10. BỐ CỤC LUẬN VĂN
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1.2. Xây dựng các chính sách an toàn, bảo mật hệ thống
Trung tâm công nghệ của BIDV cần xây dựng các chính sách an toàn bảo mật hệ thống CNTT của BIDV với các biện pháp ngăn chặn sau:
- Các website, hệ thống thanh toán trực tuyến phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an ninh an toàn hệ thống một cách hoàn chỉnh, đồng bộ.
- Xây dựng các chính sách an ninh an toàn cho hệ thống CNTT đảm bảo theo chuẩn quốc tế.
- Nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ công nhân viên về vấn đề đảm bảo an ninh an toàn thông tin, bảo mật các thông tin nhạy cảm liên quan đến hệ thống CNTT, vững vàng về kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu pháp luật.
- Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ làm công tác quản trị các hệ thống CNTT.
- Đảm bảo nguyên tắc phân quyền, phân cấp người truy nhập hệ thống CNTT, tích hợp các chương trình chống virus và mã hoá dữ liệu.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an để đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính NH.
BIDV cần sớm hoàn thiện việc triển khai dự án thay thế thẻ băng từ bằng thẻ thông minh (smart card - thẻ chip) đạt chuẩn EMV. EMV là tên kết hợp 3 chữ cái đầu tiên của 3 tổ chức phát hành thẻ châu Âu hàng đầu thế giới: Europay, MasterCard, Visa. Cả 3 tổ chức thẻ thống nhất đưa ra đặc tả kỹ thuật được gọi là "EMV Card Specification" nhằm tạo nền tảng chung đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống thẻ trên toàn thế giới, tên gọi khác "Đặc tả thẻ chip dành cho hệ thống
thanh toán". Ba tổ chức này cũng đã đưa ra chuẩn EMV và tạo ra công ty EMV.Co, tạo chuẩn thế giới với các NH. hi trình độ công nghệ phát triển cao, thẻ băng từ (magnetic stripe) bộc lộ những điểm yếu do tính bảo mật không an toàn, dễ bị kẻ gian lợi dụng đọc thông tin và làm giả thẻ, hoặc tạo các giao dịch giả gây thiệt hại cho chủ thẻ và NH. Thẻ thông minh được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý nhờ gắn một chip điện tử theo nguyên tắc xử lý như một máy tính nhỏ. Thẻ chip đạt chuẩn EMV là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, nó khắc phục nhiều nhược điểm của thẻ từ, đảm bảo tính an toàn cao, sự tương thích giữa các mô hình thanh toán, đảm bảo thiết bị đầu cuối và thẻ có khả năng tích hợp đa ứng dụng, cung cấp một khung làm việc chuẩn cho ứng dụng thẻ thanh toán.
BIDV nên quan tâm vấn đề bảo mật thông tin, nhất là trong lĩnh vực thanh toán, quản lý tiền gửi KH, quản trị nguồn vốn,… bằng việc đặt hàng công ty tin học chuyên nghiệp, công ty truyền dữ liệu có uy tín như FPT, VASC để xây dựng hệ thống an toàn, “hệ thống hàng rào lửa”, ngăn chặn hacker xâm nhập, ngăn chặn những gian lận trong thanh toán và những ý đồ phá hoại khác. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại không chỉ của một NH mà còn cả hệ thống NH và nền kinh tế, bởi tính đặc thù kinh doanh NH, làm cho tác động hiệu ứng là vô tận.
Chỉ có làm tốt được việc bảo mật an toàn thông tin NH, BIDV mới phát huy được thế mạnh của hạ tầng công nghệ NH hiện đại mà BIDV đã dầy công đầu tư tiền bạc và công sức để xây dựng nên; BIDV mới khai thác có hiệu quả được các tính năng công nghệ mới ứng dụng trong các quy trình nghiệp vụ và SPDV NH hiện đại.
3.3.1.3 Ứng dụng công nghệ trong quản trị rủi ro
Trong kinh doanh NH, lợi nhuận luôn song hành với rủi ro, sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro luôn là thách thức đối với các nhà quản trị NHTM: Lợi nhuận càng cao thì rủi ro sẽ càng lớn; và ngược lại. Chính vì thế, việc ứng dụng CNTT trong quản trị rủi ro để đo lường tính hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM, thông thường người ta phải thông qua các chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận và rủi ro.
Dựa vào một cơ sở dữ liệu tập trung, BIDV cần xây dựng chương trình có chức năng tự đánh giá phụ thuộc vào mục đích phân tích, điều kiện hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ: hàng ngày, hàng tháng hay hàng quý để phục vụ cho hoạch định chiến lược kinh doanh của NH nhanh chóng kịp thời đặc biệt là quản trị vốn.
Hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ: BIDV cần quan tâm ứng dụng công nghệ cho bộ phận quản lý rủi ro tại trung tâm thẻ được coi là bộ phận “xương sống” trong hoạt động thẻ, thực hiện các chức năng; Ngăn ngừa và điều tra các hành vi sử dụng thẻ giả mạo; Quản lý danh mục các TK liên quan tới những thẻ đã được thông báo mất, thất lạc; Xây dựng các kế hoạch theo dõi việc bảo mật phôi thẻ, thẻ đã in và thẻ hỏng, thẻ thu hồi; Cập nhật thông tin trên các danh sách thẻ mất cắp, thất lạc; Hợp tác với cơ quan có thẩm quyền liên quan trong việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng, giả mạo; Theo dõi và quản lý hoạt động của Trung tâm Thẻ, bao gồm cả hoạt động của các cán bộ; Tổ chức tập huấn cho nhân viên ĐVCNT và chủ thẻ về các biện pháp phòng ngừa giả mạo.
Kinh doanh thẻ NH càng phát triển thì lĩnh vực quản lý rủi ro càng được đầu tư nhiều hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực này là những người thực sự am hiểu về thẻ và công nghệ hiện đại bởi trước khả năng thu lời siêu lợi nhuận, các tổ chức tội phạm quốc tế đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằng mọi cách thu thập các dữ liệu về thẻ, TK của KH, từ đó thực hiện các hành vi giả mạo, gây tổn hại khôn lường về tài chính cũng như uy tín cho NH, chủ thẻ…
3.3.1.4 Tăng cƣờng quản trị rủi ro về công nghệ
BIDV cần nâng cao vai trò quản trị rủi ro về công nghệ với các biện pháp sau:
- Thiết lập quỹ dự phòng cho những rủi ro công nghệ
- Mua bảo hiểm cho các thiết bị công nghệ.
- Phân chia giới hạn rủi ro: cần có chế độ hậu kiểm, khi phát hiện các SPDV nào có tổn thất cao cần ngưng hoạt động để kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng lại đặc biệt là dịch vụ ATM, NH điện tử.
- NH phân tán rủi ro nên phân tích tình hình KH theo mô hình chất lượng trước khi quyết định giới hạn hạn mức thanh toán.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động công nghệ.
- Phối hợp chặt chẽ với NHNN, cơ quan Công an để đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính NH.
Trong kinh doanh, việc NH đương đầu với rủi ro công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh NH hiện đại là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, nếu tỷ lệ tổn thất ở mức khoảng 1% so với tổng doanh số bình quân thanh toán hàng năm là một NH có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến NH.
3.3.1.5 Xây dựng chiến lƣợc phát triển dịch vụ hƣớng tới khách hàng
Chiến lược phát triển dịch vụ của BIDV phải được hoạch định rõ ràng, cụ thể dựa trên việc phân khúc thị trường, định vị KH và sản phẩm. Theo đó, mỗi nhóm KH cần thiết kế SPDV riêng biệt và hệ thống hỗ trợ phát triển các sản phẩm đó. Trước hết, BIDV cần chuẩn hóa lại và xây dựng mới bộ sản phẩm, dịch vụ cơ bản dành cho từng nhóm KH.
Để phát triển các sản phẩm NH hiện đại kết hợp với việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới phù hợp với tâm lý năng động ưa chuộng sản phẩm hiện đại của thanh niện trẻ.
3.3.1.6 Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ
BIDV Thống Nhất cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cao nhất của KH và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thường xuyên, đồng thời là bước chuẩn hóa để vươn ra thị trường tài chính quốc tế. NH nên rà soát lại các quy chế, các điều kiện còn bất cập, thủ tục hành chính quá rườm rà để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho H đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho NH cũng như nâng cao vai trò quản trị rủi ro công nghệ.
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc
- Chính phủ từng bước phân định rõ ràng quyền hạn quản lý nhà nước của Chính phủ và NHNN trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN. Trong mối quan hệ với Chính phủ, NHNN Việt Nam có một vị trí độc lập tương đối.
- Xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ NH điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống NH hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình về hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.
- Có định hướng phát triển CNTT cho ngành NH, trên cơ sở đó các NH xây dựng hệ thống CNTT, phát triển các dịch vụ, tiện ích NH.
- Tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động NH ra nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực NH, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số NHTM.
- Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức TTKDTM. Trước mắt, NHNN hoàn thiện các văn bản liên quan đến TTKDTM theo hướng khuyến khích mở rộng TTKDTM trong nền kinh tế. NHNN và Hội thẻ Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát triển thị trường thẻ thông qua việc phối hợp với các cơ quan thông tin và truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ sâu rộng đến từng tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, Hội thẻ Việt Nam cũng nên phối hợp với Bộ công an để phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh thẻ; phối hợp với Bộ tài chính đề xuất với Chính phủ đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc chỉ thị 20 và ban hành các chính sách đãi ngộ về thuế để khuyến khích thực hiện giảm giá hàng hóa dịch vụ cho đối tượng thanh toán qua thẻ hoặc làm đại
lý thanh toán thẻ cho các NHTM; phối hợp với Bộ Công thương trong việc định hướng các công ty cung ứng hàng hóa dịch vụ như phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hóa qua mạng, có chính sách giá ưu đãi dành cho KH sử dụng thẻ, các cơ quan cung ứng dịch vụ làm đại lý thanh toán thẻ cho NHTM.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống NH và hệ thống các đơn vị thuộc ngành tài chính như là ho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan…đặc biệt là cơ quan thuế, hải quan nên chấp nhận thu nộp thuế qua hệ thống TK cá nhân, TK của DN mở tại NH.
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh toán (IBPS). Hầu hết các dịch vụ NH trong đó có dịch vụ NH hiện đại đều gắn liền với hoạt động thanh toán. Vì thế nếu hoạt động thanh toán càng phát triển, càng hiện đại, càng tiện lợi, nhanh chóng và chính xác thì càng góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động dịch vụ. Điều đó có nghĩa là hệ thống thanh toán được tổ chức tốt hơn thì không chỉ làm tăng doanh số thanh toán, làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên hoàn thiện hơn trong mắt của người tiêu dùng mà còn góp phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của các dịch vụ khác phát triển.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ những hạn chế đã nêu ở Chương 2, Chương 3 đề ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Đồng thời đưa ra một hệ thống các giải pháp toàn diện, khả thi để phát triển các dịch vụ NH hiện đại tại BIDV Thống Nhất như xây dựng thể chế pháp lí đồng bộ, phù hợp, đầu tư đổi mới và hoàn thiện công nghệ NH, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính của Chi nhánh, xây dựng chiến lược marketing các SPDV NH hiện đại và kết hợp các giải pháp quản trị rủi ro. Chương 3 cũng đưa ra những kiến nghị hợp lí với Nhà nước, NHNN nước để giúp BIDV Thống Nhất phát triển các dịch vụ NH hiện đại.
KẾT LUẬN
Phát triển các dịch vụ NH hiện đại là xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam trong quá trình phát triển và hoàn thiện thành NH hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển các dịch vụ NH hiện đại đem lại nhiều lợi ích cho bản thân NH như tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín thương hiệu; bên cạnh đó còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế- xã hội như tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thời gian đọng vốn trong thanh toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thay đổi các phương thức kinh doanh và hỗ trợ các ngành khác phát triển theo hướng hiện đại,...
Theo xu thế chung, BIDV Thống Nhất đã thay đổi nhận thức về dịch vụ NH hiện đại. Chi nhánh bước đầu đã quan tâm, đầu tư vốn và nhân lực vào hoạt động phát triển các dịch vụ NH hiện đại. Và đã đạt được những kết quả khả quan như phát triển được các dịch vụ NH hiện đại cơ bản như thẻ, ATM, Mobile Banking, Internet Banking, kết nối thanh toán với KH và quản lý luồng tiền,... với tốc độ tăng trưởng tốt; góp phần xây dựng hình ảnh BIDV ngày càng lớn mạnh hơn nữa.
Tuy nhiên, phát triển các dịch vụ NH hiện đại tại chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế như các loại hình dịch vụ còn đơn điệu, chưa có sự chuyên nghiệp, chuyên môn hóa để phát triển tốt các dịch vụ NH hiện đại, chưa được đầu tư về vốn và nhân lực đúng như nhu cầu,... Theo đó, để khắc phục các hạn chế này và giúp chi nhánh có hướng phát triển đúng đắn, tác giả đã đưa ra một hệ thống giải pháp có tính khả thi như hoàn thiện các dịch vụ NH hiện đại hiện có và phát triển các dịch vụ mới theo nhu cầu của thị trường; nâng cao chất lượng dịch vụ H; đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị; tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ và mạng lưới kênh phân phối;... Để thực hiện được các giải pháp này, chi nhánh còn cần sự hỗ trợ từ BIDV, từ NHNN, từ Chính phủ và các cơ quan chức năng.
Tác giả hy vọng rằng kết quả của luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự thành công của hoạt động phát triển các dịch vụ NH hiện đại tại BIDV Thống Nhất trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. David Cox, 2001, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia. 2. NGND. PGS. TS Tô Ngọc Hưng, 2009, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
3. PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2010, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Lao động xã hội.
4. PGS. TS. Nguyễn Đắc Hưng, 2015, Tái cơ cấu Vietcombank- Những kết