phân tích đã được thực hiện, phòng kinh doanh cần phân tích để có thể dự báo tình hình và từ đó có những kế hoạch hợp lý làm cơ sở để toàn công ty phấn đấu, phát huy tính sáng tạo và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên nhằm không ngừng phát huy tiềm năng sẵn có, không ngừng nâng cao lợi nhuận cho công ty.
VI. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY. TY.
Từ những khó khăn và tồn tại hiện có Công ty phải xem xét thiết phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chế biến kinh doanh, doanh nghiệp phải tổ chức và sử dụng một cách hợp lí tài sản hiện có để tránh khỏi những tổn thất, gây lãng phí đồng vốn hoạt động. Trong đó tài sản lưu động là loại tài sán có đặc điểm luân chuyển nhanh, việc sử dụng thiếu tổ chức, không hợp lí sẽ gây ra những tổn thất đáng kể. Vì thế cần tổ chức, xây dựng các kế hoạch hoạt động nhằm xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng quá trình hoat động, để tránh trình trạng ứ đọng vốn, thừa vốn ở khâu này, thiếu vốn ở khâu kia, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Do sản lượng thấp, chi phí có hạn nên việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất ít thông qua hệ thống chi nhánh, Cho nên Công ty muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm, khuyến khích hàng trả tiền sớm thì Công ty phải xây dựng chế độ chiếc khẩu hợp lý, có nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng. Với tình hình hiện nay các khoản phải thu khách hàng ngày càng tăng, tốc độ quay vòng vốn chậm nên khi thực hiện chế đô trên cơ sỡ làm cho khoản thu này giảm xuống nhưng không làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.
Việc quản lí tài sản lưu động ở lĩnh vực kinh doanh là rất quan trọng. Với tình trạng hiện nay vốn bị ứ động nhiều ở hàng tồn kho. Vì thế Công ty có kế hoạch tổ chức tồn kho hợp lí nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước khi đưa ra các biện pháp cụ thể ta ddi xác định mức doanh thu dự kiến cho năm 2005. B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN MIỀN TRUNG
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bỏ vốn ra kinh doanh hay đầu tư cũng muốn kiếm được lợi nhuận tối đa. Song điều đó không đơn giản vì lợi nhuận thu được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như chi phí, giá thành, hiệu suất sử dụng vốn nhất là yếu tố doanh thu, góp phần trực tiếp quyết định lợi nhuận. Chính vị vậy muốn tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu bên cạnh đó hạ chi phí tới mức tối thiểu. Sau đây là một số giải pháp và kiến nghị
Biện pháp 1: Mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận .
Mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại là đẩy mạnh tiêu thụ, chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường tạo điều kiện để tăng lợi nhuận.
Để thực hiện được mục tiêu trên công ty cần mở rộng mạng lưới kinh doanh khai thác và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay Công Ty có nhiều chi nhánh trực thuộc trong khắp cả Miền Trung đây là điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh. Mặt hàng chủ yếu của công ty là thủy sản, là loại thực phẩm cần có của mỗi người trên thế giới. Cùng với sự tăng dần mức thu nhập bình quân của xã hội thì nhu cầu mặt hàng này cũng dần tăng lên.
Đầu tư nâng cấp các phưong tiện vận chuyển nguồn nguyên liệu về cơ sở chế biến, phương tiện đi lại cho cán bộ thu mua. Thực hiện các chính khen thưởng kỷ luật đối với nhân viên trong đội ngũ thu mua có số lượng chất lượng ổn định
Nâng cao trình độ nắm bắt giá cả thị trường cho đội ngũ thu mua, bố trí lực lượng thu mua một cách hợp lý nhằm thu mua đạt được hiệu quả cao.
Nhằm đảm bảo các yêu cầu, kế hoạch mà công ty đặt ra. Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới.
Chính vì vậy công ty đã thực hiện việc thu mua để thực hiện các hợp đồng đã kí kết nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục. Với nội dung đó thì sản lượng thu mua qua các năm là căn cứ để xác lập mục tiêu:
Năm 2003 2004 2005
Sản lượng (tấn) 103,7 104,77 220,1
*. Căn cứ sản lượng tôm nuôi của nước ta:
Bắt đầu từ năm 2002 nước ta mới tiến hành gia tăng nguồn nguyên liệu tôm nuôi trồng nhằm để đáp ứng kịp thời cho các công ty xuất khẩu.
