Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 39)

1.2 Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn cấp

1.2.2 Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn cấp huyện

1.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm giải quyết việc làm cho thanh niên

+ Khái niệm giải quyết việc làm

Việc làm là một trong những vấn đề đƣợc lãnh đạo của mọi quốc gia quan tâm. Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc luôn đặt vấn đề dân số và việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế - xã hội. Vì việc làm có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

Giải quyết việc làm là quá trình đƣa ngƣời lao động vào làm việc, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tƣ liệu sản xuất và sức lao động. Giải quyết việc làm có thể đƣợc hiểu theo hai khía cạnh khác nhau:

Giải quyết việc làm theo nghĩa rộng:

Giải quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực. Nghĩa là quá trình diễn ra từ vấn đề giáo dục đào tạo và phổ cập nghề nghiệp để chuẩn bị cho ngƣời lao động, đến vấn đề tự do lao động và hƣởng thụ xứng đáng với giá trị mà lao động của họ tạo ra, cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Theo nghĩa này, vấn đề giải quyết việc làm gắn liền và đƣợc thực hiện thông qua các chính sách và các chƣơng trình phát triển kinh tế chung của Đảng và Nhà nƣớc. Không những thế, nó còn gắn liền với vấn đề phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho ngƣời lao động nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cùng với việc sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý để hƣớng vào mục tiêu tăng trƣởng kinh tế.

Nội dung giải quyết việc làm theo nghĩa rộng mang ý nghĩa kinh tế là chủ yếu, cho nên công nghệ đƣợc lựa chọn ở đây là công nghệ mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật cao nhằm đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức độ cao.

Giải quyết việc làm theo nghĩa hẹp:

Giải quyết việc làm chủ yếu hƣớng vào đối tƣợng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc chƣa có việc làm nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Nghĩa là nội dung giải quyết việc làm chỉ hạn chế trong khuôn khổ và nội dung các chính sách xã hội cụ thể của Nhà nƣớc, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động còn mang tính xã hội hóa, coi tự tạo việc làm và chủ động tìm kiếm việc làm là hƣớng quan trọng kết hợp với các chính sách của Nhà nƣớc, chống ỷ lại vào Nhà nƣớc.

Nội dung giải quyết việc làm nhƣ trên gắn với việc hình thành chƣơng trình việc làm quốc gia, là một chƣơng trình xã hội mang tính mục tiêu, giải quyết việc làm tách ra khỏi chƣơng trình phát triển kinh tế. Vì vậy, giải quyết việc làm mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, giải quyết việc làm có mục tiêu hƣớng vào sử dụng lao động chống thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm, đảm bảo tăng thu nhập.

Khái niệm giải quyết việc làm theo nghĩa rộng và giải quyết việc làm theo nghĩa hẹp tuy có sự khác nhau, song chúng có mối quan hệ đan xen, bổ sung cho nhau và đều hƣớng đến mục tiêu sử dụng, phát huy tối đa tiềm năng

Thị trƣờng lao động việc làm chỉ có thể đƣợc hình thành khi ngƣời lao động có nhu cầu việc làm và ngƣời sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng lao động. Họ gặp gỡ, thỏa thuận với nhau nhƣng mỗi ngƣời hoạt động là để đạt mục đích riêng của họ. Do đó, khi xem xét cơ chế giải quyết việc làm cần chú ý đến ba chủ thể chính là: ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc.

Về phía người lao động: khi tiến hành hoạt động lao động để duy trì,

đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình thì ngƣời lao động phải có sức khỏe, có trình độ... Muốn vậy ngƣời lao động phải có sự đầu tƣ cho bản thân về thời gian và tiềm lực để nâng cao sức khỏe, đầu tƣ cho giáo dục.

Về phía người sử dụng lao động: bao gồm các doanh nghiệp, các cơ sở

sản xuất kinh doanh, xí nghiệp, công ty là những nơi tạo ra việc làm, duy trì ổn định chỗ làm việc thông qua quá trình thu hút ngƣời lao động vào việc làm. Muốn vậy, ngƣời sử dụng lao động phải có vốn, nắm đƣợc khoa học kỹ thuật, có kiến thức, kinh nghiệm và tổ chức quản lý, phải tìm đƣợc đầu vào cũng nhƣ đầu ra cho sản phẩm của mình.

