Biến Mã Dấu kỳ vọng Nghiên cứu trƣớc
Biến phụ thuộc
Nợ xấu NPLR
Biến độc lập
Độ trễ của tỷ lệ nợ xấu NPLRt-1 + Chase và cộng sự (2005); Kastrati (2011); Shingjergji (2013b)
Hiệu quả ngân hàng ROE - Jayadev (2006); Abdelkader và cộng sự (2009)
Quy mô của ngân hàng SIZE - Altman (2000); Flamini (2009); Abdelkader và cộng sự (2009)
Dự phòng RRTD LLP + Boudriga và cộng sự (2010);
Radivojevic và Jovovic (2017) Tăng trƣởng dƣ nợ LOAN + Guy và Lowe (2011); Rahaman và
Biến Mã Dấu kỳ vọng Nghiên cứu trƣớc
cộng sự (2014)
Tỷ lệ thanh khoản LDR + Van den End (2016); Jameel (2014); Anjom và Karim (2015)
Tăng trƣởng GDP GDP - Koopman và Lucas (2005); Yiping (2008); Waweru và Kalani (2009) Tỷ lệ lạm phát INF +/- Pasha và Khemraj, 2009; Nkusu, 2011
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước Từ những phân tích trên tác giả tập hợp các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Nợ xấu năm trƣớc có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Giả thuyết H2: Hiệu quả kinh doanh có tác động ngƣợc chiều đến nợ xấu. Giả thuyết H3: Quy mô ngân hàng có tác động ngƣợc chiều đến nợ xấu. Giả thuyết H4: Dự phòng RRTD có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Giả thuyết H5: Tăng trƣởng tín dụng có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Giả thuyết H6: tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Giả thuyết H7: Tăng trƣởng GDP có tác động ngƣợc chiều đến nợ xấu. Giả thuyết H8: Tỷ lệ lạm phát có tác động đến nợ xấu.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Nội dung Chƣơng 3 đã đề cập khái quát về các phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc dùng để thực hiện trong luận văn này. Các phƣơng pháp bao gồm phƣơng pháp nghiên phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và các phƣơng pháp hồi quy OLS, GMM để ƣớc lƣợng và kiểm tra các yếu tố chính ảnh hƣởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu có biến trễ của biến phụ thuộc làm cho các phƣơng pháp OLS, REM và FEM sẽ bị chệch. Từ đó, để đảm bảo tính hiệu quả của việc ƣớc lƣợng và khách quan, phƣơng pháp GMM đƣợc tác giả chọn để kiểm định các khuyết tật của mô hình và các biến có tác động đến nợ xấu tại các NHTM. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, so sánh, phân tích để phản ánh thực trạng cho vay tại các NHTM cũng nhƣ tình hình nợ xấu của các ngân hàng. Số lƣợng mẫu bao gồm 22 NHTM, là những ngân hàng đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM và những ngân hàng không niêm yết.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan về hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Theo Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, hệ thống NHTM Việt Nam tính đến năm 2019 bao gồm 35 NHTM, trong đó có 4 NHTM NN và 31 NHTM CP, chƣa kể đến các ngân hàng nƣớc ngoài và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Ngành ngân hàng tăng trƣởng nhanh cả về số lƣợng và qui mô tài sản trong giai đoạn 2005 – 2010. Tuy nhiên chỉ có 25,6% ngân hàng nội địa có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Thị phần tín dụng và huy động của khối NHTMNN vẫn dẫn đầu, tuy nhiên sụt giảm mạnh do sự chiếm lĩnh của khối NHTMCP trong 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, khối NH nƣớc ngoài đƣợc gỡ bỏ hạn chế về huy động và bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh thực sự bình đẳng với các NHTM trong nƣớc kể từ đầu 2011. Năm 2012, có thể xem là một năm biến động mạnh đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ kiện tụng, tăng trƣởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh… Năm 2012, NHNN thực hiện thanh tra toàn diện với 32 TCTD, bên cạnh việc tăng cƣờng giám sát hoạt động của các TCTD, từng đƣợc dƣ luận kỳ vọng là năm trọng điểm của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sau khi NHNN đƣa ra kế hoạch hợp nhất, mua bán 9 ngân hàng yếu kém: Nam Việt (Navibank), Đại Tín (TrustBank), Phƣơng Tây (WesternBank), Dầu khí Toàn Cầu (GPBank), Tiên Phong (TienPhongBank), Nhà Hà Nội (Habubank), Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB). Tuy nhiên, Chỉ có Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Ngân hàng Nhà nƣớc cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trƣởng đáng kể so với năm trƣớc, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trƣởng tín dụng trong năm 2012
Comment [WU2]: Không trích dẫn theo
footnote em nhé. Mà trích dẫn theo quy định của Khoa SĐH
khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng.
