10. Kết cấu của luận văn
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (trước đây là Ngân hàng Công Thương Việt Nam) được hình thành theo Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT, ngày 26/3/1988 trên cơ sở nhân sự và chức năng nhiệm vụ của Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cùng các phòng Tín dụng Công nghiệp và Thương nghiệp thuộc các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, thị xã. Ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức bước vào hoạt động từ ngày 08/07/1988. Từ đó ngày này trở thành Ngày truyền thống của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cùng với tên thương hiệu ngắn gọn nhưng rất đỗi thân quen trên thị trường cả trong nước và quốc tế là VietinBank.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển (1988 – 2018), VietinBank đã chứng minh tính đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước khi chuyển mô hình ngân hàng (NH) từ một cấp sang mô hình NH hai cấp. Đến nay, toàn hệ thống đã có gần 23.000 cán bộ, nhân viên làm việc ở Trụ sở chính, 2 Văn phòng Đại diện, 9 đơn vị sự nghiệp, 155 CN
cùng gần 1.000 PGD. Mạng lưới hoạt động của VietinBank không chỉ có ở trong nước mà VietinBank đã thành lập NH 100% vốn tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đặt 2 CN tại Cộng hòa Liên bang Đức và lập Văn phòng Đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar. VietinBank hiện có quan hệ đại lý với hơn 1.000 NH tại trên 90 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, VietinBank còn tham gia góp vốn vào NH liên doanh IndovinaBank (NH liên doanh hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam) và có một số công ty trực thuộc. Với hình thức tổ chức là NHTM cổ phần, VietinBank đã xây dựng được quan hệ hợp tác với hai cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo Mitsubishi- UFJ, Ltd. (BTMU) của Nhật Bản và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).
-
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank
Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/gioi-thieu/he-thong-to-chuc.html
Theo Hình 2.1, Vietinbank đã xây dựng cho mình mô hình phát triển vững mạnh. Nhờ vậy mà Vietinbank đã hình thành một mạng lưới ngân hàng thương mại (NHTM) rộng lớn dưới sự quản lý và giám sát của NHNN Việt Nam. Đồng thời, thực hiện được
nhiệm vụ to lớn của mình là hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế, cho việc cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
2.1.2 Tình hình hoạt động tại Vietinbank:
Hình 2.2: Dư nợ tín dụng và nguồn vốn của ngân hàng công thương qua các năm
Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất kiểm toán của NHCT (Đơn vị: nghìn tỷ đổng) Dựa vào Hình 2.2 cho thấy dư nợ của NHCT tăng dần qua các năm, và theo báo cáo tài chính hợp nhất đến thời điểm Quý II/2018 đã đạt 868 nghìn tỷ đổng, với tổng tài sản đạt 1.140 nghìn tỷ đồng. Để xây dựng được những con số ấn tượng đó, NHCT đã có những kế hoạch, định hướng khá táo bạo: tấn công vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Năm 2017 VietinBank đánh dấu sự bứt phá ngoạn mục trong việc tăng trưởng thị phần đối với SME gắn liền với đổi mới và nâng cao toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho cộng đồng doanh nghiệp SME. VietinBank khẳng định vị thế và thương hiệu là ngân
839 720 674 1000 862 712 0 200 400 600 800 1000 1200
Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015
Dư nợ Nguồn vốn
hàng hàng đầu phục vụ cho phân khúc khách hàng SME. Bằng chứng thuyết phục nhất là VietinBank đã đạt 3 giải thưởng danh giá là “Ngân hàng SME của năm” (SME Bank of the year) của The Asian Banker trao, giải thưởng “Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất Việt Nam 2017” (Fastest Growing SME Bank in Vietnam 2017) do Finance Review tài trợ và giải thưởng “Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam cho phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ” do The Asset tôn vinh.
Hình 2.3: Dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân của Ngân
hàng công thương qua các năm
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT 2015-2017 (Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Hình 2.3 cho thấy, KHDN chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHCT.
