,643 - 37.74 100.00 - 41,309 41,309 - 42.94 100.00 - 3 Tổng số 45,819 100.00 63,125 100.00 78,545 100.00 96,203 100.00

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của bệnh viện từ năm 2011 - 2014)

Thông qua bảng 2.4, nhận thấy trong cơ cấu các khoản chi tại bệnh viện hiện nay, số chi từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% tổng số chi của bệnh viện nhưng đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày càng được áp dụng rộng rãi và thể hiện

những điểm tích cực trong cơ chế thu chi tại các ĐVSNCT nói chung và Bệnh viện Da liễu Trung ương nói riêng.

3.2.3.1. Chi hoạt động thường xuyên của bệnh viện

Nguồn NSNN và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp y tế được sử dụng để chi cho các hoạt động thường xuyên của Bệnh viện Da liễu Trung ương được biểu hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.5: Các khoản chi thƣờng xuyên của Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Chi cho con người 18,376 41.88 25,554 41.81 30,445 41.86 34,777 37.81

2

Chi nghiệp vụ chuyên môn

và quản lý hành chính 20,189 46.01 25,980 42.50 26,938 37.04 33,464 36.38

3 Chi mua sắm, sửa chữa 1,496 3.41 7,702 12.60 1,354 1.86 2,184 2.38

4 Chi khác 3,819 8.70 1,889 3.09 13,997 19.24 21,550 23.43

5 Tổng số 43,880 100.00 61,125 100.00 72,734 100.00 91,975 100.00

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo quyết toán tài chính của bệnh viện từ năm 2011 - 2014)

Qua bảng 2.5 nhận thấy, cơ cấu chi thường xuyên tại bênh viện giai đoạn 2011 - 2014 có sự thay đổi:

- Phần chi cho con người trong giai đoạn này có sự tăng lên về quy mô nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn chi (quy mô tăng từ 18,376 triệu đồng lên 34,777 triệu đồng; tỷ trọng giảm từ 41.88% xuống còn 37.81%). Tuy vậy, phần chi cho con người vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn chi và có xu hướng ngày càng tăng về quy mô qua các năm. Điều này được lý giải là do sự thay đổi trong chính sách tiền lương cơ bản của Nhà nước, mức tiền lương cơ bản những năm gần đây tăng đều đặn và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế tăng lên làm gia tăng đáng kể khoản chi cho con người.

- Phần chi cho nghiệp vụ chuyên môn và chi quản lý hành chính cũng gia tăng về quy mô nhưng giảm về tỷ trọng trong những năm gần đây (quy mô tăng từ 20,189 triệu đồng lên 33,464 triệu đồng; tỷ trọng giảm từ 46.01% xuống còn 36.38%). Nguyên nhân có sự gia tăng về quy mô là do sự phát triển y học thế giới và sự ảnh hưởng từ nền kinh tế đầy biến động làm cho chi phí của các mặt hàng vật tư liên quan đến ngành y tăng cao cùng với sự gia tăng về giá cả của các mặt hàng vật tư văn phòng phẩm khác làm cho khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn và chi quản lý hành chính ngày một gia tăng.

- Phần chi mua sắm sửa chữa có sự biến động không đều đặn. Sự biến động không đều đặn này là do trong giai đoạn 2011 - 2014, bệnh viện có tiến hành mua một số trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh làm phát sinh chi phí mua sắm tài sản cố định bất thường trong năm 2012.

- Phần chi khác trong giai đoạn này có sự gia tăng mạnh mẽ đặc biệt là trong 02 năm trở lại đây. Có sự gia tăng mạnh mẽ như vậy là do trong những năm gần đây, bệnh viện ngày càng khẳng định được uy tín của mình làm cho lượng bệnh nhân tới khám, chữa, điều trị ngày một gia tăng giúp tăng nguồn thu của bệnh viện. Song song với việc tăng nguồn thu thì có những khoản chi không thuộc các nhóm trên phát sinh và tăng mạnh.

Cơ chế thực hiện các khoản chi thƣờng xuyên tại Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng:

Bệnh viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đó quy định rõ cơ chế chi tiêu đối với các khoản chi như sau:

* Chi cho con ngƣời:

Chi cho con người bao gồm các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, tiền thưởng, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, phúc lợi tập thể, trợ cấp và phụ cấp khác.

Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất sức lao động cho cán bộ và lao động hợp đồng của bệnh viện.

- Tiền lương, tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng:

Đối với lao động là công nhân viên chức của bệnh viện thực hiện chi trả lương theo cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định. Đối với lao động là hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng thời vụ và thuê khoán được trả công theo hợp đồng đã ký với Giám đốc bệnh viện.

- Phụ cấp lương:

Thực hiện theo các văn bản quy định của Nhà nước.

+ Phụ cấp chức vụ: Thực hiện theo Nghị quyết số 730/2004/NQ- UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 do Bộ Nội vụ ban hành về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức.

+ Phụ cấp thêm giờ: Thực hiện Thông tư số 08/2005/TTLT/BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việcthực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Thực hiện theo Thông tư số 07/2005/BNV ngày 05/11/2005 cuả Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ công chức, viên chức.

+ Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp đặc biệt khác của ngành: Thực hiện theo Nghị định 56/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

+ Phụ cấp trực: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg về việc quy định chế độ phụ cấp đặc thù với công chức, viên chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập.

- Phúc lợi tập thể:

Phúc lợi tập thể là khoản tiền khám bệnh định kỳ cho công nhân viên chức trong bệnh viện.

- Các khoản đóng góp:

Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp. Đây là khoản bệnh viện trích nộp và đóng góp đầy đủ cho tất cả các cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

* Chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý hành chính:

Chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý hành chính bao gồm các khoản thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên; chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành.

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng:

+ Thanh toán tiền điện, nước: Thanh toán theo khối lượng thực tế sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện da liễu trung ương (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)