Năm 2002 2003 2004 2005
Sản lượng (tấn) 69 68 178 196 (Số liệu: Thương Mại Thuỷ Sản 2/2005)
Với nguồn tôm nuôi của nước ta như hiện nay cũng là căn cứ để xác lập mục tiêu của công ty đặt ra.
*. Căn cứ vào sản lượng tôm xuấtkhẩu:
Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản nước ta gia tăng cả về quy mô lẫn số lượng, là do chúng ta mở rộng quan hệ ngoại giao, tham gia vào
các hiệp hội và các tổ chức kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷ sản nước ta đi vào thị trường thế giới một cách dể dàng hơn.
Sản lượng xuất khẩu của nước ta qua các năm như sau: Năm 2003 2004 2005
Sản lượng (tấn) 268,3 341,5 467,8 (Số liệu: tạp chí Thương Mại Thuỷ Sản 2004)
Với sản lượng gia tăng qua các năm như vậy làm tiền đề cho ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung nói riêng luôn có cơ hội tìm cách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
Hiện nay, nền kinh tế đất nước tiếp tục ổn định và đang trên đà phát triển với tốc độ cao. Do đó công việc đầu tiên của công ty trong việc thực hiện sản phẩm phải là khảo sát thực tế thị trường từng khu vực, trực tiếp nghiên cứu từng đối tượng khách hàng mới là việc làm không thể bỏ qua.
Công ty cần phải có chính sách đầu tư đến các cơ sở nuôi trồng, các ngư dân đánh bắt nhằm để tăng nguồn hàng ổn định.
Đầu tư nâng cấp các phưong tiện vận chuyển nguồn nguyên liệu về cơ sở chế biến, phương tiện đi lại cho cán bộ thu mua. Thực hiện các chính khen thưởng kỷ luật đối với nhân viên trong đội ngũ thu mua có số lượng chất lượng ổn định
Nâng cao trình độ nắm bắt giá cả thị trường cho đội ngũ thu mua, bố trí lực lượng thu mua một cách hợp lý nhằm thu mua đạt được hiệu quả cao..
Lượng tôm thu mua của công ty các tháng trong năm Đvt:tấn
THÂNG T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 NĂM 2004 80.25 72.6 99.7 100 98.9 190.6 275.5 190.7 155.9 109.6 210.2 230.25 NĂM 2005 100.5 95.25 110.1 85.4 110.9 150.6 320.5 160.9 180.7 120.7 200.5 290.4
Xét về khã năng thu mua tôm của công ty từ các xí nghiệp trong các tháng của năm ta nhận thấy trong năm 2005 khã năng thu mua của công ty biến động lớn nhưng nhìn chung là tăng từ tháng 6 đến cuối năm , tăng cao nhất là trong tháng 7 Qua phân tích ta thấy, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thường tăng từ tháng 6 nhưng vẫn tăng cao nhất là trong tháng 7và tháng 7 là tháng mà khã năng mua vào của công ty là cao nhất, như vậy thời điểm xuất khẩu thích hợp nhất mà công ty xuất khẩu tôm sang Nhật là vào tháng 7. Đặc biệt là vào tháng 7 ở Nhật có lể hội mùa hè làm nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủy sản càng tăng ,và tháng 7 cũng nằm trong thời điểm khai thác tôm của Miền trung.
Biện pháp 2: Tăng doanh thu hạ giá thành, phấn đấu giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận
Là một doanh nghiệp thương mại, vấn đề quan trọng là công ty cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình tức là tìm mọi biện pháp để luân chuyển hàng hóa từ nơi cần bàn đến nơi cần mua. Thông qua đó công ty tìm kiếm lợi nhuận. Điều này có nghĩa là cần phải tạo nguồn hàng thật đảm bảo. Việc tạo nguồn hàng hải sản đóng một vai trò rất quan trọng vì đây là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. Qua đây ta chọn thị trường nhật để phân tích thống kê tình hình của Công ty.