Chính vì vậy, NHCT cũng có những chính sách để khai thác hết tiềm năng của nhóm khách hàng này. Cho đến nay, thương hiệu VietinBank đã được khẳng định và ghi nhận: 6 năm liên tiếp nằm trong Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes; được Brand Finance định giá giá trị thương hiệu đạt 252 triệu USD với Sức mạnh Thương hiệu A+; Top dẫn đầu Thương hiệu mạnh Việt Nam 2017; Top 10 trong 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất 2017; được S&P xếp hạng tín nhiệm
0 100 200 300 400 500 600
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 420 460 520 254 260 319 Dư nợ KHDN Dư nợ KH cá nhân
bằng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Với thành tích vượt trội, VietinBank vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Độc lập hạng NhấtVietinBank là đối tác tin cậy của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Năm 2017 VietinBank đánh dấu sự bứt phá ngoạn mục trong việc tăng trưởng thị phần đối với SME gắn liền với đổi mới và nâng cao toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho cộng đồng doanh nghiệp SME.
Có thể nói các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) quan tâm và bị thu hút đến Vietinbank vì những gói ưu đãi cực hấp dẫn về lãi suất như chương trình ưu đãi có tên gọi “Hợp tác vươn xa” và”Chủ động lãi suất”. Tham gia gói tín dụng, khách hàng có thể lựa chọn linh hoạt thời hạn vay với lãi suất cố định chỉ từ 5,2%/năm - 6,5%/năm. Vì dư nợ của phân khúc khách hàng doanh nghiệp này càng ngày càng tăng, nên Vietinbank cũng cực kì cần thận, chọn lọc khách hàng cho vay. Trước khi cho vay luôn chú trọng trong công tác thẩm định nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro có thể phát sinh từ khách hàng doanh nghiệp. Vietinbank luôn đảm bảo thực hiện các nội dung sau trước khi cho vay:
- Phân tích danh mục đầu tư của ngân hàng, phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.
- Phân tích đánh gia doanh nghiệp vay, nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng doanh nghiệp vay, từng khoản nợ cụ thể bằng cách: thu thập thông tin về doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định vay, thu thập thông tin về đối tác doanh nghiệp từ những ngân hàng mà có quan hệ từ cơ quan quản lí khách hàng.
- Phân tích doanh nghiệp vay theo các chỉ tiêu định tính, đinh lượng để có những kết luận chính xác về tình trạng của doanh nghiệp
2.2 Thực trạng về hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank
2.2.1 Các quy định về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Vietinbank
Vietinbank đang áp dụng “Mô hình chấm điểm” để XHTD khách hàng. Mô hình này đánh giá khách hàng thông qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, TCTD thiết lập chính sách khách hàng và điều quan trọng hơn là nó được sử dụng như một công cụ tự động đề xuất cấp tín dụng và chính sách lãi suất phù hợp với mức rủi ro của các khoản vay. Vietinbank hiện nay đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng. Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách khách hàng thông qua kết quả XHTD được xem như là công cụ phát hiện sớm rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, xác định giá bán hàng dựa trên mức độ rủi ro với từng khách hàng.
Hoạt động XHTD khách hàng bắt đầu triển khai ở Vietinbank bắt đầu từ năm 2004 được hướng dẫn theo sổ tay tín dụng ban hành theo công văn số 538/C-CLPT của NHNN ngày 16/09/2004. Trong sổ tay tín dụng có chương, đây là điểm khởi đầu cho việc triển khai chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại Vietinbank. Sau đó, vào năm 2009, Vietinbank áp dụng vào thực tế của mình theo Công văn số 306/2009/QĐ- TGĐ-NHCT9 ngày 09/02/2009. Hiện nay việc chấm điểm và XHTD khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank được thực hiện theo “Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp”, quyết định số 2215/2017/QĐ-TGĐ-NHCTT9 ngày 06/12/2017. Vietinbank đang sử dụng chương trình phần mềm chấm điểm XHTD khách hàng trên hệ thống Los và hệ thống Core Sunshine hỗ trợ công tác quản lí, luân chuyển, lưu giữ hồ sơ tín dụng trên hệ thống mạng nội bộ.
- Việc chấm điểm và XHTD khách hàng phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, tin cậy và hợp lệ, theo quy định nêu tại văn bản này và các quy định khác có liên quan của NHCT.