Về phía Nhà nước: Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra

môi trƣờng thuận lợi để việc làm hình thành, ổn định và phát triển thông qua hàng loạt các chính sách, pháp luật nhƣ: Chính sách giải quyết việc làm, chính sách khuyến khích đầu tƣ, bảo hộ lao động, giáo dục đào tạo, y tế; chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đặc điểm giải quyết việc làm cho thanh niên

Để hiểu hơn về việc làm cho thanh niên trên địa bàn cấp huyện cần nghiên cứu những nét đặc trƣng của giải quyết việc làm cho thanh niên cấp huyện. Xã hội càng phát triển thì cơ cấu việc làm cho thanh niên cũng có sự biến đổi, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả có thể đƣa ra một số đặc điểm cơ bản của giải quyết việc làm cho thanh niên cấp huyện nhƣ sau:

- Xu hƣớng giảm việc làm của lao động có trình độ thấp, đặc biệt là trong nông nghiệp và những ngành, nghề truyền thống đang mất dần do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

- Xu hƣớng tăng việc làm cho các nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực…

Đối với nƣớc đang phát triển thì trên tổng thể là một thị trƣờng dƣ thừa lao động, nhất là lao động phổ thông, tuy nhiên lại thiếu lao động trình độ cao. Kết quả là tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp luôn tồn tại, trong đó thanh niên thất nghiệp thƣờng chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân thanh niên gặp khó khăn tìm việc làm trên thị trƣờng lao động chủ yếu là do:

- Cung lao động rất lớn trong khi cầu lao động thanh niên lại rất chọn lọc. - Thiếu sự chuẩn bị đào tạo nghề nghiệp, tỷ lệ đƣợc đào tạo thƣờng rất nhỏ, còn đa số thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn (TNNT) chƣa có điều kiện tiếp cận các cơ hội đào tạo nghề nghiệp trƣớc khi bƣớc vào thị trƣờng lao động.

- Đối với những ngƣời đƣợc đào tạo, cũng gặp phải vấn đề chƣa ăn khớp, hoặc bất cập của hệ thống đào tạo với yêu cầu của thị trƣờng lao động, nên khả năng hội nhập thị trƣờng lao động của thanh niên cũng gặp khó khăn.

- Thanh niên chƣa đủ thời gian để tích luỹ kinh nghiệm, khi vào thị trƣờng lao động họ phải cạnh tranh quyết liệt với lao động ở độ tuổi trƣởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn trong nghề nghiệp.

Do áp lực của kinh tế thị trƣờng, ngƣời sử dụng lao động yêu cầu lao động thanh niên phải có trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trong khi đáp ứng của lao động thanh niên đối với yêu cầu này còn hạn chế, mặt khác khi tuyển lao động thanh niên, ngƣời sử dụng lao động cũng phải cân nhắc tính hiệu quả, vì phải tăng chi phí đào tạo lại, đào tạo bổ sung kỹ năng mới cho họ phù hợp với công nghệ đang áp dụng.

1.2.2.2 Ý nghĩa giải quyết việc làm cho thanh niên

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển kinh tế

xã hội. Chính sách việc làm vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội cũng nhƣ giáo dục con ngƣời.

Trƣớc hết, giải quyết việc làm đảm bảo việc làm cho thanh niên tham gia hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận đƣợc những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng nhƣ nuôi sống gia đình mình và phát triển kinh tế ở địa phƣơng. Tạo nhiều việc làm tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp, tạo năng suất cao hơn và có cơ hội nhận đƣợc thu nhập cao hơn.

Thứ hai, giải quyết việc làm cho thanh niên là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trẻ phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, thông qua giải quyết việc làm cho thanh niên, các doanh nghiệp, công ty, ngƣời sử dụng lao động đƣợc lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theo khối lƣợng và chất lƣợng đòi hỏi của doanh nghiệp. Nhƣng không phải lúc nào cũng sẵn có lực lƣợng thanh niên cần thiết trong một khu vực, chính vì vậy nhờ công tác giải quyết việc làm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào đang dƣ thừa lao động thanh niên và nơi nào thì khan hiếm lao động trẻ, cũng nhƣ việc thanh niên cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp gì để có thể kiếm đƣợc việc làm.

