Tính toán chọn tụ bù – nâng cao hệ số công suất

Một phần của tài liệu THIẾT kế cấp điện CHO một NHÀ BIỆT THỰ (Trang 37 - 41)

5.1 Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất

Mức độ tiêu thụ công suất phản kháng được đánh giá bởi hệ số công suất, xác định bởi tỷ số giữa công suất tác dụng (P) và công suất biểu kiến (S): cos=P/S.

Để thuận tiện cho việc phân tích và tính toán, đôi khi người ta thường dùng khái niệm hệ số công suất phản kháng (tg) thay cho hệ số công suất (cos), đó là tỷ lệ giữa côngsuất phản kháng và công suất tác dụng: tg = Q/P. Tuy nhiên hệ số tg chỉ áp dụng trong các bước tính trung gian, kết quả cuối cùng lại được trả về hệ số cos tương ứng.

Khi cos của thiết bị điện càng lớn, tức là mức độ tiêu thụ công suất phản kháng càng bé, vì vậy làm cho mức độ yêu cầu về Q từ lưới ít, nó góp phần cải thiện chế độ làm việc của lưới. Hệ số cos của các hộ tiêu thụ lại phụ thuộc vào chế độ làm việc của các phụ tải điện.

Khi hệ số cos thấp sẽ dẫn đến sự tăng công suất phản kháng, sự truyền tải công suất phản kháng trong mạng điện làm giảm sút các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của mạng điện.

5.2 Biện pháp nâng cao hệ số công suất

● Nâng cao hệ số công suất cos tự nhiên: là tìm các biện pháp để các hộ tiêu thụ điện giảm bớt được lượng công suất phản kháng tiêu thụ như: hợp lý hoá các quá trình sản xuất, giảm thời gian chạy không tải của các động cơ, thay thế các động cơ thường xuyên làm việc non tải bằng các động cơ có công suất hợp lý hơn, ... Nâng cao hệ số công suất cos tự nhiên rất có lợi vì đưa lại hiệu quả kinh tế lâu dài mà không phải đặt thêm thiết bị bù.

● Nâng cao hệ số công suất cos bằng biện pháp bù công suất phản kháng. Thực chất là đặt các thiết bị bù ở gần các hộ tiêu dùng điện để cung cấp công suất phản kháng theo yêu cầu của chúng, nhờ vậy sẽ giảm được lượng công suất phản kháng phải truyền tải trên đường dây theo yêu cầu của chúng

5.3 Xác định dung lượng bù cần thiết :

Yêu cầu hệ số công suất cần nâng lên là cosφ2 = 0,95. Nên tg φ2 = .

Do đó dung lượng bù cần thiết là

KẾT LUẬN

Do kiến thức còn yếu kém và thời gian làm đồ án có hạn, nên em không thể hoàn thành được đồ án một cách toàn diện. Em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của thầy để em có thể hoàn thiện đồ án này cũng như bổ sung kiến thức cho bản thân

Tài liệu tham khảo và các tiêu chuẩn áp dụng Sách, giáo trình

- Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm. Thiết kế cấp điện. NXBKHKT 2006

- Ninh Văn Nam (chủ biên), Giáo trình Cung cấp điện. NXBGD 2016

- Ngô Hồng Quang. Giáo trình Cung cấp điện. NXBKHKT 2006

- Nguyễn Công Hiền (chủ biên). Hệ thống cung cấp điện cho nhà cao tầng và xí

nghiệp công nghiệp. NXBKHKT 2006

- Nguyễn Xuân Phú (chủ biên). Cung cấp điện. NXBKHKT 2006

- Ngô Hồng Quang. Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 kV đến 500 kV. NXBKHKT 2002

Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

- QCVN 12:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

- TCVN 4086 : 1985 – An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung; - TCVN 4756 : 1989 – Quy phạm nối đất và nối không cho các thiết bị điện; - TCVN 16:1996 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng;

- Quy phạm trang thiết bị điện 18/TCN đến 21/TCN 2006. - TCVN 7447 : 2012 – Hệ thống lắp đặt điện hạ áp;

- TCVN 9206:2012 – Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 9207:2012 – Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm

tra và bảo trì hệ thống;

Một phần của tài liệu THIẾT kế cấp điện CHO một NHÀ BIỆT THỰ (Trang 37 - 41)