Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 33 - 36)

Khu vực nông nghiệp: các nhà Tân cổ điển cho rằng với sự tác động của khoa học công nghệ thì sản phẩm cân biên của lao động trong khu vực nông nghiệp luôn dương nhưng có xu hướng giảm dần. Và do đó, đường cung lao động trong nông nghiệp có xu thế dốc lên.

Khu vực công nghiệp: để chuyển lao động từ nông nghiệp sang, khu vực công nghiệp phải trả mức tiên công cao hơn và ngày càng tăng theo xu hướng sử dụng lao động ngày càng nhiều. Như vậy, trao đổi luôn gây bất lợi cho khu vực công nghiệp so với nông nghiệp. Sự bất lợi ngày càng tăng lên khi cầu về lao động trong khu vực này tăng lên trong quá trình thực hiện tái đầu tư phát triển.

Quan điểm đầu tư: để cho quá trình trao đổi giữa hai khu vực không tạo ra những bất lợi ngày càng nhiều cho công nghiệp thì các nhà Tân cổ điển cho rằng cần phải đầu tư cả cho nông nghiệp ngay tư đầu chứ không chỉ quan tâm đến đầu tư cho công nghiệp. Phái Tân cổ điển cũng cho rằng mặc dù phải quan tâm đến đầu tư cho cả hai khu vực ngay từ đầu nhưng tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng giảm đi và ưu tiên tăng dần tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp.

Với quan điểm hướng tới một nền kinh tế phát triển, Oshima đã đưa ra hướng quan tâm đầu tư phát triển nền kinh tế theo ba giai đoạn với mục tiêu và nội dung phát triển khác nhau.

- Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp.

Ông cho rằng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nhất là ở các nước châu Á gió mùa là mang tính thời vụ rất cao, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng hơn khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính độc canh, nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy, mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông nghiệp. Biện pháp hợp lí nhất để thực hiện mục tiêu này là thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh tăng vụ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp. Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn giai đoạn này. Nhà nước cần có sự hỗ trợ về các mặt: xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải ở nông thôn để trao đổi hàng hóa, hệ thống giáo dục và điện khí hóa nông thôn. Theo đó, thực hiện cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ nông thôn như: cải tiến tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức dịch vụ nông thôn, hỗ trợ của tổ chức tin dụng để nông dân có thể mua giống mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cải cách ruộng đất để nông phát huy cao độ nỗ lực của mình. Tất cả các biện pháp này đòi hỏi đầu tư và đổi mới không lớn lắm so với đầu tư vào công nghiệp.

Ông cho rằng dấu hiệu kết thúc giai đoạn đầu là: khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong sản xuất

nông nghiệp, tức đặt ra vấn đề phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ quy mô lớn.

- Giai đoạn hai: hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp

Xuất phát từ mục tiêu hướng tới giải quyết đầy đủ việc làm cho người lao động, quan điểm của Oshima trong giai đoạn này là đầu tư phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng, cụ thể: tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản xuất cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, xen canh tăng vụ nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn; phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ, đồ uống, đồ thủ công mỹ nghệ nhằm tăng

cường việc làm và nâng cao tính hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất nông cụ thường, nông cụ cầm tay, nông cụ cải tiến cho nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống và các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp.

Như vậy, sự phát triển của nông nghiệp đã mở rộng thị trường công nghiệp, tạo yêu cầu tăng thêm quy mô sản xuất công nghiệp cũng như các nhu cầu về các hoạt động dịch vụ. Dấu hiệu kết thúc giai đoạn hai là tốc độ tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, làm cho thị trường lao động bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên.

- Giai đoạn sau khi có đầy đủ việc làm: thực hiện phát triển các ngành theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động

Kết quả của giai đoạn hai trong mô hình này làm cho các ngành kinh tế trong nước phát triển khá mạnh. Trong nông nghiệp do quy mô nhu cầu việc làm tăng mạnh dẫn tới tiền công ở khu vực này cũng được nhích dần lên với tốc độ ngày càng tăng. Với khả năng sản xuất được nâng cao và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, các ngành công nghiệp trong nước phát

triển mạnh từ chỗ thay thế nhập khẩu đến bắt đầu tìm kiếm thị trường nước ngoài. Do ưu thế của những ngành này cần ít vốn đầu tư, công nghệ dễ học hỏi, thị trường dễ tìm và dễ thâm nhập, có khả năng cạnh tranh ở thị trường ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh. Khu vực dịch vụ cũng ngày càng được mở rộng. Quan điểm của Oshima trong giai đoạn này là phải đầu tư theo chiều sâu trên toàn bộ các ngành kinh tế. Một mặt trong nông nghiệp cần hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng. Mặt khác, khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với sự chuyển dịch dần cơ cấu sản xuất sản phẩm. Các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần và các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao sẽ tăng lên.

Như vậy, sự quá độ từ nông nghiệp sang công nghiệp được hoàn thành và nền kinh tế chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là sự quá độ tư công nghiệp sang dịch vụ. Giai đoạn ba kết thúc tức nền kinh tế đã phát triển đến giai đoạn phát triển cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)