Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước

Để giảm thiểu những sai phạm gây lãng phí, thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng các công trình KCHT giao thông tĩnh, cần phải tiến hành đồng thời các giải pháp trong tất cả các khâu của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Đồng thời phải có sự lựa chọn và bổ nhiệm các nhà quản lý có năng lực chuyên nghiệp, đạo đức tốt.

Tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển KCHT giao thông tĩnh: các thành phần tham gia đầu tư phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn về chất lượng công trình, đảm bảo các nguồn thông tin là minh bạch và đến được với mọi thành phần kinh tế. Làm tốt công tác này không chỉ giúp cho việc huy động đa dạng hóa nguồn vốn, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà qua đó còn nâng cao được các tiêu chuẩn kĩ thuật, nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực.

Hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá, quy chuẩn kỹ thuật, chế độ lập và duyệt dự toán, kiểm toán, chế tài xử phạt nghiêm để quản lý, đánh giá, giám sát nhằm bảo đảm chất lượng công trình; chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Triển khai việc thành lập Bộ phận “một cửa liên thông” theo Quyết định số: 100 /2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Nghệ An.

Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực của tổ chức, bộ máy làm làm công tác quản lý, xây dựng, vận hành, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng. Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp Nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà nước đối với các dự án kết cấu hạ tầng. Tăng cường bộ máy làm công tác quản lý đầu tư xây dựng của các huyện thành thị, các Sở ban ngành liên quan.

chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng. Tăng cường tư vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lượng công trình; kiểm soát chặt chẽ suất đầu tư, rút ngắn tiến độ thực hiện để đưa vào khai thác sử dụng, quản lý có hiệu quả.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tư, phân bổ nguồn vốn để vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất của tỉnh. Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông tĩnh. Đi đôi với việc phân cấp quản lý đầu tư, cần xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; gắn cơ chế thưởng phạt việc thực hiện hợp đồng theo quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư và nhà thầu tham gia vào quá trình hoạt động đầu tư.

Rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, mua sắm công. Đồng thời tăng cường sự quản lý, chỉ đạo trong các khâu của quá trình thực hiện dự án như sau:

Trong bước chuẩn bị đầu tư:

Cần tuân thủ tuyệt đối quy hoạch trong khâu khảo sát, lựa chọn địa điểm, nội dung đầu tư đồng thời cần có sự khảo sát kỹ lưỡng để đảm bảo nguồn số liệu nghiên cứu là chính xác, tin cậy để tránh tình trạng quyết định đầu tư sai hoặc đầu tư không phù hợp nhu cầu và điều kiện thực tế, công trình bị lạc hậu…

Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của tỉnh để đảm bảo cân đối vốn đầu tư thực hiện dự án và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư; cần thẩm tra kỹ về khả năng đáp ứng về nguồn vốn của ngân sách hoặc năng lực tài chính của doanh nghiệp, cá nhân đầu tư để tránh tình trạng dàn trải, dự án treo.

Trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án:

Cần quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn và cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án.

Sau khi có chủ trương đầu tư, chủ đầu tư tiến hành lập dự án hoặc thuê đơn vị tư vấn. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn có năng

lực, đảm bảo dự án lập có chất lượng về chuyên môn và số liệu khảo sát thực tế. Đơn vị tư vấn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của thiết kế, dự toán mà mình đã lập, bảo vệ trước các sở, ban ngành liên quan về phương án của mình. Nếu phải chỉnh sửa nhiều lần thì đơn vị tư vấn bị cập nhật thông tin lên trang web đấu thầu của tỉnh.

Cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án chịu trách nhiệm về tính khả thi và hiệu quả đầu tư. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, chỉ phê duyệt kế hoạch đấu thầu khi có đầy đủ điều kiện về nguồn vốn, tránh tình trạng công trình thiếu vốn, thi công cầm chừng, gây lãng phí.