Đến năm 2015, Thông tƣ 36 đƣợc áp dụng bởi các NHTM từ đầu năm đã giúp Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cải thiện và hoạt động tín dụng của các NHTM đƣợc nới lỏng. Hệ số an toàn vốn CAR các NHTM tăng 0,5-1,1% từ đầu năm nhờ Thông tƣ 36 cho phép bao gồm cả dự phòng chung trong vốn cấp 2 khiến quy mô vốn tự có của các NHTM tăng mạnh, ngoài ra một số hệ số rủi ro của tài sản đƣợc điều chỉnh giảm. Trong đó đáng chú ý là việc giảm hệ số rủi ro của cho vay bất động sản từ 250% trong quy định trƣớc xuống còn 150%. Việc điều chỉnh này đã góp phần giúp tín dụng bất động sản tăng tới 28,3% trong năm 2015. Các chỉ tiêu về chất lƣợng tài sản và khả năng sinh lời đều đƣợc cải thiện cho thấy sự hồi phục của kinh tế đang tác động tích cực tới ngành Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống giảm về 2,55% còn thu nhập lãi cận biên tăng khá từ 2,7% lên 2,8%. Năm 2015, thực hiện tái cấu trúc các NHTM, và khẳng định vai trò của của Công ty quản lý tài sản (VAMC) trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu.
Tính đến 21/11/2016, tín dụng toàn ngành tăng 13,94%, thấp hơn mức 14,5% cùng kỳ 2015 và thấp hơn đáng kể so với kế hoạch cả năm 18%. Diễn biến tăng trƣởng tín dụng đi cùng diễn biến tăng trƣởng kinh tế và phản ánh ảnh hƣởng của các chính sách mới ban hành. Dự thảo Thông tƣ Quy định về tỷ lệ an toàn vốn mới (tạm gọi là Basel II) đƣợc ban hành, chặt chẽ hóa cách tính hệ số CAR và đƣa ra lộ trình áp dụng tại 10 ngân hàng thí điểm từ tháng 9/2017. Theo đó, áp lực tăng vốn và/hoặc hạn chế tăng trƣởng tín dụng để duy trì CAR tăng lên trong toàn ngành.
Sự tăng trƣởng cao về lợi nhuận trong năm 2018 đang mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2019, nhƣng đồng thời cũng đem tới áp lực, thách thức không nhỏ. Trong bối cảnh chính sách tiền tệ đƣợc điều hành thận trọng, tăng trƣởng tín dụng đƣợc khống chế ở mức 14% (thấp nhất trong 5 năm trở lại đây) sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận của các TCTD khi thực tế tín dụng vẫn đóng góp tới hơn 70% tổng nguồn thu của các nhà
băng. Do vậy, để có thể duy trì lợi nhuận ở mức cao nhƣ đã đạt đƣợc, buộc các ngân hàng phải có sự bứt tốc, có các giải pháp mạnh mẽ nhƣ cơ cấu lại danh mục cho vay để cải thiện tốc độ sinh lời, đẩy mạnh tăng trƣởng mảng dịch vụ để giảm phụ thuộc tín dụng...
4.1.1 Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Năm 2017, hoạt động ngân hàng Việt Nam nhờ kinh tế tăng trƣởng cao và môi trƣờng cải thiện, nên nhìn chung có bƣớc chuyển biến tích cực, phục vụ tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống; an toàn và hiệu quả cao hơn năm trƣớc. Trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng từ 73,7% năm 2016 lên 76,9%; huy động vốn từ thị trƣờng liên ngân hàng giảm từ 11,1% xuống 10,8%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng từ 6,2% lên 6,7%. Thị phần huy động vốn và cho vay chƣa có thay đổi đáng kể. Nhóm ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc chiếm 49% và 51,8% tỷ trọng về huy động và cho vay, nhóm NHTM cổ phần tƣơng ứng là 42,4% và 41,3%; phần còn lại thuộc về các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, cùng các định chế tài chính khác.