- Các thông tin được sử dụng chấm điểm: (bao gồm thông tin tài chính, thông tin PTC) phải được thẩm định kỹ, đảm bảo độ tin cậy trước khi thực hiện chấm điểm XHTD và chấm điểm cho pháp nhân nào thì sử dụng thông tin tài chính, thông tin PTC của pháp nhân đó.
- BCTC sử dụng là báo cáo tài chính năm gần nhất thu thập, đã được NHCTD rà soát và chỉnh sửa (khi BCTC không đủ tin cậy). CB CĐTD lựa chọn BCTC có độ tin cậy cao nhất mà doanh nghiệp có thể, BCTC đã được kiểm toán được ưu tiên sử dụng.
Các đối tượng khách hàng doanh nghiệp phải thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng
- Khách hàng thuộc phân khúc KHDN và khách hàng doanh nghiệp thuộc phân khúc KHBL đang có quan hệ tín dụng với NHCT.
- KHDN chỉ đầu tư trái phiếu, không có quan hệ tín dụng tại NHCT.
- Trường hợp NHCT mua nợ của ngân hàng khác, KHDN(đối tượng mua nợ) hiện không có quan hệ tín dụng với NHCT.
- Đơn vị bảo lãnh cho KHDN thưc hiện các hoạt động tín dụng tại NHCT
Phòng thực hiện chấm điểm tín dụng: Gồm Phòng giao dịch, Phòng khách hàng
doanh nghiệp, Phòng bán lẻ tại chi nhánh.
Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
NHCT tiến hành XHTD cho khách hàng doanh nghiệp lần lượt trên 2 hệ thống XHTD nội bộ của NHCT là LOS và CORE SUNSHINE như sau:
- Trên Los:
Bước 1: Thẩm định và nhập thông tin chấm điểm tín dụng trên hệ thống LOS: Bước 2: Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng:
Bước 3: Kiểm soát kết quả chấm điểm và XHTD khách hàng
Bước 5: Rà soát thông tin chấm điểm và XHTD khách hàng ( trường hợp chi nhánh
phải trình TSC phê duyệt kết quả chấm điểm và XHTD khách hàng)
Bước 6: Quyết định, phê duyệt kết quả chấm điểm XHTD khách hàng
- Trên Core Sunshine:
Bước 1: Cán bộ phòng Khách hàng/PGD thực hiện chấm điểm
Khai báo thời điểm chấm điểm
Khai báo ngành kinh tế
Khai báo loại hình doanh nghiệp
Bước 2: Lãnh đạo Phòng khách hàng chi nhánh tiến hành rà soát
Bước 3: Cán bộ Phòng đánh giá xếp hạng và cấp GHTD rà soát kết quả chấm điểm Bước 4: Lãnh đạo Phòng đánh giá XHTD và cấp GHTD phê duyệt hạng khách hàng
Hình 2.4: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng tại Vietinbank:
Nguồn: Văn bản nội bộ NHCT theo Quyết định số 2215/2017/QĐ-TGĐ-NHCTT9 ngày 06/12/2017
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin từ doanh nghiệp, NHCT bắt đầu tiến hành chấm điểm XHTD khách hàng doanh nghiệp dựa trên hai nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Tổng điểm tài chính và phi tài chính sẽ ra điểm của khách hàng
XÁC ĐỊNH QUY MÔ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TRÌNH ĐỘ QUẢN LÍ QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DN CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG CỦA DOANH NGHIỆP
CHẤM ĐIỂM PHI TÀI CHÍNH XÁC ĐỊNH NGÀNH/LĨNH VỰC
ĐIỂM PHI TÀI CHÍNH TỔNG HỢP ĐIỂM
ĐIỂM TÀI CHÍNH CHỈ TIÊU CÂN NỢ
CHỈ TIÊU THU THẬP CHẤM ĐIỂM TÀI CHÍNH CHỈ TIÊU THANH KHOẢN
CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP
- Các chỉ tiêu phi tài chính gồm có: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;Trình độ quản lý và môi trường nội bộ; Quan hệ với ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN; Chỉ tiêu đặc trưng của DN. (Phụ lục 2, Phụ lục 3)
- Bộ chỉ tiêu tài chính gồm có: Nhóm các chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm các chỉ tiêu hoạt động, Nhóm các chỉ tiêu cân nợ, Nhóm các chỉ tiêu thu nhập (Phục lục 1)
Cán bộ tín dụng nhập các thông tin tài chính, phi tài chính theo Hình 2.4, hệ thống sẽ tự động chấm điểm các chỉ tiêu dựa trên khung điểm được xây dựng sẵn trên phần mềm, điểm các nhóm chỉ tiêu sẽ được tính theo trọng số theo Bảng 2.1 dưới đây để ra tổng điểm phi tài chính cuối cùng.
