Nguồn nhân lực dồi dào với chi phí nhân công rẻ đ-ợc coi là một lợi thế quan trọng. Quá trình chuyển đổi nhanh chóng khu vực nông thôn Trung Quốc đã giải phóng một l-ợng lao động để cung cấp cho các ngành xuất khẩu mới. Theo ý kiến của một số nhà kinh tế thì chính lao động từ nông thôn mới là những ng-ời đóng vai trò chủ yếu dẫn tới sự thần kỳ về xuất khẩu của Trung Quốc. Lực l-ợng lao động này đ-ợc đánh giá là có tính kỷ luật, có trình độ văn hoá và có khao khát muốn đ-ợc h-ởng mức sống cao hơn sau nhiều năm sống trong tình cảnh thu nhập thấp, và sẵn sàng đánh đổi công việc trong sản xuất nông nghiệp để có đ-ợc việc làm trong khu vực công nghiệp.
Bên cạnh đó, so với các n-ớc trong khu vực, Trung Quốc còn có một đội ngũ công nhân ở các khu vực thành thị có trình độ giáo dục và kỹ năng tay nghề t-ơng đối cao. Tuy không đóng vai trò chủ yếu đối với sự cất cánh của xuất khẩu, nh-ng với xu thế cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc đang có sự chuyển dịch theo h-ớng gia tăng các sản phẩm có hàm l-ợng công nghệ và giá trị gia tăng cao thì vai trò của lực l-ợng lao động này sẽ ngày càng quan trọng. Ngoài ra, Trung Quốc còn có một lợi thế khá đặc biệt khác nữa là mặc dầu nền kinh tế
phận nhỏ của ngành công nghiệp tiên tiến. Trung Quốc có thể sản xuất tất cả các sản phẩm công nghiệp, từ những mặt hàng đơn giản nh- quần áo đến những mặt hàng phức tạp nh- vệ tinh và thiết bị phóng vệ tinh. Với sự sẵn có của công nghệ tiên tiến và số l-ợng lớn các cơ sở nghiên cứu khoa học, Trung Quốc có khả năng tự thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ n-ớc ngoài. Đây là tiền đề thuận lợi đối với việc chuyển cơ cấu xuất khẩu sang các mặt hàng có mức độ chế biến và hàm l-ợng công nghệ cao.
Chính sách phi tập trung hoá và mở rộng quyền tự chủ cho các địa ph-ơng đã giúp bộc lộ một lợi thế cạnh tranh cực kỳ quan trọng trong việc dẫn tới sự thần kỳ về xuất khẩu của Trung Quốc từ giữa những năm 1980. Đó chính là phẩm chất doanh nhân của các cấp lãnh đạo chính quyền các tỉnh và địa ph-ơng ở Trung Quốc, những ng-ời có khả năng và tinh thần sẵn sàng trong việc nắm bắt và tận dụng những cơ hội do những thay đổi chính sách và lợi thế so sánh của đất n-ớc mang lại. Chính sự sáng tạo và năng động của chính quyền các tỉnh và địa ph-ơng trong quá trình cải cách đã tạo nên sức bật cho quá trình công nghiệp hoá h-ớng về xuất khẩu của Trung Quốc. Chính sách phi tập trung hoá còn kính thích sự cạnh tranh giữa các cấp chính quyền địa ph-ơng. Những cải cách thành công ở một địa ph-ơng có tác dụng tạo áp lực buộc các cấp chính quyền địa ph-ơng khác cũng phải thực hiện những cải cách t-ơng tự. Chính vì vậy thành công của những địa ph-ơng đi đầu trong mở cửa và cải cách kinh tế đã nhanh chóng đ-ợc nhân rộng tới các địa ph-ơng khác trong cả n-ớc.