Qua nghiên cứu thị trường hiện nay, ta thấy tình hình kinh tế Nhật đang từng bước ổn định, người dân Nhật có nhu cầu thủy sản cao do đó đây là thị trường hấp dẫn các nhà xuất khẩu thủy sản dẩn đến sự cạnh tranh gây gắt trên thị trường xuất khẩu .Bên cạnh đó việc Mỹ kiện bán phá giá tôm đối với các nước xuất khẩu tôm sang Nhật trong đó có Việt Nam làm cho sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm đáng kể .Tuy nhiên với sự nổ lực của mình , ngành thủy sản Việt Nam nói chung và công ty xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung nói riêng đã vượt qua và giữ vững vị trí xuất khẩu của mình trên thị trường Nhật Bản.
* Sản lượng:
Ta có thể dùng hàm xu hướng chính Yt=ao +a1t để dự báo sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật trong thời gian đến
aoa1 :là những tham số
Yt :sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật T:thứ tự thời gian qua các năm
Bằng phương pháp bình phương bé nhất ta xác định các tham số ao,a1 qua hệ phương trình (i) Yt =nao +a1t
Ytt=aot +a1t2 Sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật: Năm 2003 2004 2005
SL(tấn) 268,3 341,5 467,8 Ta có bản tính sau:
Năm T t2 Yt Ytt 2003 1 1 268,3 268,3
2004 2 4 341,5 683 2005 3 9 467,8 1403,4 2005 3 9 467,8 1403,4 Tổng 6 14 1077,6 2354,7
Thay vào (i) ta được 1077,6=3ao+6a1 2354,7=6ao+14a Giải hệ ta được:
ao=160 a1 =99,75
Vậy hàm dự đoán sản lượng tôm xuất khẩu của công ty sang Nhật là: Yt=160 +99,75t
Với t=4(2005)=>Yt=559 Với t=5(2006)=>Yt=658,75
Sản lượng tôm dự báo xuất khẩu sang thị trường Nhật : *.Xác định thời điểm xuất khẩu tôm :
Thị trường Nhật có nhu cầu rất cao về mặt hàng tôm sú, do vậy xác định thời điểm xuất khẩu tôm sang Nhật đòi hỏi công ty phải nắm vững nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường Nhật trong năm thông qua các bảng nghiên cứu về thị trường Nhật .Xét về lượng nhập khẩu trong các tháng của năm ,cho dù lượng nhập khẩu trong tháng 12/2005 đã giảm thấp nhưng nhìn chung nhu cầu nhập khẩu của Nhật bản vẫn theo đúng diễn biến của năm trước :tăng cao từ tháng 7 cho tới cuối năm.
Lượng tôm đông lạnh nhập khẩu vào Nhật bản các tháng trong năm Đvt:tấn)
THANG T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Nam2004 15006 12590 13356 16447 17100 19285 26258 21798 22270 25351 20474 22816 Nam 2005 19479 15463 17302 17711 14713 17284 24397 26353 20460 23196 24574 20516 Ta có sơ đồ sau:
Bên cạnh đó công ty cầìn nắm vững tính thời vụ của nguyên liệu hải sản khai thác và nuôi trồng trong năm , qua điều tra và nghiên cứu thì thời điểm khai thác tôm của Miền Trung là vào khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 8.
Như vậy để thực hiện tốt chức năng của mình tức thực hiện tốt chức năng mua bán, tức là vấn đề tạo đầu vào của công ty phải đi liền với quá trình tìm kiếm đầu ra của sản phẩm. Vì thế vấn đề tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng. Việc tiêu thụ nhanh sẽ tạo vòng quay vốn nhanh. Như vậy để thu hồi vốn nhanh công ty cần phải có chỗ đứng, uy tín trên thị trường. Điều này chỉ có được khi sản phẩm của công ty ngày càng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đồng thời bên cạnh đó công ty cũng phải quan tâm đến những chính sách như chiết khấu giảm giá....