Bảng 2.1: Trọng số tổng điểm tài chính và phi tài chính:
BCTC đã kiểm toán BCTC chưa kiểm toán
Tổng điểm tài chính 50% 40%
Tổng điểm phi tài chính 50% 60%
Nguồn: Văn bản nội bộ NHCT theo Quyết định số 2215/2017/QĐ-TGĐ-NHCTT9 ngày 06/12/2017
Hoạt động XHTD khách hàng bắt đầu triển khai ở Vietinbank bắt đầu từ năm 2004 được hướng dẫn theo sổ tay tín dụng ban hành theo công văn số 538/C-CLPT của NHNN. Từ năm 2004 đến 2018, Vietinbank đã nâng cấp hệ thống này lên rất nhiều từ chấm điểm thủ công, đến chấm điểm trên phần mềm. Hiện nay, Vietinbank đã có trang web chấm điểm riêng, nội dung chấm điểm dựa trên cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo những thang bậc khác nhau. Trong quá trình thẩm định cho vay,
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vào những lĩnh vự nhiều rủi ro: đầu tư, kinh doạnh chứng khoán và bất động sản. Chính vì ngành nghề kinh doanh rất quan trọng nên trong hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietinbank đòi hỏi phải khai báo ngành thật chính xác. Việc khai báo ngành kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chấm điểm và XHTD, nếu cán bộ Phòng khách hàng khai báo sai ngành thì kết quả xếp hạng không còn chính xác.
Ngành nghề được xác định như sau: Căn cứ vào ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm trên 50% tổng số doanh thu thì Vietinbank được lựa chọn ngành có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của doanh nghiệp là ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính
Thông qua đó Vietinbank có thể chọn lọc ra những khách hàng có thể đáp ứng điều kiện cho vay và hưởng những ưu đãi lãi suất, trờ thành khách hàng của Vietinbank. Vietinbank có những cơ chế về lãi suất rất ưu đãi cho khách hàng đối với các khoản vay có kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng, giúp khách hàng chủ động cân đối nguồn tài chính và kế hoạch kinh doanh. Nhưng khách hàng nào, ưu đãi kì hạn 1-6 tháng với mức lãi suất ưu đãi là bao nhiêu, tùy thuộc vào hạng của khách hàng. Tất cả các khách hàng doanh nghiệp muốn vay vôn tại Vietinbank đều phải tiến hành chấm điểm trên hệ thống LOS và CORE SUNSHINE. Hạng của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất vay của khách hàng. Vì vậy, trong quá trình quan hệ với Vietinbank, hạng của khách hàng là cực kì quan trọng. Trong công văn 16352/TGĐ- NHCT63+3 ngày 27/11/2017, quy định cụ thể về mức lãi suất ưu đãi theo từng thời hạn cũng như những yêu cầu khác đối với khách hàng doanh nghiệp khi vay vốn tại Vietinbank. Trong công văn cũng quy định hạng của khách hàng được áp dụng ưu đãi lãi suất là từ AAA, AA, A. Những công văn ưu đãi lãi suất trước đây có sự phân biệt với khách hàng mới và khách hàng truyền thống trong Vietinbank. Khách hàng truyền thống được Vietinbank xếp hạng tín
dụng cao từ A trở lên hưởng lãi suất thấp hơn những khách hàng mới bắt đầu vay vốn tại Vietinbak. Nhưng mới đây công văn 16352/TGĐ- NHCT63+3 ngày 27/11/2017 lại có sự ưu tiên đặc biệt đến những khách hàng doanh nghiệp mới thành lập. Những khách hàng được đánh giá cao, điểm xếp hạng tín dụng được Vietinbank xếp hạng từ