II.5.3.Các chiến lược điều phối tiến trình

Một phần của tài liệu Tiến trình và các loại tiến trình doc (Trang 47 - 49)

Chiến lược FIFO (First In First Out): trong chiến lược này, khi processor rỗi thì hệ điều hành sẽ cấp nó cho tiến trình đầu tiên trong ready list, đây là tiến trình được chuyển sang trạng thái ready sớm nhất, có thể là tiến trình được đưa vào hệ thống sớm nhất. FIFO được sử dụng trong điều phối độc quyền nên khi tiến trình được cấp processor nó sẽ sở hữu processor cho đến khi kết thúc xử lý hay phải đợi một thao tác vào/ra hoàn thành, khi đó tiến trình chủ động trả lại processor cho hệ thống.

Ví dụ: Nếu hệ điều hành cần cấp processor cho 3 tiến trình P1, P2, P3, với thời điểm vào ready list và khoảng thời gian mỗi tiến trình cần processor được mô tả trong bảng sau:

Tiến trình thời điểm vào t/g xử lý

P1 0 24

P2 1 3

P3 2 3

Thì thứ tự cấp processor cho các tiến trình diễn ra như sau:

Tiến trình: P1 P2 P3

Thời điểm: 0 24 27

Vậy thời gian chờ của tiến trình P1 là 0, của P2 là 23 (24 - 0), của P3 là 25 (24 + 3 - 2). Và thời gian chờ đợi trung bình của các tiến trình là:

(0 + 23 + 25)/3 = 16.

Như vậy FIFO tồn tại một số hạn chế: Thứ nhất, có thời gian chờ đợi trung bình lớn nên không phù hợp với các hệ thống chia sẻ thời gian. Thứ hai, khả năng tương tác kém khi nó được áp dụng trên các hệ thống uniprocessor. Thứ ba, nếu các tiến trình ở đầu ready list cần nhiều thời gian của processor thì các tiến trình ở cuối ready list sẽ phải chờ lâu mới được cấp processor.

Chiến lược phân phối xoay vòng (RR: Round Robin): trong chiến lược này, ready list được thiết kết theo dạng danh sách nối vòng. Tiến trình được bộ điều phối chọn để cấp processor cũng là tiến trình ở đầu ready list, nhưng sau một khoảng thời gian nhất định nào đó thì bộ điều phối lại thu hồi lại processor của tiến trình vừa được cấp processor và chuyển processor cho tiến trình kế tiếp (bây giờ đã trở thành tiến trình đầu tiên) trong ready list, tiến trình vừa bị thu hồi processor được đưa vào lại cuối ready list. Rõ ràng đây là chiến lược điều phối không độc quyền.

Khoảng khoản thời gian mà mỗi tiến trình được sở hữu processor để hoạt động là bằng nhau, và thường được gọi là Quantum.

Ví dụ: Nếu hệ điều hành cần cấp processor cho 3 tiến trình P1, P2, P3 với thời điểm vào ready list và khoảng thời gian mỗi tiến trình cần processor được mô tả trong bảng sau:

Tiến trình thời điểm vào t/g xử lý

P1 0 24

P3 2 3 Quantum = 4 Thì thứ tự cấp processor cho các tiến trình lần lượt là:

Tiến trình P1 P2 P3 P1 P1 P1 P1 P1

Thời điểm 0 4 7 10 14 18 22 26

Vậy thời gian chờ đợi trung bình sẽ là: (0 + 6 + 3 + 5)/3 = 4.46 Như vậy RR có thời gian chờ đợi trung bình nhỏ hơn so với FIFO

Trong chiến lược này, vấn đề đặt ra đối với công tác thiết kế là: nên chon quantum bằng bao nhiêu là thích hợp, nếu quantum nhỏ thì hệ thống phải tốn nhiều thời gian cho việc cập nhật ready list và chuyển trạng thái tiến trình, dẫn đến vi phạm mục tiêu: khai thác tối đa thời gian xử lý của processor. Nếu quantum lớn thì thời gian chờ đợi trung bình và thời gian hồi đáp sẽ tăng lên, dẫn đến tính tương tác của hệ thống bị giảm xuống.

Chiến lược theo độ ưu tiên: trong chiến lược này, bộ phận điều phối tiến trình dựa vào độ ưu tiên của các tiến trình để tổ chức cấp processor cho tiến trình. Tiến trình được chọn để cấp processor là tiến trình có độ ưu tiên cao nhất, tại thời điểm hiện tại.

Ở đây hệ điều hành thường tổ chức gán độ ưu tiên cho tiến trình theo nguyên tắc kết hợp giữ gán tĩnh và gán động. Khi khởi tạo tiến trình được gán độ ưu tiên tĩnh, sau đó phụ thuộc vào môi trường hoạt động của tiến trình và công tác điều phối tiến trình của bộ phận điều phối mà hệ điều hành có thể thay đổi độ ưu tiên của tiến trình.

