Định hướng phát triển lâu dài của Ngân hàng TMCP Công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 84 - 87)

3.1. Định hướng hoạt động cho vay đối với KHCN

3.1.1. Định hướng phát triển lâu dài của Ngân hàng TMCP Công thương

CHI NHÁNH HƯNG YÊN.

3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với KHCN

3.1.1 Định hướng phát triển lâu dài của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Việt Nam

Ngân hang TMCP Công thương Việt Nam có định hướng phát triển lâu dài như sau:

- Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

- Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc tế.

- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Cơ hội

- Thị trường tín dụng bán lẻ còn mới mẻ, đang ở giai đoạn tăng trưởng. Hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng cũng góp phần mở rộng thị trường.

- GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới có thể hy vọng số lượng khách hàng bán lẻ cũng sẽ tăng.

- Các chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng để chống suy thoái như giảm và hoãn thuế, hỗ trợ lãi suất cho vay và nhiều chính sách khác đang tiếp tục được triển khai là cơ hội để các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn rất lớn từ các ngân hàng để khôi phục, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thách thức

- Nền kinh tế còn chưa thoát khỏi khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Thị trường có thể còn có biến động khiến các cá nhân và hộ gia đình gặp khó khăn, dè dặt trong tiêu dùng và đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Cạnh tranh lớn từ các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần, mạnh hơn về thị phần và/hoặc các nguồn lực hoạt động.

Với cơ hội và thách thức đó:

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định rõ mục tiêu là: “Đến năm 2015, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt nam trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có sản phẩm tín dụng bán lẻ”. Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của mình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển dài hạn:

Điểm mạnh:

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thương hiệu mạnh và có bề dày lịch sử và kinh nghiệm trong phục vụ các khách hàng doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng rất tốt đến tín dụng bán lẻ.

- Mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – kênh phân phối chủ yếu của tín dụng bán lẻ - rộng khắp nước cả nước, tập trung nhiều tại các khu vực đô thị và đều có vị trí thương mại thuận lợi.

- Tiềm lực tài chính mạnh và các lợi thế về quy mô trong cả hoạt động huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng là điều kiện tốt để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ.

- Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư là thế mạnh hỗ trợ cho công tác phát triển nghiệp vụ, khai thác thông tin và quản lý tín dụng bán lẻ.

Điểm yếu:

- Vị thế, thói quen của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong kinh doanh bán lẻ còn khiêm tốn, hình ảnh chưa rõ nét, chưa định vị được đối tượng khách hàng mục tiêu.

- Cơ cấu tổ chức mới được tái cấu trúc (do mới chuyển đổi sang Ngân hàng TMCP), mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ đang trong quá trình hình thành và hoạt động quản trị điều hành và kinh doanh tín dụng bán lẻ đều đang từng bước trong quá trình hoàn thiện.

- Nhận thức phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là ở mọi cấp (đặc biệt là tại nhiều chi nhánh – kênh phân phối trực tiếp sản phẩm tín dụng bán lẻ) chưa thực sự đầy đủ. Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng bán lẻ chưa được đào tạo theo chuẩn mực tín dụng bán lẻ.

- Hiệu quả của tín dụng bán lẻ chưa được đánh giá đầy đủ và đúng mức, nên chưa thấy hết vai trò của tín dụng bán lẻ trong hoạt động ngân hàng (doanh lợi cao, phân tách rủi ro, quảng bá thương hiệu...)

- Năng lực quản trị rủi ro trong bán lẻ chưa cao, rủi ro đạo đức và tác nghiệp còn nhiều hạn chế.

- Chưa xây dựng được hệ thống quản lý, đánh giá hiệu quả cho từng sản phẩm bán lẻ để có các chính sách kinh doanh phù hợp với từng sản phẩm.

- Các quy định, quy trình sản phẩm tín dụng bán lẻ đang trong quá trình chỉnh sửa, hoàn thiện, bổ sung. Sản phẩm tín dụng bán lẻ tín dụng đang trong quá trình thiết kế liên kết với các sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác theo gói, chuỗi… nhằm tăng doanh số bán.

- Cơ sở hạ tầng thông tin còn cần đầu tư nhiều hơn đáp ứng cho công tác quản lý điều hành, tác nghiệp và bán hàng.

- Năng lực cạnh tranh chưa cao so với các ngân hàng Việt Nam khác và các ngân hàng nước ngoài trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

- Tối đa hóa giá trị khách hàng: duy trì nền khách hàng hiện có, tăng số

lượng khách hàng mới và tăng số lượng sản phẩm/dịch vụ của mỗi khách hàng.

- Tối đa hóa giá trị cán bộ ngân hàng: nâng cao hiệu quả hoạt động của

đội ngũ cán bộ liên quan tới công tác tín dụng bán lẻ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ QHKH cá nhân.

- Đảm bảo tài chính lành mạnh: phấn đấu giảm tỉ lệ nợ xấu xuống dưới

2% vào năm 2015, tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ phải cao hơn tốc độ tăng chi phí hoạt động trong tín dụng bán lẻ.

Một số chỉ tiêu phát triển chính:

Bảng 3.1 Định hướng cho vay KHCN của Vietinbank năm 2011-2013 Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Dư nợ TDBL 30.000 35.000 42.000

Tăng trưởng tín dụng bán lẻ hàng năm 29,5% 23% 27%

Tỷ trọng dư nợ TDBL/tổng dư nợ 13% 14% 15%

Tỉ lệ Nợ xấu quá hạn TDBL <3% <3% <3%

(Nguồn: Báo các định hướng KHKD năm 2011-2013 Vietin Bank)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)