Phân tích nội dung ưu đãi và bảo hộ đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (Trang 49)

2.1.2.1Phân tích nội dung ưu đãi

Chúng ta đều biết rằng FDI được thừa nhận là một yếu tố tạo nên sự tăng trưởng. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên phần lớn các quốc gia đều tìm cách

thu hút FDI nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình. Để đạt được mục đích này, các biện pháp hạn chế đầu tư có chiều hướng giảm đáng kể, các biện pháp khuyến khích, tạo thuận lợi cho đầu tư trở thành các biện pháp chủ yếu.

Lý do chính để đưa ra các biện pháp ưu đãi là nhằm điều chỉnh những yếu tố không hoàn hảo của thị trường để có thể thu hút được nhiều lợi ích hơn từ những yếu tố bên ngoài. Các biện pháp ưu đãi có thể phản ánh những lợi ích tiềm năng có thể tích luỹ dần cùng với thời gian từ việc giảm chi phí đơn vị và từ việc học hỏi trong quá trình làm việc. Những biện pháp ưu đãi cũng có thể bù trừ cho nhiều yếu tố kém hiệu quả trong môi trường kinh doanh vốn khó có thể dễ dàng điều chỉnh. Chính nhờ vào việc tạo ra các ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp cho Việt Nam - nước tiếp nhận đầu tư có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Như chúng ta đã biết, các quy định của WTO không chỉ thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới mà còn là một yếu tố góp phần thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Cho nên, một trong những nguyên tắc quan trọng liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguyên tắc không phân biệt đối xử đã được quy định cụ thể trong Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật sẽ là một yếu tố thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp Nhật Bản khi họ đầu tư vào Việt Nam. Nguyên tắc này được thể hiện qua hai quy tắc cơ bản của WTO là quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

- Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia

“Đãi ngộ quốc gia ” (National Treatment - NT) là một nguyên tắc phản ánh xu hướng phát triển. Đây cũng là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài trước khi họ quyết định đầu tư vào một nước. Hiện nay, khi áp dụng nguyên tắc này, người ta kết hợp hai nội dung “Quyền đăng ký

và thành lập doanh nghiệp” và nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được áp dụng sau khi nhà đầu tư đã thành lập doanh nghiệp.

Đãi ngộ quốc gia được định nghĩa như là nguyên tắc mà theo đó nước chủ nhà sẽ giành cho các nhà đầu tư nước ngoài những điều kiện thuận lợi giống như các nhà đầu tư trong nước trong những hoàn cảnh tương tự nhau[5]. Nội dung này có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược toàn cầu hoá của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Việc thâm nhập thị trường là bước đầu tiên trong chiến lược của TNCs. Nó cho phép các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực sản xuất và các thị trường. Điều này rất cần thiết vì nó là cơ sở để hình thành các nguồn tài sản ở nước nhận đầu tư, từ đó tăng khả năng cạnh tranh quốc tế. Sau khi đã vào được thị trường của nước nhận đầu tư, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cho phép các công ty nước ngoài cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Việc không phân biệt đối xử sau khi thành lập doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi vì nước nhận đầu tư sẽ phải giành những quy tắc đối xử thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như đối với các nhà đầu tư trong nước mình trong những hoàn cảnh hoặc điều kiện như nhau. Khi áp dụng nguyên tắc này, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thuận lợi hơn trước. Cho nên, điều này được quy định trong Hiệp định ưu đãi và đầu tư Việt – Nhật sẽ có tác động tích cực trực tiếp đến hoạt động của các nhà đầu tư, cụ thể là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản.

