Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán tại các đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu của kiểm toán nhà nước khu vực 1 (Trang 30 - 33)

vị sự nghiệp có thu của KTNN khu vực.

Nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu, theo tôi KTNN cần giải quyết tốt một số vấn đề chủ yếu sau:

Hiện nay thực hiện kiểm toán các đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu áp dụng loại hình kiểm toán tuân thủ và kiểm toán Báo cáo tài chính, đang từng bước áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động theo quy trình kiểm toán NSNN.

Phương pháp kiểm toán hiện nay đang áp dụng trong các cuộc kiểm toán NSĐP (trong đó có các đơn vị sự nghiệp có thu) chủ yếu là phương pháp chọn mẫu, cân đối, phân tích, đối chiếu, điều tra phỏng vấn… chưa áp dụng một số phương pháp điều tra gián tiếp, chưa điều tra một số đối tượng bên ngoài đơn vị kiểm toán, chưa áp dụng phương pháp kiểm kê và phương pháp thực nghiệm…

1.3.2. Đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm toán

Phải duy trì và đảm bảo được tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm toán. Tính độc lập của KTNN được thể hiện trên các khía cạnh:

- Phải đảm bảo tính độc lập về thể chế: Hiện nay đã có Luật KTNN, quá trình thực hiện kiểm toán chỉ tuân theo pháp luật, không một cá nhân, cơ quan nào có thẩm quyền can thiệp, cản trở việc thực hiện kiểm toán theo đúng pháp luật của KTNN.

- Hoạt động kiểm toán của KTNN phải thể hiện được tính độc lập, khách quan như mong muốn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện qua các quy định về hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy chế, quy trình kiểm toán; các quy định về giám sát, giám định, kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán; qua phân công và giao nhiệm vụ kiểm toán; qua giáo dục và kiểm tra tư cách, đạo đức hành nghề của kiểm toán viên.

- KTNN phải được đảm bảo về kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất và các phương tiện làm việc như trụ sở làm việc, hệ thống công nghệ thông tin, máy tính xách tay, phương tiện đi lại… đây là tiền đề quan trọng để KTNN có thể ứng dụng các kỹ thuật kiểm toán tiên tiến vào hoạt động kiểm toán, cũng

như duy trì được tính chủ động, độc lập khách quan trong quá trình kiểm toán, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán.

1.3.3. Nâng cao giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán

Phải khẳng định rõ giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán của KTNN: đây là vấn đề hết sức quan trọng, một mặt nó tác động mạnh mẽ đến ý thức, trách nhiệm của cán bộ kiểm toán viên trong khi thực hiện nhiệm vụ, mặt khác nó ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ tiếp thu kết quả kiểm toán cũng như ý thức thực hiện các kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán cần được xác định rõ trong các văn bản pháp quy có liên quan.

1.3.4. Đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên.

Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán các đơn vị dự toán và các đơn vị sự nghiệp có thu: kiểm toán viên là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng kiểm toán, xây dựng được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên mạnh có tính chuyên nghiệp là cơ sở nâng cao chất lượng kiểm toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu của KTNN.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu của kiểm toán nhà nước khu vực 1 (Trang 30 - 33)