Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh hải dương (Trang 98)

4.2.4 .Tăng cường, đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư

4.2.5. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh

Từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp chính quyền cơ sở đều cần phải thống nhất trong đánh giá vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế toàn tỉnh, cũng như việc đánh giá về tầm quan trọng của vấn đề việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đội ngũ cán bộ phải xác định rõ rằng khi phát triển được thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa xét đến tầm ảnh hưởng cho toàn bộ nền kinh tế mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước, cụ thể là trong tỉnh, cũng trở nên năng động hơn, hội nhập, thích nghi hơn với bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Muốn nhận thức được sâu cần có sự phối hợp giữa tất cả các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, nhân dân cư trú trên địa bàn, các sở, ban ngành trực tiếp và gián tiếp liên quan để làm sao tạo nên một không khí hòa đồng, dễ chịu, tôn trọng lẫn nhau giữa hai phía, tạo sự yên tâm và thoải mái cho các nhà đầu tư nước ngoài

Giải pháp đầu tiên cần thiết nhất hiện nay là phải trang bị cho lãnh đạo và nhân dân trên địa bàn những nhận thức đúng đắn về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như vấn đề giải quyết việc làm trong khu vực này. Các hoạt động cụ thể để làm được điều này là:

-Thường xuyên tổ chức gặp mặt lãnh đạo các cơ quan quản lý chính

quyền để quán triệt cụ thể những quan điểm của cả tỉnh về vai trò của vấn đề

giải quyết việc làm trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó lấy những người lãnh đạo này làm hạt nhân, làm đầu tầu gương mẫu trong cách nhìn nhận các doanh nghiệp FDI để cấp dưới noi theo.

-Theo định kỳ, cần tổ chức các buổi hội thảo, đánh giá tính hiệu quả,

những đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế của cả tỉnh, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề việc làm và vị trí của các doanh nghiệp FDI đối với vấn đề việc làm và nền kinh tế địa phương, tránh những phiền hà sách nhiễu

-Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, cũng cần có những chế tài mạnh, xử

lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch, những hành vi phá hoại phi lý của những cá nhân lãnh đạo hoặc nhóm công dân đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tạo tâm lý không an toàn trong các nhà đầu tư cũng như đối với người lao động.

- Chú trọng triển khai việc trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh lân cận trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài phải gắn liền với việc giải quyết có hiệu quả việc làm cho người lao động trong tỉnh. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo trong công tác chỉ đạo các khu công nghiệp thuộc vốn đầu tư FDI,…

4.2.6. Phối hợp phát triển giữa Hải Dƣơng với các tỉnh trong Vùng

- Cần phải có sự liên kết với các tỉnh trong vùng để tạo thành vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt là ba tỉnh Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư đến giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.

Những chính sách trên thể hiện chủ trương kiên trì và tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới của nhà nước Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, tạo điều kiện cho người dân có việc làm, giúp cho việc kinh doanh phát triển tại địa phương. Những giải pháp này cũng khẳng định trong tương lai Hải Dương vẫn là địa bàn tốt, có sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài và Hải Dương có khả năng giải quyết tốt về vấn đề việc làm.

KẾT LUẬN

Một lần nữa khẳng định việc mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và các hoạt động đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người dân lao động của Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Kết hợp với các nguồn vốn và nguồn lực khác, FDI sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Hải Dương ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đến với tỉnh Hải Dương là vấn đề đặt ra không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách của địa phương. Trên cơ sở đó, luận văn “Giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương” đã hình thành và giải quyết được những nội dung của câu hỏi nghiên cứu mà luận văn đã đặt ra ngay từ đầu. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tập trung nghiên cứu được những lý luận khoa học có liên

quan đến vấn đề giải quyết việc làm, những kinh nghiệm nước ngoài và trong nước trong việc xây dựng và hoàn thiện các vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương.

Thứ hai, khẳng định xu hướng phát triển của hoạt động thu hút FDI của

Hải Dương trong thời gian qua.

Thứ ba, phân tích được thực trạng vấn đề giải quyết việc làm thông qua

các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương để xác định được những mặt mạnh cũng như những cơ hội về tiềm lực của Hải Dương, song song với việc tìm ra những khó khăn đối với việc giải quyết việc làm tỉnh là: những khó khăn trong công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính…

Thứ tư, trên cơ sở kết quả đánh giá, luận văn đưa ra các giải pháp và

những kiến nghị để giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy việc thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương cũng như

giải quyết vấn đề việc làm trong những năm tới. Tuy nhiên, những giải pháp được trình bày trong chương IV khi được triển khai cần phải có sự đầu tư mạnh, ngoài ra cần phải có sự phối hợp tốt, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, đặc biệt cần phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Bộ, các ngành. Hy vọng rằng luận văn sẽ góp một phần nhỏ giải quyết những khó khăn, tạo thuận lợi hơn nữa nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư vào hoạt động tại tỉnh Hải Dương. Từ đó, góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao hơn nữa đời sống của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

1. “Foreign direct investment and economic growth: Evidence from Malaysia”. Tác giả: Shaari, Mohd Shahidan Bin; Hong, Thien Ho; Shukeri, Siti Norwahida

Tài liệu tiếng Việt

2. Ban kinh tế tỉnh ủy, 2011-2014. Báo cáo về kết quả đầu tư nước ngoài và khu vực phát triển doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Hải Dương.