Hiện nay, đã có nhiều công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Các TNCs của Nhật Bản có mặt hầu hết trong các lĩnh vực công nghiệp quan trọng của nước ta như bưu chính viễn thông, sản xuất ôtô, xe máy, công nghệ thông tin - điện tử, phát triển hạ tầng khu công nghiệp... Do đó, nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định trong Hiệp định sẽ góp phần củng cố

niềm tin và khuyến khích các công ty của Nhật Bản đầu tư kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Còn đối với nước chủ nhà Việt Nam, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia giành

cho các nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thúc đẩy hoạt động tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và từ đó sẽ là nền tảng để xây dựng cũng như nâng cao năng lực sản xuất trong nước của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nguyên tắc này phải được áp dụng đầy đủ thì mới tạo được niềm tin đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà chính phủ Việt Nam đã đề ra nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư sẽ được hưởng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của nước chủ nhà. Tuy nhiên, có một điều chúng ta cần lưu ý là Việt Nam mới đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường và vẫn chưa là thành viên của WTO. Cho nên, giống như nhiều nước đang phát triển khác (kể cả các nước phát triển), trong những trường hợp mà những ưu đãi giành cho các nhà đầu tư nước ngoài giống như các doanh nghiệp trong nước hoặc những ưu đãi đó làm cho doanh nghiệp trong nước bị kém lợi thế cạnh tranh thì các chính phủ có thể sẽ phải đưa ra những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước. Nhưng ngay trong vấn đề hỗ trợ cũng sẽ có sự khác biệt giữa các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.

Vấn đề quan trọng của các hiệp định đầu tư quốc tế là phải duy trì được sự quản lý toàn diện của chính phủ nước chủ nhà đối với việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cách tiếp cận của hầu hết các hiệp định thương mại song phương. Để khuyến khích đầu tư, các bên ký kết đưa ra các điều kiện đầu tư thuận lợi. Hiệp định đầu tư nói chung bảo đảm về

đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài ngang với các doanh nghiệp trong nước sau khi chính phủ nước sở tại cấp giấy phép đầu tư cho dự án,

Vậy thì có một câu hỏi đặt ra là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ lựa chọn cho hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai của mình như thế nào?

Khi các nước đang phát triển mở cửa nền kinh tế của mình để thu hút nguồn vốn FDI thì có thể chính phủ các quốc gia này sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó khăn nếu muốn duy trì sự linh hoạt trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển. Đối với nhiều quốc gia, việc duy trì tính linh hoạt là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, trong khi theo đuổi mục tiêu phát triển của mình thì mỗi quốc gia phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định.

Trong hiệp định Ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật có quy định áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia từ giai đoạn cấp phép đầu tư và nguyên tắc cấm việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Đây chính là điểm mới trong quan hệ đối xử với các nhà đầu tư của hai nước. Để triển khai vấn đề này, sau khi Hiệp định có hiệu lực, một danh mục những lĩnh vực và ngành nghề đầu tư được hưởng những ưu đãi được hai nước đưa ra trong một phụ lục. Đồng thời, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam kể từ giai đoạn nộp đơn và thành lập doanh nghiệp. Hiệp định đầu tư với Việt Nam lần này cho phép các nhà đầu tư Nhật Bản được hưởng ưu đãi ngay trong giai đoạn đề nghị và thành lập công ty pháp nhân, đồng thời bảo đảm cho các nhà đầu tư được tham gia các thị trường của Việt Nam. Do đó, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp được đảm bảo an toàn và phạm vi tham gia thị trường của nhà đầu tư được mở rộng. Trong lĩnh vực lưu thông dịch vụ, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thường yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài sử dụng linh kiện phụ tùng sản xuất tại chỗ hoặc đề nghị chuyển giao kỹ thuật. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì Việt Nam sẽ tiến hành mở cửa thị trường với đối tượng

là các doanh nghiệp Nhật Bản. Quy định này là phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường phải mua các yếu tố trung gian vì ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa sản xuất được các sản phẩm đó với chất lượng đạt yêu cầu của doanh nghiệp và giá cả cạnh tranh.

Cụ thể, theo Hiệp định, ở điều 2 có quy định như sau: “Mỗi bên ký kết, trong khu vực của mình sẽ dành cho các nhà đầu tư của bên ký kết kia và những nhà đầu tư của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và những đầu tư của nước mình, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, hoạt động quản lý, duy trì, sử dụng, thu lợi nhuận và bán hoặc một hình thức chuyển nhượng đầu tư khác”.

Còn trong khuôn khổ của WTO, NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với các cá nhân và pháp nhân. Mặc dù vậy có thể hiểu rằng nguyên tắc không phân biệt đối xử yêu cầu không phân biệt đối xử giữa các nước và giữa nước mình với nước ngoài. Điều này sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.