3.1.2 Vai trò của Hồng Kông và Đài Loan
Điều thú vị là sự thần kỳ về xuất khẩu của Trung Quốc còn đ-ợc gắn với yếu tố “may mắn”. Điều này được thể hiện trước hết ở sự gần gũi về địa lý, sự t-ơng đồng về văn hoá giữa Trung Quốc với Hồng Kông và Đài Loan. Tuy nhiên yếu tố cơ bản ở đây là quá trình cải cách và mở cửa kinh tế ở Trung Quốc diễn ra đúng vào thời điểm cần thiết. Từ đầu những năm 1980, Hồng Kông và Đài Loan đều phải đối mặt với tình trạng chi phí lao động tăng cao, cộng với giá đất đắt đỏ, trong khi vẫn phải duy trì các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
động. Việc thực hiện tái cơ cấu trở nên hết sức cần thiết hoặc phải tìm đ-ợc nguồn lao động và đất đai mới với chi phí thấp hơn để mở rộng sản xuất, hoặc chấp nhận sự phá sản của nhiều công ty và ngành sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, các nền kinh tế này có nhu cầu dịch chuyển lên phía trên bậc thang công nghệ để tiếp cận với những sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Trung Quốc đã trở thành điểm lý t-ởng để thu hút các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguồn vốn d- thừa từ Hồng Kông, Đài Loan để thiết lập các cơ sở sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Trong bối cảnh nh- vậy, với những -u thế mà các nhà đầu t- n-ớc ngoài khác không có đ-ợc, từ giữa những năm1980 các doanh nghiệp Hồng Kông và Đài Loan đã đổ bộ ồ ạt vào miền đông nam Trung Quốc và thiết lập các cơ sở sản xuất mới ở đây để phục vụ xuất khẩu. Đề cập đến khía cạnh may mắn liên quan đến sự thần kỳ về xuất khẩu của Trung Quốc, một số nhà kinh tế nhận xét rằng nếu quá trình cải cách ở Trung Quốc khởi đầu sớm hơn 10 năm thì không thể khẳng định đ-ợc liệu cộng đồng ng-ời Hoa có đủ nguồn lực và sự cấp thiết để chuyển đổi cơ cấu với quy mô lớn nói trên hay không, còn nếu quá trình đó diễn ra chậm hơn 10 năm thì có lẽ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động của Hồng Kông và Đài Loan đã đ-ợc chuyển dịch tới các địa điểm kém thuận lợi hơn nhiều ở các khu vực khác.
Ngoài những đóng góp đối với quá trình công nghiệp hoá khu vực đông nam Trung Quốc, Hồng Kông còn có vai trò cực kì quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, marketing và vận tải để đ-a hàng hoá Trung Quốc ra thị tr-ờng thế giới, đặc biệt khi cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc chuyển mạnh sang hàng chế biến. Nếu nh- các mặt hàng thô và sơ chế có thể tiêu thụ t-ơng đối dễ dàng trên thị tr-ờng thế giới thì các sản phẩm chế biến, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, lại đòi hỏi phải có kĩ năng marketing, các kênh tiêu thụ đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Hồng Kông chính là nơi cung cấp những kênh nh- vậy cho hàng hoá của Trung Quốc ra nhập thị tr-ờng thế giới. Nếu nh- vào năm 1985, chỉ có 16% hàng hoá Trung Quốc đ-ợc xuất khẩu qua đ-ờng
Hồng Kông, thì đến năm 1993 tỷ trọng này đạt tới mức cao nhất, khoảng 66%, và đến nay vẫn đ-ợc duy trì ở mức trên d-ới 50%. Thực tế này đặt ra câu h ỏi là liệu Trung Quốc có thể đạt tới sự thần kỳ về xuất khẩu hay không, hoặc sự thần kỳ đó có thể xảy ra với tốc độ nhanh nh- vậy hay không nếu thiếu vai trò của Hồng Kông.
3.1.3 Sử dụng các biện pháp đòn bẩy kích thích xuất khẩu
Ngoài công cụ tỷ giá, Trung Quốc còn áp dụng một loạt các biện pháp khuyến khích xuất khẩu th-ờng đ-ợc áp dụng ở các n-ớc đang phát triển trong giai đoạn thực hiện tự do hoá th-ơng mại nh- trợ cấp trực tiếp, cung cấp tín dụng xuất khẩu, áp dụng lãi xuất -u đãi đối với những khoản cho vay bằng nội tệ dành cho những ng-ời sản xuất hàng xuất khẩu, trợ cấp -u đãi cho những ng-ời xuất khẩu trong hoạt động vận tải, bảo quản và bảo hiểm hàng xuất khẩu. Bên cạnh chế độ hoàn thuế xuất khẩu và chế độ th-ởng xuất khẩu trực tiếp bằng ngoại tệ còn đ-ợc áp dụng để gia tăng mức độ khuyến khích xuất khẩu. Vào năm 1991, chế độ trợ cấp trực tiếp đ-ợc xoá bỏ, và từ năm 1996 trở đi, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh những nỗ lực gia nhập WTO, hầu nh- tất cả các biện pháp khuyến khích khác cũng đ-ợc bãi bỏ. Tuy điều này đặt ra thách thức mới đối với sự tăng tr-ởng xuất khẩu của Trung Quốc, nh-ng xét về mặt tích cực thì hệ thống các đòn bẩy kích thích nói trên đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành những ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu của Trung Quốc, giúp cho hàng hóa Trung Quốc thâm nhập thành công và có vị thế vững chắc trên thị tr-ờng thế giới.
