Thiết bị hàn khí

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập hàn (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 50 - 54)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm

3.1.3. Thiết bị hàn khí

Hình 3.2 Thiết bị hàn khí

3.1.3.1. Chai khí ôxy

Chai ôxy có hình trụ bằng thép, phía dưới đáy lồi có chân đế bằng thép để khi đặt không bị đổ. Cổ chai có bắt chặt một van nhỏ. Để bảo vệ đầu van, người ta dùng một chụp bằng thép.

Dung tích của chai là 40lít, đường kính ngoài là 219mm, chiều dày của vỏ chai là 8mm, chiều cao là 1390mm, trọng lượng chai không có ôxy là 70kg. Khi

chế tạo xong người ta thử áp suất của chai tới 225at. Phía bên ngoài của vỏ chai sơn màu xanh và có ghi dòng chữ “O2” hoặc “ Ôxy”.

Chai ôxy được nạp tới áp suất tối đa là 150 – 160at. Nếu áp suất trong chai là 150at thì tương đương với 40 x 150 = 6000 (lít) khí ôxỵ

3.1.3.2. Chai khí axêtylen

Chai axêtylen ngoài vỏ sơn màu trắng và có ghi chữ “C2H2” hoặc “ Axêtylen”. Chai axêtylen chỉ nạp tới áp suất làm việc là 15at còn áp suất thử là 30at.

Khi áp suất của axêtylen 1,5 – 2at có thể bị nổ nhưng ở trong những rãnh rất hẹp ít có khả năng nổ và có thể đạt tới áp suất 20at mới có khả năng nổ. Vì

50

vậy muốn bảo quản an toàn chai axêtylen dưới áp suất của nó, người ta cho chất xốp có nhiều rãnh nhỏ hoặc các lỗ hổng như bọt đá, đất xốp, than hoạt tính vào

trong chaị

Muốn tăng lượng khí axêtylen, trong chai còn cho thêm chất xốp tẩm axêtôn. Một phần của axêtôn hỗn hợp với 23 phần axêtylen lúc nhiệt độ bình thường trong nhà. Ở trong chai, axêtôn hoá hợp với axêtylen dưới áp suất 15at.

Khi mở nắp van của chai, axêtylen bay ra khỏi axêtôn dưới dạng khí qua van giảm áp, qua ống dẫn cao su và ra mỏ hàn hoặc mỏ cắt.

Muốn tính thể tích axêtylen trong chai, lấy dung tích của chai nhân với áp suất khí trong chai và nhân với hệ số 9,2. Ví dụ: chai có dung tích 40lít, áp suất 15at thì thể tích khí axêtylen là 40 x 15 x 9,2 = 5520 (lít).

Hình 3.3 Cấu tạo chai chứa khí

3.1.3.3. Ống dẫn khí

Trong hàn và cắt kim loại bằng ngọn lửa khí cháy thường dùng hai loại ống dẫn khí: Ống dẫn bằng kim loại và ống dẫn bằng cao su (ống mềm). Ống dẫn bằng kim loại được lắp cố định trong các phân xưởng hoặc lắp giữa máy sinh khí axêtylen với các phụ tùng. Ống cao su được nối từ bình ôxy hoặc bình khí cháy đến mỏ hàn hoặc mỏ cắt để công nhân dễ thao tác.

- Ống dẫn bằng kim loại

Ống dẫn khí ôxy có áp suất từ 16at trở xuống được chế tạo bằng ống thép không hàn, nhãn hiệu 10 hoặc 20 (ký hiệu thép của Liên xô cũ). Ống dẫn khí áp lực cao được chế tạo bằng đồng đỏ hoặc đồng thaụ Ống dẫn khí axêtylen chỉ được dùng loại ống thép không hàn nhãn hiệu 10 hoặc 20. Để giảm sự cố nổ, khi áp suất làm việc từ 0,1 đến 1,5at phải hạn chế đường kính trong của ống không vượt quá 50mm.

51 - Ống dẫn bằng cao su

Mỏ hàn, mỏ cắt và các thiết bị khác muốn nối liền với bình ôxy, máy sinh khí, hoặc các ống dẫn khí đều phải dùng ống cao sụ Ống cao su phải rất mềm để không ảnh hưởng đến thao tác của công nhân. Đường kính trong của ống cao su phải căn cứ vào lượng khí tiêu thụ mà chọn. Để có sức bền ở áp suất làm việc, ống cao su có một hoặc nhiều lớp bọc bằng vải bông hoặc đaỵ Đối với khí axêtylen, ống cao su được tính toán để làm việc ở áp suất đến 3at, còn đối với khí ôxy thì tính toán để làm việc ở áp suất đến 10at. Chiều dày lớp trong của ống cao su không được mỏng hơn 2mm, lớp ngoài không mỏng hơn 1mm.

Đường kính trong của ống cao su theo quy định là: 5,5; 9,5; 13; 16; và 19mm. Loại ống có đường kính trong 9,5mm và đường kính ngoài 15,5 - 22 mm

được sử dụng nhiều hơn cả.

3.1.3.4. Van giảm áp ôxy và axêtylen

Van giảm áp lắp ngay sau nguồn khí và có tác dụng:

- Làm giảm áp suất của các chất khí đến mức quy định

- Giữ cho áp suất đó không thay đổi trong suốt quá trình làm việc.

- Đều chỉnh áp suất khí rạ

- Van giảm áp cho khí O2 có thể điều chỉnh áp suất khí O2 từ 150at xuống khoảng 1 ÷ 1,5at.

- Van giảm áp cho khí C2H2 có thể điều chỉnh áp suất khí C2H2 150at

xuống khoảng 0,05 ÷ 1,5at.

52

3.1.3.5. Mỏ hàn

Hình 3.5 Cấu tạo mỏ hàn

3.1.3.6. Các thiết bị khác

- Thiết bị ngăn lửa tạt lại

Thiết bị ngăn lửa tạt lại có nhiệm vụ dập tắt ngọn lửa không cho khí cháy vào chai chứa khí. Yêu cầu chủ yếu của nó là:

+ Ngăn cản ngọn lửa trở vào và sả hỗn hợp chạy ra ngoàị + Có độ bền ở áp suất cao khi khí cháy đi qua bình.

+ Giảm khả năng cản thuỷ lực dòng khí.

+ Dễ kiểm tra, dễ rửa, dễ sửa chữạ

Hình 3.6 Cấu tạo van chống cháy ngược

Hình 3.7 Các khớp nối

- Các khớp nối và đầu nối

53

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập hàn (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)