Tiền gửi huy động cũng bắt đầu tăng chậm lại theo đà giảm tốc của tăng trƣởng tín dụng. Trong năm 2018, tăng trƣởng huy động tiền gửi đạt 12.1%. Càng về cuối năm, nhu cầu về vốn của các Ngân hàng thƣơng mại càng gia tăng do cần đáp ứng một số tiêu chí an toàn nhƣ tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi hay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần trang bị sẵn vốn cho chu kỳ cấp vốn mới. Tổng vốn huy động từ nguồn tiền gửi các khách hàng trong năm 2018 đạt 4,756,120 tỷ đồng. Dẫn đầu thị phần tiền gửi huy động từ năm 2015 liên tục là nhóm ba ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietinbank và Vietcombank) khi chiếm hơn 50% thị phần tiền gửi trong nhóm ngân hàng niêm yết.
Đối với hoạt động huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ tăng trƣởng ổn định: Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính năm 2018 của Uỷ ban giám sát tài
chính quốc gia (NFSC) cho biết, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ tăng trƣởng ổn định so với năm 2017. Vốn huy động ƣớc tăng 15% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 14,6%). Đáng chú ý là năm 2018, tình hình huy động vốn ngoại tệ tăng mạnh. Vốn huy động ngoại tệ tăng khoảng 17% (năm 2017: 2,1%), chiếm 9,9% tổng vốn huy động. Vốn huy động VND tăng khoảng 14,3%, chiếm 90,1% tổng vốn huy động.
Hình 4. 1: Thị phần tiền gửi của các ngân hàng từ 2015 – 2018
Nguồn: PHS Research tổng hợp
Theo hình 4.1, tác giả nhận thấy thị phần tiền gửi của ba ngân hàng lớn BIDV, Vietinbank và Vietcombank chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong thị phần tiền gửi của các NHTM. Trong đó, thị phần tiền gửi lớn nhất thuộc về BIDV và có sự tăng trƣởng qua các năm. Tiếp đến là ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam và ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Mặc dù trong năm 2018, các ngân hàng hầu hết xiết chặt tín dụng, nhƣng huy động vốn vẫn gia tăng. Trong thời gian qua, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm tiết kiệm trực tuyến, các ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất với mức chênh lệch so với gửi tiền tại quầy cao nhất lên đến 1%/năm kỳ hạn 6 - 12 tháng. Cụ thể, so với lãi suất gửi tại quầy, lãi suất tiết kiệm trực tuyến của ngân hàng ACB cao hơn 0,3%/năm, ABBank cao hơn 0,2%/năm, PVcombank 0,2%/năm... Ðặc biệt, mới đây, Nam A Bank đã điều chỉnh lãi suất tiền
gửi tiết kiệm trực tuyến lên mức 8,2%/năm và 8,0%/năm lần lƣợt với kỳ hạn 12 tháng và 6 tháng, cao hơn gửi tại quầy từ 0,4%/năm - 1%/năm.
4.1.2 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Khoảng 80% dƣ nợ tín dụng đƣợc tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó những ngành, lĩnh vực trọng điểm đƣợc dành tỷ lệ tăng trƣởng cao hơn mức bình quân chung của hệ thống. Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng 22,1% so cuối 2016; công nghiệp và xây dựng tăng 21,5%, trong khi tín dụng cho thƣơng mại dịch vụ tăng 12,94%; tín dụng cho bất động sản, chứng khoán đƣợc giữ ở mức tăng thấp, do đó tỷ trọng trong tổng tín dụng tƣơng ứng chỉ là 6,53% và 0,17%. Tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng 53,7%, giảm từ 55,1% năm 2016. Chất lƣợng tài sản của cả hệ thống có sự cải thiện. Nợ xấu nội bảng và ngoại bảng, kể cả nợ xấu tiềm ẩn, đến cuối 2017 đƣợc NHNN xác định còn 7,91% so với 10,08% cuối 2016; đồng thời việc trích lập dự phòng rủi ro cả hệ thống tăng mạnh, ƣớc khoảng 24,7% so 2016.