3.1.4 Chính sách định h-ớng theo ngành và vùng mục tiêu
Để thúc đẩy xuất khẩu hàng chế biến, Trung Quốc chủ tr-ơng nâng cao năng lực công nghiệp và tiềm lực công nghiệp riêng của mình. Từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã -u tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến của n-ớc ngoài để trang bị cho các ngành công nghiệp nh- thép, công nghiệp nhẹ, cơ khí , điện tử, đóng tầu và dệt. Đặc biệt trong giai đoạn 1986-1990 Trung Quốc đã thiết lập cái gọi là “mạng lưới sản xuất phục vụ xuất khẩu” với mục
tiêu đẩy mạnh xuất khẩu cả về số l-ợng lẫn chất l-ợng. Mạng l-ới này bao gồm các xí nghiệp hàng đầu thuộc các ngành mục tiêu nh- công nghiệp nhẹ, dệt, cơ khí và điện tử, đ-ợc chính phủ hỗ trợ trong việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu, năng l-ợng và dịch vụ vận tải -u đãi, mua lại sản phẩm với giá hấp dẫn, cho phép giữ lại ngoại tệ với mức cao hơn so với các xí nghiệp trong cùng ngành, có thể nói những chính sách này có tác động trực tiếp tới sự cất cánh của xuất khẩu Trung Quốc từ giữa thập kỷ 1980 – thời điểm mà cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu có sự chuyển dịch mạnh sang các ngành chế biến.
Ngoài ra, quá trình cải cách và mở cửa kinh tế ở Trung Quốc gắn liền với chính sách định h-ớng theo các vùng mục tiêu, th-ờng đ-ợc biết đến nh- là chính sách mở cửa "từ điểm đến tuyến, từ tuyến đến diện", mở cửa theo nhiều h-ớng và nhiều tầng nấc. Khởi điểm với việc thành lập các đặc khu kinh tế vào năm 1979, Trung Quốc tiếp tục mở cửa 14 thành phố ven biển (1984) và 3 vùng đồng bằng chính (từ năm 1985). Một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách định h-ớng theo vùng là thu hút đầu t- n-ớc ngoài, phát triển cá c ngành công nghiệp gia công xuất khẩu trên cơ sở nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài và xuất khẩu thành phẩm, khai thác triệt để lợi thế về nguồn nhân công dồi dào với chi phí rẻ. Trên thực tế, kể từ khi mở cửa, các khu vực ven biển phía Đông đã thu hút đ-ợc một l-ợng đầu t- n-ớc ngoài, đặc biệt là đầu t- từ Hồng Kông và Đài Loan, và xuất khẩu của khu vực này luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong xuất khẩu của cả n-ớc (hơn 91% vào năm 2002)
3.1.5 Phi tập trung hoá và mở rộng quyền tự chủ kinh doanh
Kể từ cuối năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện một loạt những thay đổi chính sách quan trọng theo hướng “cởi trói” cho ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng.