Khi hệ thống phát sinh một tiến trình ready mới, thì bộ phận điều phối sẽ so sánh độ ưu tiên của tiến trình mới phát sinh với độ ưu tiên của tiến trình đang sở hữu processor (tạm gọi là tiến trình hiện tại). Nếu tiến trình mới có độ ưu tiên thấp hơn tiến trình hiện tại thì bộ phận điều phối sẽ chèn nó vào ready list tại vị trí thích hợp. Nếu tiến trình mới có độ ưu tiên cao hơn tiến trình hiện tại thì bộ điều phối sẽ thu hồi processor từ tiến trình hiện tại để cấp cho tiến trình mới yêu cầu, nếu là điều phối không độc quyền, hoặc chèn tiến trình mới vào ready list tại vị trí thích hợp, nếu là điều phối độc quyền.

Chiến lược này cũng phải sử dụng ready list, và ready list luôn được xếp theo thứ tự giảm dần của độ ưu tiên kể từ đầu danh sách. Điều này có nghĩa là tiến trình được chọn để cấp processor là tiến trình ở đầu ready list.

Ví dụ: Nếu hệ điều hành cần cấp processor cho 3 tiến trình P1, P2, P3 với độ ưu tiên và khoảng thời gian mỗi tiến trình cần processor được mô tả trong bảng sau:

Tiến trình độ ưu tiên thời gian xử lý

P1 3 24

P2 1 3

P3 2 3

Thì thứ tự cấp processor (theo nguyên tắc độc quyền) cho các tiến trình lần lượt là:

Thời điểm 0 4 7

Chiến lược này có thể dẫn đến hậu quả: các tiến trình có độ ưu tiên thấp sẽ rơi vào tình trạng chờ đợi vô hạn. Để khắc phục điều này hệ điều hành thường hạ độ ưu tiên của các tiến trình có độ ưu tiên cao sau mỗi lần nó được cấp processor.  Chiến lươc SJF (Shortest Job Fist: công việc ngắn nhất): Đây là trường hợp đặc biệt của chiến lược theo độ ưu tiên. Trong chiến lược này độ ưu tiên P của mỗi tiến trình là 1/t, với t là khoảng thời gian mà tiến trình cần processor. Bộ điều phối sẽ chọn tiến trình có P lớn để cấp processor, tức là ưu tiên cho những tiến trình có thời gian xử lý (thời gian cần processor) nhỏ.

Chiến lược này có thể có thời gian chờ đợi trung bình đạt cực tiểu. Nhưng hệ điều hành khó có thể đoán được thời gian xử lý mà tiến trình yêu cầu.

Chiến lược nhiều cấp độ ưu tiên: Hệ điều hành phân lớp các tiến trình theo độ ưu tiên của chúng để có cách thức điều phối thích hợp cho từng lớp tiến trình. Mỗi cấp độ ưu tiên có một realy list riêng. Bộ điều phối dùng chiến lược điều phối thích hợp cho từng realy list. Hệ điều hành cũng phải thiết kế một cơ chế thích hợp để điều phối tiến trình giữa các lớp.

Trong chiến lược này hệ điều hành sử dụng độ ưu tiên tĩnh, và điều phối không độc quyền, do đó một tiến trình thuộc ready list ở cấp ưu tiên i sẽ chỉ được cấp phát processor khi trong ready list ở cấp ưu tiên j (j > i) không còn một tiến trình nào.

Các tiến trình ở ready list có độ ưu tiên thấp sẽ phải chờ đợi processor trong một khoảng thời gian dài, có thể là vô hạn. Để khắc phục điều này hệ điều hành xây dựng chiến lược điều phối: Nhiều mức độ ưu tiên xoay vòng. Trong chiến lược này hệ điều hành chuyển dần một tiến trình ở ready list có độ ưu tiên cao xuống ready list có độ ưu tiên thấp hơn sau mỗi lần sử dụng procesor, và ngược lại một tiến trình ở lâu trong ready list có độ ưu tiên thấp thì sẽ được chuyển dần lên ready list có độ ưu tiên cao hơn.

Khi xây dựng chiến lược nhiều mức độ ưu tiên xoay vòng hệ điều hành cần xác định các thông tin sau: Số lượng các lớp ưu tiên. Chiến lược điều phối riêng cho từng read list trong mỗi lớp ưu tiên. Một tiến trình ready mới sẽ được đưa vào ready list nào. Khi nào thì thực hiện việc di chuyển một tiến trình từ ready list này sang ready list khác.

Một phần của tài liệu Tiến trình và các loại tiến trình doc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w