3. C.Mác, 1984. Bộ tư bản, Tập thứ nhất, quyển I. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 4. C.Mác và Ph.Ăng ghen, 1993. Toàn tập, tập 23. Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

5. C.Mác và Ph.Ăng ghen. 1993, Toàn tập, tập 23. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Chu Văn Cấp, 1996. Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu

quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”. NXB Chính trị quốc gia.

7. Chu Văn Cấp, Nguyễn Khắc Chân,2000. Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

NXB chính trị quốc gia.

8. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu, 2000. Giáo trình Kinh tế Lao động. NXB Lao động- Xã hội.

9. Nguyễn Bá Châu, 2012. Đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài trên địa bàn Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Công đoàn.

10.Phan Trung Chính, 2007. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước

đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội. Tạp chí Quản

lý nhà nước, số 141.

11.Phùng Thị Vương Dung, 2008. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc

12.Đại học Kinh tế quốc dân, 2000. Giáo trình chính sách kinh tế-xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

13.Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,

1999. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

14.Nguyễn Bích Đạt cùng cộng sự, 2006. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. NXB

Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

15.Ngô Văn Giang, 2006. Lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI. Tạp chí Lao động và xã hội, số 282, từ ngày 1/3- 15/3/2006.

16.Linh Hà, 2007. Dòng vốn FDI tăng ngoạn mục- Sẵn sàng đón nhận làn

sóng thứ hai. Thời báo kinh tế Việt Nam, số báo năm 2006- 2007.

17.Lê Thanh Hà, 2008. Một số bất cập về việc làm, thu nhập của công nhân,

người lao động ở nước ta hiện nay. Tạp chí cộng sản điện tử ngày

9/3/2008.

18. Vũ Việt Hằng, 2004. Một số vấn đề về quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế (Trường hợp khảo sát ở TP. Hồ Chí Minh).

Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

19.Vũ Việt Hằng, 2004. Những chuyển biến trong quan hệ lao động của

Trung Quốc. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 236, trang 40-47.

20.Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa, 1991. Sử dụng nguồn lao động và giải

quyết việc làm ở Việt Nam. Nxb Sự thật, Hà Nội.

21.Hồ Chí Minh. 1980. Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội

22.Hội đồng Lý luận Trung ương, 1999. Giáo trình kinh tế học chính trị

Mác- Lê nin. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23.Nguyễn Thị Lan Hương, 2002. Thị trường lao động Việt Nam - định

hướng và phát triển. Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.

24.Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan, 2002. Cơ hội và thách thức đối với lao

25.Thảo Lan, 2009. Quan hệ lao động trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Tạp chí Lao động và Xã hội, tháng 4, trang 34.

26.Nguyễn Bạch Nguyệt- TS.Từ Quang Phương, 2004. Giáo trình Kinh tế

đầu tư. NXB Thống kê, trang 16-17.

27.Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005. Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Lao động- Xã hội, trang 246->249.

28.Đỗ Đức Quân, 2001. Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh.

29.Sở kế hoạch và đầu tư, 2011- 2014. Báo cáo công tác đầu tư nước ngoài

trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

30.Phạm Đức Thành, Mai Quốc Chánh, 1998. Giáo trình Kinh tế Lao động. NXB Giáo dục.

31.Nguyễn Huy Thám, 1999. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài

của các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế,

Hà Nội.

32.Nguyễn Khắc Thân, 1996. Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải

Dương hiện nay. NXB Chính trị quốc gia.

33.Nguyễn Khắc Thân, 1995. Những giải pháp kinh tế chính trị nhằm thu hút

có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đề tài

PTS. Khoa Kinh tế chính trị (5/1994 - 5/1995).

34.Bùi Thanh Thủy, 2004. Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương

hiện nay. Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

35. Nguyễn Thị Bích Thúy. Một đôi nét về lao động và sử dụng lao động trong

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bản tin thị trường lao động.

36. Tổng cục thống kê, 2000. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương. 37.Nguyễn Văn Tuấn, 2005. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh

38.Nguyễn Tiệp, 2009. Một số mô hình quan hệ lao động trên thế giới và

kinh nghiệm rút ra cho nền kinh tế Việt Nam.Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,

số 2(369), trang 34-41.

39.Trần Xuân Tùng, 2005. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực

trạng và giải pháp, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40.Phạm Thị Túy, 1999. Vấn đề thu hút vốn FDI ở Việt Nam sau khủng

hoảng kinh tế Châu Á: Tình hình và giải pháp”.Tạp chí nghiên cứu lý

luận, số 4 – 1999.

41.Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, 2005. Báo cáo nghiên cứu tổng kết chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 và phương hướng

thực hiện 2006-2010 của tỉnh Hải Dương.

42.Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, 2005. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010

43.V.I.Lênin, 1976. Toàn tập, tập 3. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

Các trang wed:

www.haiduong.gov.vn www.baohaiduong.vn

www.skhdt.haiduong.gov.vn www.laodong.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh hải dương (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)