4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ người nghèo nông thôn tiếp cận
4.2.3. Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường cho người nghèo
Trong sản xuất, hầu hết các hộ gia đình nông thôn, ngay cả tại các khu vực nghèo nhất và hẻo lánh nhất, cũng có một phần sản phẩm để bán lấy tiền mặt hoặc trao đổi trên cơ sở hàng đổi hàng. Điều kiện sống ở vùng nông thôn và khó tiếp cận thông tin là rào cản làm cho họ cách biệt với thị trƣờng. Tuy vậy, các hộ gia đình làm nông vẫn có thể đƣa ra những quyết định chính xác hơn, nếu họ biết ai sẽ là ngƣời mua các sản phẩm của họ, nhu cầu thị trƣờng về mặt chất lƣợng và số lƣợng ra sao, khi nào thì có nhu cầu, và giá cả ra sao. Việc nghiên cứu thị trƣờng một cách chính thức để tìm hiểu về những vấn đề này rất mất thời gian và chi phí tốn kém.
Khi thiếu thông tin về sự biến động của thị trƣờng, ngƣời sản xuất sẽ rất khó khăn trong việc tiến hành sản xuất và bán đi những sản phẩm của mình. Với những ngƣời nông dân nghèo, việc có những thông tin trên thị trƣờng là rất khó khăn do họ không thể tự mình tiến hành điều tra, đánh giá thị trƣờng
(hạn chế này có thể có rất nhiều nguyên nhân về trình độ, khả năng tài chính …). Hiện nay, cách tiếp cận thông tin chính của họ là qua đài, báo, truyền hình, mạng lƣới khuyến nông. Tuy nhiên, các thông tin này thƣờng chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất, trong khi đó câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà sản xuất phải là sản xuất cho ai, bao nhiêu? Sau đó mới là sản xuất nhƣ thế nào? Các thông tin bà con tiếp cận đƣợc rất chung chung về nhu cầu và giá các sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu... Nhận đƣợc thông tin kiểu này, với tƣ duy ngắn hạn, ngƣời nghèo sẽ ào ạt phát triển sản xuất mô ̣t cách tự phát là điều không tránh khỏi. Một mặt khác, thị trƣờng ngày nay rất “khó tính” trong việc sàng lọc những mặt hàng có chất lƣợng, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản. Trình độ của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao, hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam đang và sẽ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực, thế giới, thì những hàng rào kỹ thuật sẽ là những trở ngại lớn nhất cho các mặt hàng sản xuất trong nƣớc nói chung và mặt hàng nông nghiệp nói riêng. Theo dự báo của Viê ̣n Chính sách và Chiến lƣ ợc Phát triển Nông nghiê ̣p Nông thôn, IPSARD, trong thời gian tới, nông nghiê ̣p vẫn là yếu tố hết sƣ́c quan tro ̣ng cho tăng trƣởng kinh tế và ổn đi ̣nh xã hô ̣i. Nền nông nghiê ̣p Viê ̣t Nam đã tƣ̀ giai đoa ̣n phát triển theo chiều rô ̣ng sang phát triển theo chiều sâu hƣớng tới việc nâng cao hiê ̣u quả, chất lƣợng và tăng trƣởng bền vƣ̃ng. Trong bối cảnh nhƣ vậy, công tác phân tích và dự báo thị trƣờng, cung cấp thông tin về thi ̣ trƣờng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp cho ngƣời sản xuất bám sát đƣợc tình hình thị trƣờng để điều tiết quy mô sản xuất, đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình chất lƣợng, tránh rơi vào tình trạng đƣợc mùa mất giá; lãng phí các nguồn lực.