Tuy nhiên trong một số tổng trường hợp nhằm gia tăng doanh số bán và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, công ty có thể hạ giá các nhằm thu hồi vốn đồng thời mở rộng thị trường mới. Bên cạnh đó để tăng sản lượng tiêu thụ, công ty nên thực hiện chính sách quảng cáo, giới thiêu sản phẩm qua các phương tiện đại chúng, xúc tiến các hoạt động bán hàng như hội nghị khách hàng, triển lãm,...
+ Mục đích tham gia hội chợ quốc tế.
Ngày nay hội chợ quốc tế đã trở thành phương tiện quan trọng trong quan hệ công chúng để trao đổi và giới thiệu sản phẩm . Đây là phương tiện để người bán và người mua gặp gỡ trực tiếp trao đổi sản phẩm.Hàng năm hội chợ quốc tế thường tổ chức tại Nhật đây là cơ hội để công ty giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng,người tiêu dùng. Hội chợ tại Nhật thường tham gia đó là Foodex Japan..Mục đích chung của công ty khi tham gia hội chợ quốc tế này nhằm :
-Giới thiệu sản phẩm của công ty đối với khách hàng, người tiêu dùng Nhật và các thị trường khác.
-Tìm kíêm khách hàng đối với sản phẩm của công ty
-Tìm hiểu, đánh giá ý kiến, phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty
* Hội chợ quốc tế về trưng bày và giới thiệu sản phẩm :tham gia hội chợ này công ty chỉ được phép mang hàng sang thị trường Nhật để giới thiệu rồi mang hàng trở về không thực hiện bán hàng tại hội chợ.
Đặc điểm hội chợ này tham gia chi phí rất cao.Tuy nhiên hàng công ty mang qua tham gia hội chợ không bị đánh thuế nhập khẩu
*Hội chợi quốc tế về hội chợ bán hàng :tham gia hội chợ này công ty được phép mang hàng sang Nhật giới thiệu và bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại hội chợ .
Đặc điểm của hội chợ này tham gia chi phí thấp hơn chi phí hội chợ chỉ giới thiệu sản phẩm .Hàng hóa đem sang tham dự hội chợ bị đánh thuế giống như hàng nhập khẩu
Từ đặc điểm của hai hội chợ trên công ty nên chọn tham gia hội chợ quốc tế về giới thiệu bán hàng ở Nhật. Khi tham gia hội chợ này công ty sẻ hạn chế chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa trở về nước chi phí này thường rất lớn .Mặt khác công ty còn kiếm được một khoản lợi nhuân cho việc bán hàng tại Nhật.
Biện pháp 3. Thực hiện đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu
Vì doanh thu của Công ty chủ yếu là từ hàng xuất khẩu nên việc đầu tư tăng cường xuất khẩu là việc rất quan trọng
- Đa dạng hoá theo chiều ngang đó là điều thông qua điều ta nghiên cứu nhu cầu thị trường trong hiện tại và tương lai để thu mua các sản phẩm mở rộng danh mục xuất khẩu thay đổi kích cở sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng
Công tác chế biến có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường đồng thời đáp ứng được dyêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay công tác chế biến của Công ty còn chưa tương xứng với quy mô, chẳng hạn như thiếu quy hoạch tổng thể, công nghệ chế biến chưa đồng bộ, khả năng sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao và sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp trong khi nhu cầu về loại sản phẩm này ngày càng tăng. Mặt khác, Công ty chủ yếu sử dụng công nghệ đông Block với suất thấp, thời gian cấp đông tương đối dài : 5-6giờ/mẽ đến 8 - 9 giờ/mẽ. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ sản xuất sản phẩm.
Chính vì những lý do trên, công ty nên đầu tư thêm công nghệ chế biến hàng thuỷ sản, trong những năm qua công ty cũng từng bước đầu tư đổi mới công nghệ cho các xí nghiệp thành viên như dây chuyền IQF cho xí nghiệp F131A, F131B lại chưa được trang bị. Trong những năm tới Công ty cần phải đầu tư xây dựng dây chuyền
IQF cho xí nghiệp F131A, F131B để sản xuất những mặt hàng thuỷ sản có chất lượng cao theo yêu cầu của đối tác đặt ra..
- Tăng cường tỷ trọng tinh chế hàng xuất khẩu
Hiện nay, tại một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã sử dụng thiết bị tự động để