Bài 7 : Hàn plasma
7.3. Kỹ thuật hàn plasma
7.3.1.Tư thế hàn.
- Giống như hàn TIG, hàn plasma có thể thực hiện ở mọi tư thế trong
không gian. Hình 6.5: Các tư thế hàn plasma 7.3.2. Góc độ mỏ hàn Hình 6.6: Góc độ mỏ hàn khi hàn plasma 7.3.3 Chuyển động của mỏ hàn
+ Mỏ hàn chuyển động theo hình răng cưa và tuỳ thuộc vào sự nóng chảy của kim loại cơ bản để điều chỉnh tốc độ di chuyển của mỏ hàn phù hợp.
+ Que hàn phụ chuyển động kiểu đường thẳng, tốc độ đưa que tùy thuộc vào yêu cầu của bề mặt mối hàn.
93
7.3.4 Kỹ thuật hàn
Mối hàn giáp mối không vát có thể áp dụng cho vật liệu dày dưới 2mm. Khi hàn mối hàn cần ngấu toàn phần thì phải hàn với kim loại đắp. Mối ghép được hàn đính để có khe hở đều và có kích thước xác định. Khi hàn trên kim loại mỏng thường gấp mép và thổi chảy chứ không dùng que đắp. Khi hàn các tấm dày hơn 3mm phải vát mép, thông thường chọn kiểu vát V hoặc J. Kiểu V đôi hoặc J đôi được dùng khi bề dày lớn hơn 25mm. Khi mối hàn có thể hàn từ hai phía thì nên chọn kiểu vát đôi để giảm lượng đắp và có hiệu quả kinh tế hơn.
Thực tế khi hàn trên tấm dày, chỉ có lớp lót là thực hiện bằng phương
pháp hàn plasma còn các lớp phủ sẽ được thực hiện bằng phương pháp hàn que hoặc phương pháp khác. Yếu tố quan trọng bậc nhất để chọn kiểu vát và phương pháp hàn là chất lượng yêu cầu của mối hàn và vật liệu hàn. Khi hàn trên thép
inox và các hợp kim nicken thì phương pháp hàn plasma lại phù hợp và hiệu quả hơn.
7.3.5. Chế độ hàn
Cường độ dòng điện hàn chọn theo bảng sau:
mm 2 dưới 4 4dưới 6 6dưới 8 8 dưới 10 Trên 10 Ih 100 120 120 150 150 170 170 190 190 300 L
l/min 6 8 8 10 10 13 13 16 17
Uh N/A N/A N/A N/A N/A
L
l/min N/A N/A N/A N/A N/A