Thứ nhất, Trung Quốc đã từng b-ớc phi tập trung hoá, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các địa ph-ơng và các doanh nghiệp. Thử nghiệm tr-ớc tiên đ-ợc áp dụng ở một số tỉnh với việc cho phép các tỉnh này thành lập các công ty
ngoại th-ơng riêng và tự thực hiện hoạt động xuất khẩu, rồi sau đó nhanh chóng nhân rộng ra toàn quốc. Đến năm 1984, chức năng quản lý của Chính phủ đối với các tổng công ty ngoại th-ơng đ-ợc xoá bỏ, và các công ty này có quyền tự chủ trong kinh doanh, với tài khoản riêng và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Kết qủa là số l-ợng các công ty ngoại th-ơng ở các tỉnh và địa ph-ơng đã gia tăng nhanh chóng. Đồng thời, những chính sách mới đã dẫn tới sự phát triển bùng nổ của các ngành công nghiệp địa ph-ơng vào nửa cuối năm 1980. Đến năm 1993, các xí nghiệp h-ơng trấn đã đóng góp tới hơn 40% xuất khẩu của Trung Quốc. Điều đặc biệt là trong số hơn 1,5 triệu xí nghiệp h-ơng trấn, chỉ có một số l-ợng nhỏ (khoảng 10-15%) xí nghiệp tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Hơn nữa, các xí nghiệp này còn giữ vị thế thống trị trong xuất khẩu những mặt hàng quan trọng đối với sự tăng tr-ởng xuất kh ẩu của Trung Quốc nh- quần áo và các mặt hàng công nghiệp nhẹ khác. Chính sự ra đời và phát triển của khu vực công nghiệp nông thôn đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các xí nghiệp Nhà n-ớc, buộc chính phủ phải trao quyền tự chủ lớn hơn nữa cho các xí nghiệp này. Cho đến nay, Trung Quốc tiếp tục có những cải cách quan trọng nhằm nới lỏng hạn chế đối với các xí nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, kể cả đối với các xí nghiệp có vốn n-ớc ngoài (FIEs) và khu vực t- nhân. Sau khi gia nhập Tổ chức th-ơng mại thế giới (WTO) vào năm 2001, Trung Quốc cam kết sẽ cho phép toàn bộ các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp trong n-ớc và khu vực có vốn n-ớc ngoài) đ-ợc tự do kinh doanh xuất nhập khẩu vào cuối năm 2004.
Thứ hai, cùng với việc mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, chế độ kiểm soát mặt hàng xuất khẩu cũng dần đ-ợc xoá bỏ. Từ năm 1980, ngoài những mặt hàng quan trọng thuộc quyền giao dịch của các tổng công ty trung uơng, và các mặt hàng mà các tỉnh có quyền xuất khẩu trực tiếp nh-ng phải có sự phối hợp và các h-ớng dẫn của các tổng công ty trung uơng, đối với tất cả các mặt hàng còn lại thì các tỉnh đ-ợc toàn quyền xuất khẩu. Từ chỗ đa số các mặt hàng xuất khẩu đ-ợc quản lý bằng kế hoạch, đến năm 1985 thì số l-ợng các mặt
hàng nh- vậy giảm xuống còn 100, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng này đến năm 1988 giảm xuống còn lại 30%, và tiếp tục hạ xuống còn 18% vào năm 1991. Cho đến giữa năm 90 thì chỉ có những mặt hàng bị các n-ớc nhập khẩu áp đặt hạn ngạch, và một số ít mặt hàng là đối t-ợng của hạn ngạch chống bán phá giá mới thuộc diện quản lý gián tiếp của chính phủ.
3.1.6Vai trò của thu hút đầu t- n-ớc ngoài
Thu hút đầu t- n-ớc ngoài là một trong những -u tiên hàng đầu của công cuộc cải cách và mở cửa kinh tế ở Trung Quốc. Sau hơn hai thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới. FDI có những đóng góp to lớn đối với quá trình chuyển đổi và tăng tr-ởng kinh tế nói chung, và hoạt động xuất khẩu nói riêng ở Trung Quốc. Tác động thúc đẩy xuất khẩu của FDI đ-ợc biểu hiện ở chỗ nó là cầu nối cho hàng hoá Trung Quốc v-ơn ra thị tr-ờng thế giới, là kênh quan trọng giúp Trung Quốc thu hút công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của n-ớc ngoài để năng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh động của đất n-ớc, từ đó đóng góp cho sự tăng tr-ởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu xuất khẩu trong dài hạn.
Đóng góp của FDI đối với sự thần kỳ về xuất khẩu của Trung Quốc đ-ợc thể hiện qua sự gia tăng nhanh chóng xuất khẩu của FIEs. Theo số liệu của tổng cục thống kê Trung Quốc, nếu nh- vào năm 1985, xuất khẩu của FIEs mới chỉ