Rung động trong sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (nghề công nghệ ô tô cao đẳng) (Trang 33 - 35)

Chương 5 : Bụi và rung động trong sản xuất

5.2Rung động trong sản xuất

5.2.1. Khái niệm:

Rung động là những dao động cơ học, sinh ra bởi sự dịch chuyển có chu

kỳ đều đặn. Rung động là yếu tố vật lý tác động qua đường truyền năng lượng từ nguồn rung đến con người.

+ Rung được chia làm 2 loại: rung toàn thân và rung cục bộ

- Rung toàn thân: là dao động cơ học có tần số thấp truyền vào cơ thể ở tư

thế đứng ngồi qua 2 chân, mông hướng lan tỏa theo mặt phẳng đứng từ dưới lên trên

- Rung cục bộ : là dao động cơ học có tần số cao, tác động cục bộ qua bàn

tay hoặc cách tay

5.2.2. Tác hại của rung đến cơ thể:

Tần số thấp gây tổn thương cơ bắp, tần số cao gây biến đổi thành mạch, ngăn cản lưu thông tuần hoàn, lâu dài có thể phá hoại hệ thống mạch máu.

+ Rung cục bộ :

- Rối loạn vận mạch: Gây bện ngón tay trắng ;

- Tổn thương gân cơ, thần kinh, đau gân cơ dẫn đến teo cơ;

- Tổn thương xưng khớp: khuyết xương, lồi xương, hoại tử xương;

- Rối loạn thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá;

- Phụ nữ ảnh hưởng đau bụng, lệch tử cung .

+ Rung động toàn thân: Gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, nội tạng giảm độ nhậy cảm, phá hoại chức năng tiền đình .

5.2.3 Các biện pháp phòng chống rung động.

33

- Chế tạo máy móc, thiết bị không phát sinh rung động, thiết bị làm giảm

nguồn rung.

- Học tập và ứng dụng kỹ thuật cầm, giữ các thiết bị rung cầm tay.

- Giữ gìn bảo dưỡng máy móc thiết bị luôn trạng thái tốt.

- Bố trí và thay đổi công việc hợp lý, bố trí thời gian làm việc nghỉ ngơi thể dục trong ca làm việc.

- Khám tuyển, khám định kỳ làm xét nghiệm chuyên khoa khi làm việc

trong môi trường rung động (phân tích máu, soi mao mạch, bàn tay, cột sống) - Điều trị phục hồi chức năng.

Câu hỏi ôn tập

Phân tích các yếu tố : Bụi, rung động trong sản xuất để thấy rõ tác hại

34

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (nghề công nghệ ô tô cao đẳng) (Trang 33 - 35)