Quy trình nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 44)

Để có cơ sở thực hiện nghiên cứu của mình, đầu tiên tác giả tiến hành hệ thống các lý thuyết cũng nhƣ các nghiên cứu truớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của tác giả. Sau đó dựa trên các nghiên cứu này tác giả tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Ở phần này tác giả sẽ định nghĩa rõ các biến và cách xác định các biến đồng thời cũng nêu rõ kỳ vọng về sự tác động

của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ những cơ sở trên, tác giả tiến hành xác định mẫu và thu thập dữ liệu thô ban đầu. Dựa trên nguồn dữ liệu thô thu thập đƣợc, tác giả tiến hành tính toán số liệu cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Sau đó tác giả tiến hành thống kê mô tả các biến và kiểm định sự tƣơng quan giữa các biến. Cuối cùng tác giả tiến hành chạy hồi quy mô hình theo các phƣơng pháp khác nhau và thực hiện kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất và dựa vào đó để đƣa ra các kết luận cho bài nghiên cứu.

3.2. Mô hình nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa nghiên cứu của Anadarajan và ctg năm 2006, mô hình các nhân tố tác động đến dự phòng RRTD đƣợc tác giả định nghĩa nhƣ sau:

LLP = f(EBPT, SIZE, ER, TL, LG, NPL, TYPE, DOWNT, EBT, EBD, EBTD, ε) (3.1) Trong đó:

LLP: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng EBPT: Lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng SIZE: Quy mô ngân hàng

ER: Vốn chủ sở hữu (Hệ số tự tài trợ) TL: Quy mô dƣ nợ cho vay

LG: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng NPL: Tỷ lệ nợ xấu

TYPE: Loại hình NHTM DOWNT: Thời kỳ suy thoái

EBT: biến tƣơng tác giữa biến EBPT và TYPE EBD: biến tƣơng tác giữa biến EBPT và DOWNT

EBTD: biến tƣơng tác giữa biến EBPT và TYPE và DOWNT ε: sai số mô hình

3.2.2. Các biến và phƣơng pháp đo lƣờng, giả thuyết nghiên cứu 3.2.2.1. Biến phụ thuộc – LLP 3.2.2.1. Biến phụ thuộc – LLP

Biến phụ thuộc trong mô hình là chi phí dự phòng RRTD, đƣợc xác định từ báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng sau khi đã tính đến các khoản thay đổi nhƣ hoàn nhập dự phòng, dự phòng chung cho các cam kết ngoại bảng …Để tránh sự ảnh hƣởng của quy mô từng ngân hàng thì biến phụ thuộc đƣợc bình quân hóa qua tổng tài sản, đƣợc gọi là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, đơn vị tính: %

LLP = Chi phí dự phòng RRTD (3.2) Tổng tài sản bình quân theo từng năm

3.2.2.2. Các biến độc lập

 Biến lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng (EBTP): đƣợc xác định từ báo cáo kết quả kinh doanh và đƣợc bình quân hóa qua tổng tài sản bình quân theo từng năm của từng ngân hàng, đơn vị tính là %. Biến này giúp xác định các ngân hàng có quản trị lợi nhuận hay không dựa vào mối tƣơng quan của nó với biến phụ thuộc. Theo giả thuyết kỳ vọng rằng sự thay đổi của biến này sẽ tác động cùng chiều đến sự thay đổi của LLP. Các nhà quản trị có xu hƣớng tăng LLP khi lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng tăng nhằm làm giảm lợi nhuận trƣớc thuế trên BCTC, nghĩa là nếu dấu của kỳ vọng xảy ra đúng thì có khả năng các nhà quản trị có áp dụng quản trị lợi nhuận thông qua LLP.

EBTP = Lợi nhuận trƣớc thuế và dự phòng (3.3) Tổng tài sản bình quân theo từng năm

 Biến quy mô ngân hàng (SIZE): là giá trị bình quân tài sản của ngân hàng theo năm đƣợc lấy logarit tự nhiên để tránh những tác động do sự khác biệt về quy mô của các ngân hàng. Theo giả thuyết, kỳ vọng của biến này sẽ có quan hệ cùng chiều với LLP vì quy mô lớn thƣờng tiềm ẩn RRTD cao hơn.

SIZE = ln (Tổng tài sản bình quân theo năm) (3.4)  Biến vốn chủ sở hữu (ER): hay còn gọi là hệ số tự tài trợ thể hiện khả năng tự chống đỡ lại rủi ro của bản thân mỗi ngân hàng, đƣợc xác định bằng cách lấy vốn

chủ sở hữu theo năm và bình quân hóa theo tổng tài sản theo năm. Theo giả thuyết biến này kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc.

ER = Vốn chủ sở hữu (3.5) Tổng tài sản

 Biến quy mô dƣ nợ cho vay (TL): hay còn gọi là hệ số rủi ro, đƣợc xác định bằng cách bình quân hóa theo tổng tài sản tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng theo năm. Theo giả thuyết thì biến này đƣợc kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.

TL = Tổng dự nợ cho vay (3.6) Tổng tài sản

 Biến tốc độ tăng trƣởng tín dụng (LG), theo giả thuyết thì biến này đƣợc kỳ vọng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với LLP.