Trong khâu lựa chọn nhà thầu:

Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của các công trình. Nguyên nhân là do các quy định về đấu thầu chưa hoàn thiện, thiếu thông tin, việc quản lý công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục. Vì vậy các trong thời gian tới phải tăng cường công tác quản lý đấu thầu để chấm dứt tình trạng đấu thầu giá thấp, thực hiện đầy đủ trách nhiệm tài chính giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc chậm giải phóng mặt bằng, chậm thanh toán nghiệm thu... Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức công tác đấu thầu cần xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực tài chính và kỹ thuật thi công, hạn chế những nhà thầu “tay trái” không có đủ khả năng thực hiện dự án hoặc một số nhà thầu tham gia bỏ thầu với mức thấp để giành được gói thầu nhưng khi thực hiện lại không thể làm được gây ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình. Bên cạnh đó do không có kế hoạch rõ ràng nên chủ đầu tư còn tổ chức đầu thầu hạn chế, tính cạnh tranh không cao làm tăng chi phí thi công xây dựng.

Phải quy định rõ ràng việc phân chia dự án thành các gói thầu và các trường hợp không bắt buộc phải tiến hành đấu thầu (luật đấu thầu). Việc phân chia gói thầu phải được xác định ngay khi thiết kế để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa đảm bảo tính khách quan trong việc phân chia, đồng thời tránh tình trạng cố ý chia nhỏ gói thầu để không phải đấu thầu.

Quy định rõ ràng điều kiện áp dụng cho từng loại hợp đồng, có biện pháp khuyến khích áp dụng loại hợp đồng trọn gói. Khi thực hiện các dự án bằng nguồn vốn Ngân sách, chỉ nên thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói, không nên vận dụng hình thức chìa khóa trao tay để quản lý được chất lượng và giá cả của công trình. Khi đó các chi phí phát sinh đều được kiểm tra và làm rõ nguyên nhân. Trường hợp gói thầu có số phát sinh lớn thì phải tiến hành đấu thầu lại, tránh tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu cố tình tạo nhiều phát sinh để rút tiền nhà nước. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng bằng cơ chế đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cơ chế xử lý vi phạm hợp đồng.

Trong bước thực hiện dự án:

Trong quá trình thực hiện dự án: Cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên để quản lý về tiến độ và chất lượng. Đồng thời đảm bảo công trình được xây dựng và lắp đặt theo đúng thiết kế.

Trong khâu nghiệm thu và quản lý chất lượng: Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư và trách nhiệm của đơn vị giám sát thi công chịu trách nhiệm giám sát việc sử dụng đúng, đủ vật liệu, thiết bị thi công, đảm bảo thi công theo đúng tiến độ.

Các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công, không chỉ đến lúc nghiệm thu mới kiểm tra chất lượng.

Kết quả kiểm tra được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang web về đấu thầu để tuyên dương những nhà thầu có chất lượng và năng lực đồng thời cảnh báo những nhà thầu yếu kém cho các chủ đầu tư được biết.

Chủ đầu tư có hợp đồng cụ thể với nhà thầu và thực hiện việc thanh toán theo quy định để đảm bảo trong thời gian bảo hành nếu công trình có vấn đề gì phát sinh thì được sửa chữa, bảo dưỡng theo quy định.

Trong khâu quyết toán vốn:

Thiết lập quy định xử phạt những sai phạm trong việc người đề nghị thanh toán cố tình khai tăng giá trị thanh toán, chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán sai nội dung, quyết toán sai khối lượng, biểu mẫu quy định, nộp báo cáo quyết toán chậm. Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán sai nội dung, quyết toán sai khối lượng, sai mẫu

biểu quy định, nộp báo cáo quyết toán chậm sẽ bị phạt. Các báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm gửi cho các cơ quan thẩm quyền, công bố công khai. Đối với nhà thầu nếu quyết toán tăng giá trị khối lượng công việc thực hiện không đúng hợp đồng, thì ngoài việc chỉnh sửa lại thì nhà thầu phải chịu phạt về phần giá trị xác định tăng không đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)