Thứ tƣ, giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho cả cho ngƣời sử dụng lao động trẻ cũng nhƣ bản thân thanh niên có những kế hoạch hoạt động trong tƣơng lai của họ. Trong thực tế, những năm vừa qua đã cho chúng ta thấy rằng, lao động trẻ có tay nghề cao, có óc sáng tạo, năng động, biết thích ứng nhanh với môi trƣờng mới thì sẽ không bao giờ thiếu việc làm. Mặc khác, giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo ra môi trƣờng làm việc thuận lợi, thể hiện sự quan tâm nhất định về thoả mãn cần

thiết và đảm bảo quan hệ qua lại trong tập thể lao động, cũng nhƣ giữa chủ doanh nghiệp với lao động trẻ.

Thứ năm, giải quyết việc làm cho thanh niên còn đảm bảo việc phân chia, sắp xếp lại lao động trẻ hoạt động kinh tế thƣờng xuyên trong trƣờng hợp cải cách, sắp xếp lại các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, vẫn đang trong quá trình cổ phẩn hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp đã làm cho lao động trẻ mất việc. Nhƣng bên cạnh đó, cũng cho phép thành lập nhiều doanh nghiệp mới đã giải quyết nhiều việc làm mới cho lao động trẻ. Tỷ trọng lao động trẻ trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề, các khu vực dần thay đổi theo hƣớng hợp lý, thích ứng và phù hợp.

Có thể thấy, giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch

hợp lý thì sẽ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội nói chung và bản thân thanh niên nói riêng. Nhƣng, nếu không có sự sắp xếp, giải quyết hợp lý, thì giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo cho bản thân thanh niên tính ỷ lại, trông chờ vào sự sắp xếp công việc của Nhà nƣớc, là thói quen ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam.

1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn cấp huyện

Công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung và thanh niên nói riêng chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Có thể kể đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt động giải quyết việc làm, đó là:

* Các nhân tố khách quan

+ Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trƣờng xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn

nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa. Do vậy, vị trí địa lý là yếu tố quan trọng đƣợc xét đến khi ra các quyết định đầu tƣ của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vị trí địa lý gắn với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phi nông nghiệp, do đó ảnh hƣởng đến công ăn việc làm cho ngƣời lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng.

+ Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân số và tỷ lệ tăng dân số

Dân số đông và tăng nhanh tạo ra nguồn lao động lớn cho xã hội. Mức sinh lớn, số ngƣời bƣớc vào tuổi lao động lớn làm tăng sức ép giải quyết việc làm. Nếu cung việc làm đáp ứng đủ cầu việc làm của lao động mới bƣớc vào tuổi lao động thì sức ép đƣợc giải quyết thuận lợi, ngƣời lao động có công ăn việc làm tạo ra thu nhập làm cho xã hội ngày càng phát triển. Nhƣng sức ép này không đƣợc giải quyết sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Đặc biệt là nền kinh tế ở vùng nông thôn - khu vực có dân số trong độ tuổi lao động chiếm đa số và thị trƣờng lao động lại kém phát triển. Cũng chính sức ép này đã tạo ra một dòng ngƣời di cƣ ra thành thị để tìm kiếm việc làm, trong đó chủ yếu là lao động thanh niên.

Mặt khác, khi dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tƣợng đào tạo nguồn lao động một cách ồ ạt làm chất lƣợng nguồn lao động thấp. Chất lƣợng nguồn lao động cao hay thấp ảnh hƣởng đến năng suất lao động, khả năng tìm việc làm và thu nhập của ngƣời lao động. Chính vì vậy, dân số và mức tăng dân số ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng.

- Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cùng với đó là sự phát triển của hê thống các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh

doanh - là đối tƣợng tạo ra việc làm, ảnh hƣởng trực tiếp đến giải quyết việc làm và tìm việc làm của lao động thanh niên nông thôn. Nếu thanh niên nông thôn sống trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và phát triển, phong tục tập quán tốt thì khả năng tìm đƣợc việc làm và thích ứng tốt hơn. Ngƣợc lại, thanh niên sống trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế đơn điệu và không phát triển thì khả năng tìm đƣợc việc làm thấp.

- Về giáo dục - đào tạo

Tiềm năng kinh tế của một đất nƣớc hay một địa phƣơng phụ thuộc vào trình độ khoa học - công nghệ của đất nƣớc đó. Giáo dục - đào tạo giúp cho ngƣời lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Ngƣời lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.

Giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm vào định hƣớng phát triển, trƣớc hết cung cấp cho xã hội một lực lƣợng lao động mới đủ về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng và phát huy hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

+ Nhóm nhân tố về chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương.

Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phƣơng hay các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động. Chính phủ đƣa ra hành lang pháp quy, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động cũng nhƣ ngƣời lao động. Các chính sách đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)