HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 85 - 87)

5 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp một phần nhỏ trong việc kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Dương. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như chỉ được thực hiện với phương pháp khảo sát thuận tiện trên khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Dương. Đồng thời cách thức xác định cỡ mẫu theo nguyên tắc thực nghiệm thiếu cơ sở chặt chẽ. Mặt khác, do nhiều lý do khách quan và chủ quan việc khảo sát, sàng lọc kết quả gặp các khó khăn trong tiếp cận phỏng vấn sâu khách hàng dẫn đến ít nhiều không đạt như kỳ vọng. Kết quả của luận văn mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các kiến nghị cơ bản, để có được giải pháp căn cơ cần có những kiểm chứng, nghiên cứu thực hiện cụ thể hơn... Vì những vấn đề này, kết quả nghiên cứu còn rất nhiều hạn chế, điều này cần được cải thiện trong các nghiên cứu tiếp theo.

6 KẾT LUẬN

Đề tài đã cơ bản giải quyết được mục tiêu chung là đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Bình Dương. Đề tài đã giới thiệu sơ bộ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước liên quan đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân. Luận văn đã đi đến kết luận thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử mà ngân hàng có thể cân nhắc sử dụng là thang đo E-SQ thay vì các thang đo chất lượng phổ biến như của Parasuraman (1988) hay của Gronroos (1984) vì sự phù hợp, ưu điểm đánh giá nhiều mặt và đã được kiểm chứng trong nghiên cứu thực tế của dịch vụ ngân hàng điện tử của một số tác giả.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp một phần nhỏ trong việc xác định được các thành phần trong thang đo E-SQ có thể sử dụng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Dương. Luận văn đã đưa ra thang đo đề nghị và tạo lập thiết kế nghiên cứu qua nhiều bước từ nghiên cứu định tính đến khảo sát, phân tích nhân tố khám phá, nhân tố khẳng định để có thể kiểm định thang đo E-SQ có thể thực hiện để đo chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Binh Dương đối với khách hàng cá nhân. Các giả thuyết nghiên cứu (H1 đến H7) đều được đáp ứng khi thành phần thang đo lần lượt bao gồm Hiệu quả; Bảo mật; Đáp ứng; Bảo đảm; Thiết kế; Đồng cảm và Ưu đãi.

Luận văn xem xét đưa ra một số kiến nghị phù hợp với BIDV nói chung và BIDV Bình Dương nói riêng để gia tăng chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân như nâng cao hiệu quả, xem xét thiết kế phù hợp với nhu cầu, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh quảng bá…

Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như chỉ được thực hiện với phương pháp khảo sát thuận tiện trên khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Dương, cách thức xác định cỡ mẫu theo nguyên tắc thực nghiệm thiếu cơ sở chặt chẽ, khó khăn trong tiếp cận phỏng vấn sâu khách hàng dẫn đến ít nhiều không đạt như kỳ vọng, kết quả của luận văn mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các kiến nghị cơ bản... Do đó cần thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu trong thời gian tiếp theo để khắc phục các hạn chế này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)