Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng minh tiến (Trang 94 - 97)

3.1.2 .Định hướng phát triển đến năm 2020

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ

3.2.1 Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn

3.2.1.1. Căn cứ đề xuất:

Qua phân tích tại mục 2.2.1.1 thực trạng về yếu tố vốn của công ty ta thấy, hiện tại vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn và vốn để phục vụ đưa vào sản xuất kinh doanh và tạo ra tài sản ngắn hạn vẫn là các nguồn: vay ngắn hạn của ngân hàng, ứng trước của người mua, chiếm dụng của người bán…. Do nguồn này chiếm tỷ lệ cao nên rất rủi ro về khả năng thanh toán, đặc biệt nếu nguồn vốn nợ ngắn hạn càng cao thì đôi lúc các khoản nợ ngắn hạn sẽ không còn đảm bảo được.

Xác định nhu cầu nhằm đảm bảo đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn mang tính quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công ty cần xác định rõ nhu cầu, chu kỳ kinh doanh dựa trên nhiệm vụ sản xuất, đầu tư và tiến độ thi công của các công trình. Để từ đó xác định được nhu cầu vốn một cách tương đối chính xác nhằm huy động, sử dụng và phân bổ nguồn vốn hợp lý tránh thừa thiếu hoặc ứ đọng vốn ở các khâu trong quá trình sản xuất.

Với nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay, đầu tư ít, lạm phát cao nên giá trị công trình rất lớn, nguồn vốn nhà nước lại nhỏ giọt, công trình thi công xong nhưng không thu hồi được vốn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút và chi phí tài chính gia tăng.

* Giải pháp đa dạng hoá các kênh huy động vốn:

- Cần duy trì mối quan hệ tốt với người cung cấp cũng như người mua. Thường xuyên phân loại công nợ và có kế hoạch trả nợ sao cho đúng với các điều khoản thanh toán của hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, Công ty cũng cần phải có một khoản tài chính dự phòng để chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh nhất là khi sức ép về tiến độ hoặc có những công việc cần phải thanh toán ngay và phản ứng kịp thời trước những biến động của thị trường.

- Có kế hoạch trả nợ ngân hàng hợp lý, tránh tính trạng có những khoản vay quá hạn. Giữ uy tín với ngân hàng, tổ chức tín dụng từ đó xây dựng điểm số xếp hạng tín dụng tốt thì việc vay vốn dùng tín chấp sẽ được thuận lợi, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tăng cường hợp tác liên doanh để cùng thực hiện những gói thầu lớn đòi hỏi cao về tài chính. Bên cạnh đó, cần khai thác nguồn vốn từ nội lực Công ty đó là vay của cán bộ công nhân viên với lãi suất ưu đãi hơn so với việc người lao động gửi tiền của họ vào ngân hàng.

- Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả. Thực tế là Công ty chưa huy động vốn qua kênh huy động này. Vì vậy, để huy động vốn trên thị trường đạt hiệu quả tối ưu thì Công ty cần xây dựng chiến lược phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, để các nhà đầu tư tin cậy bỏ vốn đầu tư Công ty cần khẳng định sự lựa chọn của nhà đầu tư khi mang tiền để mua cổ phiếu của Công ty mình là đúng đắn vì: Lợi nhuận cao, tăng trưởng bền vững và có chiến lược kinh doanh tốt. Khi đã thuyết phục được nhà đầu tư thì việc chào bán cổ phiếu của Công ty sẽ không những thành công mà còn đem lại khoản thặng dư không nhỏ. Nếu bổ sung được nguồn vốn chủ sở hữu càng nhiều, Công ty càng tăng được giá trị doanh nghiệp, lợi thế rất lớn trong cạnh tranh và chủ động hơn trong kinh doanh cũng như lựa chọn các dự án đầu tư đem lại hiệu quả cao.

* Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Trong chiến lược kinh doanh, khi tiến hành tham gia đấu thầu hay nhận được các công trình giao thầu Công ty cần tìm hiểu rõ nguồn vốn của chủ đầu tư để tránh

tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả. Bên cạnh đó, khi tham gia đấu thầu cần phải liệt kê các chi phí một cách chi tiết để bỏ thầu với mức giá có khả năng cạnh tranh nhưng phải có lãi. Với các gói thầu xây lắp do Công ty đảm nhận có tỷ lệ chi phí vật tư đầu vào lớn (chiếm tỷ lệ khoảng 60 – 70% giá trị gói thầu) để cho vốn quay vòng nhanh, khi thương thảo hợp đồng cần bàn bạc để làm sao nâng cao tỷ lệ tiền ứng trước. Mặt khác do giá vật liệu biến động rất lớn nên khi Công ty tiến hành mua nguyên vật liệu chính nhập kho đề nghị chủ đầu tư nghiệm thu vật tư và cho thanh toán tiền mua vật tư để tránh được biến động giá cũng như đồng vốn không bị ứ đọng. Thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, sẽ tăng được tốc độ luân chuyển và an toàn về vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao hiệu quả của Công ty trong sản xuất kinh doanh.

* Giải pháp phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý

Với mức vốn của Công ty hiện nay còn ở mức thấp so với quy mô hoạt động. Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch đầu tư sao cho hợp lý. Tập trung vốn chủ yếu để thực hiện ngành nghề kinh doanh chính của mình, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để cho năng suất cao hơn tránh đầu tư dàn trải. Bởi đầu tư là việc bỏ vốn ngày hôm nay và hy vọng kiếm lời ở tương lai. Nên khi đầu tư thường là mất thời gian mà đồng vốn chưa đem lại hiệu quả, trong khi Công ty là thiếu vốn hoạt động phải đi huy động và phải chi trả lãi vay.

Trong việc đầu tư tài chính: Đây là lĩnh vực có khả năng sinh lời rất lớn. Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, khi quyết định đầu tư Công ty cần nghiên cứu và xem xét danh mục đầu tư mang tính an toàn và có tính thanh khoản cao.

Với đặc thù ngành nghề nên khi đầu tư tài sản cố định của Công ty cũng gặp rất nhiều bất cập. Bởi có những thiết bị chỉ sử dụng được ở một số công trình nhất định chứ không phải công trình nào cũng sử dụng được, mà nếu Công ty không đầu tư mua sắm thì sẽ không dủ năng lực để thi công. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu công việc, tăng cường năng lực thiết bị thi công thì Công ty vẫn phải đầu tư nhưng

cần phải có chế độ khấu hao nhanh, chứ không thể khấu hao theo tuổi thọ của thiết bị. Có như vậy Công ty mới có được nguồn tái đầu tư tài sản cố định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng minh tiến (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)