Năm 2018, ngành ngân hàng đã thành công khi ghi nhận lãi kỷ lục của nhiều tổ chức tín dụng (TCTD), thanh khoản và mặt bằng lãi suất ổn định, tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ tín dụng ở mức thấp… Ðây là cơ sở để các TCTD lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh trong năm 2019. Nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có sự gia tăng nhanh trong năm 2018 và đƣợc kỳ vọng tiếp tục tăng trƣởng nhanh hơn trong năm 2019, trong đó nhu cầu vay vốn tiếp tục đƣợc kỳ vọng tăng trƣởng cao nhất. Dự báo trong năm 2019, 77,6% số TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tăng so với năm 2018, trong đó nhu cầu vay vốn đƣợc phần lớn các TCTD (80,7%) kỳ vọng tăng mạnh, tiếp đến là nhu cầu gửi tiền, dịch vụ thanh toán với mức kỳ vọng lần lƣợt là 66% và 64%. Ðồng thời, phần lớn các TCTD cũng kỳ vọng thanh khoản của hệ thống ngân hàng cả năm 2019 tiếp tục diễn biến khả quan đối với cả VND và ngoại tệ; tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ tín dụng xu hƣớng giảm trong năm 2019.
Ảnh hƣởng từ chính sách thắt chặt chính dụng đã tác động mạnh đến tăng trƣởng tín dụng trong năm 2018, đạt mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của nhóm ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoản đạt mức 13.4%. Tình hình giải ngân các khoản vay mới diễn ra khá căng thẳng trong giai đoạn giữa năm 2018 khi nhiều ngân hàng đã sử dụng quá nửa hạn mức tăng trƣởng tín dụng, một số ngân hàng đã vƣợt hạn mức đƣợc cấp cho năm nay. Tuy nhiên với chỉ thị 04, NHNN đã nhấn mạnh việc theo sát mục tiêu thắt chặt tín dụng, kiểm soát rủi ro. Từ đó, tốc độ giải ngân mới của các ngân hàng cũng bắt đầu chậm lại và bám sát lộ trình tăng trƣởng. Mặc dù vậy, đã có một số ngân hàng đã đƣợc nới “room” vào giai đoạn cuối năm khi áp lực lạm phát đƣợc giảm bớt, nhằm đạt
đƣợc mục tiêu tăng trƣởng tín dụng 17% sau giai đoạn kiểm soát mạnh tay.
Hình 4. 2: Tăng trƣởng tín dụng của ngành ngân hàng
Nguồn: PHS Research tổng hợp
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến 20/12, tăng trƣởng tín dụng của nền kinh tế ƣớc tính đạt 13,3% so với cùng kỳ năm 2017 (năm 2017 đạt 16,96%). Theo đó, đây là mức tăng trƣởng tín dụng thấp nhất trong những năm gần đây. Theo NHNN, tính đến đầu tháng 10.2018, tăng trƣởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,89%. Đây là mức tăng thấp nhất của dƣ nợ tín dụng trong 3 năm trở lại đây, khi cùng kỳ các năm 2017 tăng trƣởng 11,02%; năm 2016 là 10,46% và năm 2015 là 12,12%; đồng thời cách khá xa so với chỉ tiêu tăng trƣởng 17% cho cả năm mà NHNN đặt ra vào đầu năm 2018. Xét theo kỳ hạn, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn
chiếm 52,7% tổng tín dụng, không biến động so với cuối năm 2017. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của toàn hệ thống đang ở mức 30,9% tính đến cuối tháng 5.2018.
Hình 4. 3: Thị phần cho vay khách hàng của các ngân hàng
Nguồn: PHS Research tổng hợp, 2018
Theo hình 4.3, Dẫn đầu thị phần cho vay của nhóm ngân hàng niêm yết kể từ năm 2015 là nhóm NHTM NN, khi tổng thị phần luôn chiếm trên 50%. Trong đó, tổng dƣ nợ cho vay khách hàng của BIDV chiếm 22.2% tổng thị phần cho vay, theo sau là Viettinbank chiếm 20.5% và Vietcombank 14.4%. Thứ hạng về thị phần cho vay giữa các ngân hàng không có nhiều thay đổi qua các năm, nhƣng với mô hình hoạt động khác biệt nên thứ hạng về lợi nhuận của nhóm ngân hàng niêm yết cũng