LG = Tổng dƣ nợ cho vay năm hiện tại – Tổng dự nợ cho vay năm trƣớc (3.7) Tổng dƣ nợ cho vay năm trƣớc

 Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL): đƣợc xác định bằng nợ xấu của ngân hàng và đƣợc bình quân hóa theo tổng tài sản bình quân. Theo quy định của Việt Nam thì nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nợ nhóm 3, 4, 5. Theo giả thuyết thì biến này sẽ tác động cùng chiều với LLP vì nợ xấu càng cao thì LLP càng cao.

NPL = Tổng nợ xấu (3.8) Tổng dƣ nợ

 Biến loại hình ngân hàng (TYPE): là biến quan sát hàm ý dữ liệu của ngân hàng quan sát là thuộc NHTM nhà nƣớc hay NHTM tƣ nhân. Đây là biến giả có giá trị 1 nếu quan sát là thuộc một trong ba ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank và nhận giá trị là 0 cho các quan sát thuộc các ngân hàng khác. Nhân tố này đƣợc gợi ý từ các nghiên cứu của Sundararajan (2005), Taktak và ctg (2010)…Theo giả thuyết thì NHTMCPNN có LLP cao hơn NHTMCPTN.

 Biến thời kỳ suy thoái (DOWNT): biến này đƣợc gán giá trị là 0 nếu các quan sát thuộc khoảng thời gian 2007 -2011 và có giá trị là 1 nếu nằm trong khoảng thời gian 2012-2016. Biến này đƣợc thiết kế dựa trên gợi ý từ các nghiên cứu của El

Sood (2012), Packer và Zhu (2012)…Việc gán dữ liệu nhƣ thế này có những lý do sau:

- Tách đôi dữ liệu để có thể so sánh giữa hai giai đoạn khác nhau của nền kinh tế (trƣớc và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu).

- Khác với các nền kinh tế khác trên thế giới, Việt Nam chỉ mới gia nhập WTO vào năm 2007, giai đoạn 2006 -2009 mới là giai đoạn tăng trƣởng nóng. Các khó khăn thật sự xuất hiện từ năm 2010 với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, lãi suất tăng liên tục và đạt đỉnh điểm vào năm 2011. Thị trƣờng ngân hàng Việt Nam nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thật sự xấu đi vào những năm 2012-2014. Do đó có thể nói là giai đoạn 2012 -2016 thật sự là giai đoạn suy thoái của ngân hàng Việt Nam.

- Khi quan sát dữ liệu về tỷ lệ dự phòng của các ngân hàng Việt Nam tác giả thấy trƣớc năm 2011 tỷ lệ dự phòng của ngân hàng Việt Nam tƣơng đối ổn định và chỉ biến động mạnh sau năm 2011.

Theo giả thuyết, biến này kỳ vọng rằng mức độ dự phòng rủi ro tín dụng trong thời kỳ suy thoái cao hơn các giai đoạn khác.

Bảng 3.1: Định nghĩa, công thức tính và kỳ vọng các biến của mô hình

Tên biến Định nghĩa Giả

thuyết

Kỳ

vọng Các nghiên cứu trƣớc

LLP Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

EBTP Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế và

dự phòng so với tổng tài sản H1 +

Collins và ctg (1995), Anandarajan và ctg (2006)

SIZE Quy mô tổng tài sản H2 + Chen và ctg (2005),

Leventis và ctg (2012)

ER Hệ số tự tài trợ H3 +

Hasan và Wall (2004), Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2012)

TL Hệ số rủi ro tài chính H4 +

Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), Nguyễn Thị Thu Hiền và Vũ Hữu Đức (2013)

LG Tốc độ tăng trƣởng tín dụng H5 +

Salas và Saurina (2002), Bikker và Metzemakers (2005)

NPL Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản H6 +

Perez và ctg (2006), Taktak và ctg (2010), Packer và Zhu (2012)

TYPE Loại hình NHTM H7 + Taktak và ctg (2010),

Ashour (2011)

DOWNT Thời kỳ suy thoái H8 +

Packer và Zhu (2012), Caporale và ctg (2015)

EBT Biến tƣơng tác giữa biến EBPT

và TYPE H9 +

EBD Biến tƣơng tác giữa biến EBPT

và DOWNT H10 +

EBTD Biến tƣơng tác giữa biến EBPT

3.3. Dữ liệu nghiên cứu 3.3.1. Xác định mẫu 3.3.1. Xác định mẫu

Mỗi mẫu số liệu nghiên cứu chúng ta cần xác định rõ cỡ mẫu phù hợp. Để xác định cỡ mẫu phù hợp chúng ta có công thức:

Trong đó:

n: số quan sát cần cho nghiên cứu

C: hằng số đƣợc xác định từ xác suất sai sót loại I và loại II Δ: sai số mong muốn của nghiên cứu hiện tại

σ: độ lệch chuẩn của nghiên cứu trƣớc

Theo nghiên cứu của Phạm Thu Hiền và Nguyễn Đình Tuấn (2014) cho biết độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc LLP là 0.648. Nghiên cứu chấp nhận sai số trong vòng 0.2 với khoảng tin cậy 95% (α = 0.5) tức là chấp nhận sai sót loại I là 5% và xác suất sai sót loại 2 là 5%. Từ đó xác định đƣợc hằng số C là 13, cho nên số quan sát cần thiết là:

⁄ á

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)