CHƯƠNG 3– TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Kiến thức cơ bản

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề thi trắc nghiệm nguyên lý kế toán (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP Kiến thức cơ bản

CHƯƠNG 3– TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Kiến thức cơ bản

Kiến thức cơ bản

Câu 1: Tính giá các đối tượng kế toán là việc:

A. Ghi nhận giá trị của các đối tượng kế toán trên các sổ kế toán.

B. Xác định giá trị của các đối tượng kế toán phù hợp với các nguyên tắc và quy định được Nhà nước ban hành.

C. Ghi nhận theo giá thị trường cho các đối tượng kế toán khi lập báo cáo tài chính. D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng.

[<br>]

Câu 2: Nguyên tắc giá gốc đòi hỏi:

A. Tài sản phải được ghi nhận theo giá thị trường.

B. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc và sẽ phải thay đổi nếu giá thị trường của những tài sản đó thay đổi ở những thời điểm sau này.

C. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

D. Cả 3 câu trên đều sai.

[<br>]

Câu 3: Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi người kế toán phải:

A. Không nhất thiết phải lập các khoản dự phòng.

B. Không đánh giá thấp hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập. C. Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

D. Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

[<br>]

Câu 4: Để thông tin kế toán có thể so sánh được, khi tính giá các đối tượng kế toán, kế toán cần tuân thủ nguyên tắc: A. Nhất quán B. Khách quan C. Thận trọng D. Giá gốc [<br>]

Câu 5: Để tuân thủ nguyên tắc nhất quán, kế toán phải:

A. Không được thay đổi các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn.

B. Áp dụng các chính sách và phương pháp kế toán thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán tháng. C. Áp dụng các chính sách và phương pháp kế toán thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. D. Áp dụng các chính sách và phương pháp kế toán thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán quý và nếu có thay đổi thì phải giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính.

[<br>]

Câu 6: Một trong những tiêu chuẩn để xác định tài sản là TSCĐ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam là:

A. Có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. B. Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.

C. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. D. Cả 3 câu trên đều đúng.

31

Câu 7: Doanh nghiệp nhập kho 2.000 kg nguyên vật liệu, giá chưa thuế GTGT là 60.000 đ/kg, thuế suất thuế GTGT được khấu trừ 10%. Chi phí vận chuyển về nhập kho là 2.200.000 đ (Trong đó đã bao gồm tiền thuế GTGT được khấu trừ là 200.000 đ), chiết khấu thương mại được hưởng là 900.000 đ.

Đơn giá thực tế nhập kho nguyên vật liệu là:

A. 60.550 đ B. 66.550 đ C. 67.100 đ D. 60.650 đ

[<br>]

Câu 8: Doanh nghiệp nhập kho 2.000 kg nguyên vật liệu, giá chưa thuế GTGT là 60.000 đ/kg, thuế suất thuế GTGT được khấu trừ 10%. Chi phí vận chuyển về nhập kho là 2.200.000 đ (Trong đó đã bao gồm tiền thuế GTGT được khấu trừ là 200.000 đ), chiết khấu thương mại được hưởng là 900.000 đ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trị giá thực tế nhập kho nguyên vật liệu (theo phương pháp khấu trừ) là:

A. 131.100.000 đ B. 121.100.000 đ C. 133.210.000 đ D. 113.300.000 đ

[<br>]

Câu 9:Những tài sản nào sau đây được gọi là hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán Việt Nam:

A. Hàng gửi đi bán.

B. Hàng mua đang đi đường C. Sản phẩm dở dang

D. Cả 3 câu trên đều đúng.

[<br>]

Câu 10:Doanh nghiệp mua sắm mới một TSCĐ hữu hình, giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 52.000.000 đ, thuế GTGT khấu trừ 10%, đã được doanh nghiệp trả bằng TGNH, chi phí vận chuyển lắp đặt và chạy thử được chi trả bằng tiền mặt là 800.000 đ. Nguyên giá của TSCĐ được xác định (theo phương pháp thuế khấu trừ) là:

A. 53.200.000 đ B. 52.800.000 đ C. 52.000.000 đ D. 54.000.000 đ

[<br>]

Câu 11: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg. Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:

Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200đ/kg. Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg. Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.

32

Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Trị giá thực tế xuất kho vật liệu theo phương pháp FIFO ngày 15/4 là:

A. 8.000.000 đ B. 8.720.000 đ C. 8.320.000 đ D. 8.200.000 đ

[<br>]

Câu 12: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg. Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:

Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200đ/kg. Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg. Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.

Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Trị giá thực tế xuất kho vật liệu theo phương pháp FIFO ngày 28/4 là:

A. 3.120.000 đ B. 3.000.000 đ C. 3.300.000 đ D. 3.360.000 đ

[<br>]

Câu 13: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 1.300 kg, đơn giá 5.000 đ/kg. Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200đ/kg. Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg. Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.

Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ là:

A. 5.230 đ B. 5.320 đ C. 5.500 đ D. 5.600 đ

33

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề thi trắc nghiệm nguyên lý kế toán (Trang 30 - 33)