Có thể thấy rằng, những cố gắng của Việt Nam hiện nay trong việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài rất hoan nghênh và chăm chú theo dõi. Nếu chúng ta thực hiện tốt nguyên tắc này thì đây sẽ là cơ sở tạo nên niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và quy chế tối huệ quốc lần đầu tiên được quy định trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký kết vào tháng 7/2000 và có hiệu lực vào tháng 12/2001.

Như vậy, việc quy định nội dung này trong Hiệp định không chỉ có lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản mà với việc ký kết Hiệp định này, các doanh nghiệp

Việt Nam cũng sẽ được đối xử giống như các doanh nghiệp Nhật Bản khi tiến hành đầu tư tại quốc gia này. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam gia nhập vào WTO, bởi vì một nguyên tắc chính của WTO là không phân biệt đối xử, theo đó các quốc gia thành viên dành cho nhau quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia

- Quy tắc tối huệ quốc

Quy tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nations- MFN) là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Ngày nay, quy chế MFN đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng. Thông thường, nguyên tắc tối huệ quốc được quy định trong các

hiệp định đầu tư và thương mại song phương. Nguyên tắc này được quy định trong các hiệp định đầu tư quốc tế nhằm chống lại sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác nhau đầu tư vào một nước, một vùng lãnh thổ hay một khu vực. Nguyên tắc này xác định rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đựợc bảo vệ bởi những quy tắc ứng xử thuận lợi như nhau. Các điều khoản trong các hiệp định đầu tư quốc tế liên quan đến nguyên tắc này đều có những tác động giống nhau.

Trong Luật Đầu tư nước ngoài có quy định ngắn gọn: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Còn trong Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Nhật – Việt, chính phủ Việt Nam đã cam kết cụ thể là sẽ giành nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc cho các doanh nghiệp đầu tư Nhật Bản trong hầu hết các lĩnh vực đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư kinh doanh ở Nhật Bản cũng sẽ được đối xử giống như các doanh nghiệp Nhật Bản khi tiến hành đầu tư tại nước ta.

Như vậy, nếu như chúng ta thực hiện tốt nguyên tắc này thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Nói cách khác, rào cản đối với các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được giảm bớt. Từ đó, tạo nên sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Hơn nữa, Hiệp định đầu tư Nhật - Việt được ký kết sẽ mở đường cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu như Việt Nam muốn được kết nạp và được công nhận là thành viên chính thức của WTO thì chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định này. Tức là khi Chính phủ Việt Nam đưa ra những cam kết trong Hiệp định này thì chúng ta phải thực hiện đúng cũng như không được thay đổi chúng. Việc đưa ra và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này sẽ thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam vì họ sẽ được đối xử theo nguyên tắc này và trước sau chúng ta cũng sẽ phải thực hiện.

- Vấn đề giải quyết tranh chấp

Hai vấn đề chính trong việc giải quyết tranh chấp ở các hiệp định đầu tư thường đề cập đến vai trò của các quy trình liên quan đến nhà đầu tư và nước chủ nhà trong việc giải quyết tranh chấp. Các hiệp định đầu tư quốc tế thường có điều khoản về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia với nhau và hiện nay có cả cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước chủ nhà. Một vấn đề nữa là cần có sự cân bằng giữa các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính quốc tế và của từng quốc gia. Vấn đề quan trọng thứ hai là phải có sự tách biệt rõ ràng giữa tranh chấp đầu tư với sự tồn tại của hệ thống giải quyết tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư là vấn đề trọng tâm trong chính sách đầu tư FDI. Thông thường, nước chủ nhà sẽ đưa ra trình tự về thủ tục giải quyết và có những điều chỉnh nhất định một phần nội dung đã được quy định trong luật cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài thích cách tiếp cận mang

tính quốc tế hoá các thủ tục giải quyết tranh chấp, nó thường liên quan đến sự phân xử hay giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước chủ nhà.

Các quy định của một nước về giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và nước chủ nhà thường rất khác nhau. Một số hiệp định trong điều khoản này có yêu cầu áp dụng các quy định hay hệ thống luật của nước chủ nhà và có những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)