Trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp bơm chuyển nhiênliệu

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (nghề công nghệ ô tô cao đẳng) (Trang 61 - 66)

Bài 3 : Sửa chữa thùng chứa nhiên liệu, các đường ống và bầu lọc

4.4 Trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp bơm chuyển nhiênliệu

Mục tiêu

- Trình bày được trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp bơm chuyển nhiên liệu

- Tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa được bơm chuyển nhiên liệu đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

4.4.1 Trình tự tháo trên xe

- Tháo đường ống dầu ra khỏi bơm chuyển nhiên liệu.

- Tháo bơm chuyển nhiên liệu ra khỏi thân bơm cao áp

61

4.4.2Trình tự tháo rời bơm chuyển nhiên liệu

Hình 4.6. Trình tự tháo bơm chuyển nhiên liệu.

Trình tự tháo:1. Bơm mồi(bơm tay); 2. Bu lông dầu; 3. Chi tiết đỡ van; 4. Lò xo; 5.

Van nạp/van xả; 6. Đinh khuy; 7. Lưới lọc; 8. Nút bít; 9. Lò xo; 10. Pít tông; 11. Cần đẩy súp páp; 12. Khoen chặn; 13. Con đội súp páp; 14. Vỏ

Chú ý:

Nên biết vị trí bị sự cố bằng cách kiểm tra trước khi phải tháo ra.

- Kẹp bơm chuyển nhiên liệu lên ê-tô

- Tháo rời các chi tiết của bơm chuyển nhiên liệu theo thứ tự các số ở bên dưới.

1) Tháo bơm tay

- Tháo bơm tay ra khỏi bơm chuyển nhiên liệu

- Tháo lò và van nạp ra khỏi đế van nạp

62

2) Tháo van xả

- Tháo chi tiết đỡ van số (3)

- Tháo lò và van xả ra khỏi đế van xả

3) Tháo con đội

- Tháo khoen chặn (vòng chặn) con đội súppáp (hình a).

- Tháo con đội ra khỏi thân bơm (hình b).

- Tháo rời các chi tiết của côn đội (hình c).

a) Tháo vòng chặn b) Tháo con đội c) Tháo rời con đội Hình 4.7. Tháo con đội.

4) Tháo lọc dầu

- Tháo lưới lọc dầu ra khỏi bu lông dầu (đinh khuy)

5) Tháo pít tông bơm chuyển nhiên liệu

- Tháo ốc bít (8)

-Tháo lò xo (9), pít tông(10) và

63

4.4.3 Kiểm tra, sửa chữa

a. Kim tra

- Tháo rời và rửa sạch các chi tiết để kiểm tra.

- Quan sát các chi tiết: Pít tông, xy lanh, kiểm tra vết xước, mòn. Kiểm

tra các van, lò xo, sự rò rỉ nhiên liệu,…

- Sử dụng đồng hồ xo để xác định độ mòn của các chi tiết như pít tông và xy lanh, thanh đẩy pít tông và lỗ trong thân bơm, trục con đội và con lăn.

- Kiểm tra bu lông, đệm, lưới lọc, bơm tay…

- Kiểm tra bơm tay:

+ Bịt tay vào đầu hút bơm tay

+ Kéo cần bơm tay lên nó và thả cần bơm tay ra nó phải hút ngược trở lại.

(Nêu không hãy sửa chữa hoặc thay thế bơm tay)

Hình 4.8. Kiểm tra bơm tay.

- Kiểm tra độ kín của van nạp, van xả ta làm như sau:

- Bịt đầu ra của bơm chuyển nhiên liệu, Cho bơm tay hoạt động, nếu van nạp nhiên liệu bị mòn thì bơm tay vẫn hoạt động bình thường. Nếu van xả bị mòn thì nhiên liệu bị rỉ khi bơm tay ngừng hoạt động.

b. Sửa chữa

- Các van mòn và hư hỏng để rò rỉ nhiên liệu thì dùng bột mịn rà lại (với van phi kim loại thì mài lại). Mòn hỏng nhiều thì thay van mới.

- Chiều dài lò xo van nạp và van xả phải bằng nhau, nếu lò xo nào thấp hơn thì phải lắp thêm vòng đệm nếu thấp quá thì phải thay mới. Lực ép lò xo phải đúng quy định nếu nhỏ hơn phải thay lò xo mới (lực ép lò xo quy định từ

0,3 - 0,6 kg/cm2).

- Pít tông mòn thì thay pít tông mới

- Xy lanh mòn xước thì doa lại. Khe hở lắp ghép giữa pít tông và xy lanh

64

- Thanh đẩy pít tông và lỗ trong thân bơm có khe hở lắp ghép là 0,01mm. Trục con đội và con lăn mòn thì mạ crôm rồi gia công lại đảm bảo khe hở lắp

ghép là (0,015 - 0,045) mm.

- Bơm tay mòn hỏng thì thay bơm mới.

4.4.4 Trình tự lắp

Việc ráp lại ngược với trình tự tháo.

1) Lắp con đội

- Lắp ráp các chi tiết của co đội

- Lắp con đội vào đúng rãnh dẫn hướng trên vỏ bơm

- Lắp phanh hãm con đội

2) Lắp pít tông vào vỏ bơm

- Lắp cần đẩy, pít tông, lò xo và ốc

bít

(Ốc bít bắt vào phải xiết đúng lực và đảm bảo kín)

3) Lắp van xả

- Lắp van xả, lò xo và chi tiết đỡ van vào vỏ bơm.

4) Lắp van nạp và bơm tay

- Lắp van nạp, lò xo vào vỏ bơm

65

5) Lắp lọc dầu vào bu lông dầu

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (nghề công nghệ ô tô cao đẳng) (Trang 61 - 66)