. Năm số sau 4; 5; 6; 7; 8 chỉ các cấp tổn thất riêng của các nhóm thép kh
3.2. Các loại gang
3.2.1. Gang trắng a. Tổ chức
Cacbon nằm ở trạng thái hợp chất hóa học Xê (chiếm 50% trong tổ chức của gang). Mặt gãy có màu trắng (màu của xêmentit nên có tên là gang trắng).
b. Thành phần
C = (3 3,5)% chứa ít Si và các nguyên tố khác làm tăng graphit hóa. c.Tính chất
- Do cacbon ở trạng thái xê nên tính chất của gang rất cứng (650 750) HB và giòn. Không thể gia công cắt gọt, không thể dùng gang thuần trắng để chế tạo các chi tiết máy có độ chính xác cao.
- Phương pháp chế tạo chỉ ở dạng vật đúc. d. Ký hiệu (theo tiêu chuẩn của nga)
Phần lớn gang trắng dùng để luyện thép nên ký hiệu theo phương pháp luyện thép, theo lò luyện , nhiên liệu , số hiệu.
- Gang trắng dùng để luyện thép trong lò becsơme (Б). - Gang trắng dùng để luyện thép trong lò tômat (T). - Nhiên liệu bằng than cốc (K).
- Nhiên liệu bằng than củi (Д) .
- Gang có chất lượng cao, chữ πB (ở đầu ký hiệu). - Các số phía sau ký hiệu chỉ số hiệu của gang.
Ví dụ: πBTK5 - Gang trắng chất lượng cao số 5, nhiên liệu bằng than cốc, luyện lò tômat.
e. Công dụng
- Dùng để chế tạo các bộ phận chịu mài mòn như: bề mặt vành bánh xe lu, bi nghiền, trục cân, mép lưỡi cày…
- Dùng để luyện thép. - Ủ thành gang dẻo. 3.2.2. Gang xám
Gang xám là loại gang được dùng phổ biến nhất trong ngành cơ khí. a.Tổ chức
Gang xám là loại gang phần lớn cacbon của nó nằm ở trạng thái tự do graphit là các tấm, phiến lớn. Mặt gãy của gang có màu xám, tối (màu của graphit nên có tên là gang xám).
Tùy theo mức độ tạo thành graphit mạnh hay yếu, gang xám chia ra các tổ chức như ( Hình 4.1):
- Gang xám ferit có mức độ tạo thành graphit mạnh nhất, trong đó tất cả cacbon nằm ở trạng thái tự do graphit, không có xêmentit. Tổ chức là những tấm, phiến graphit trên nền kim loại ferit;
- Gang xám ferit - peclit có mức độ tạo thành graphit mạnh, gần như hoàn toàn cacbon nằm ở trạng thái tự do graphit, chỉ có khoảng (0,1 ÷ 0,6)%C ở trạng thái liên kết hóa học xêmentit. Tổ chức là những tấm, phiến graphit trên nền kim loại ferit - peclit;
- Gang xám peclit có mức độ tạo thành graphit bình thường, phần lớn cacbon nằm ở trạng thái tự do graphit, khoảng (0,6 ÷ 0,8)%C ở trạng thái liên kết hóa học xêmentit. Tổ chức là những tấm, phiến graphit trên nền kim loại peclit.
b. Thành phần
Thành phần các nguyên tố trong gang xám phải đảm bảo mức độ tạo thành graphit và cơ tính theo yêu cầu. Thành phần các nguyên tố trong gang nằm trong giới hạn như sau:
C = (3 ÷ 3,8)%; Si = (1,5 ÷ 3)%; Mn = (0,5 ÷ 0,8)%; P = (0,15 ÷ 0,5)%; S = (0,12 ÷ 0,2)% .
c. Tính chất
- Cơ tính: do ảnh hưởng của graphit ở dạng tấm nên so với thép gang có giới hạn bền bền kéo thấp thường chỉ bằng (1/4 ÷ 1/2) thép cacbon, độ dẻo thấp
= 0,5%, giới hạn nén cao gần bằng thép (graphit tấm không ảnh hưởng xấu đến tính bền nén, khi chịu nén các vết rỗng bị ép lại). Độ cứng của gang xám nằm trong khoảng (150 ÷ 250) HB.
- Tính đúc tốt: nhiệt độ chảy loãng thấp (1100 ÷ 1300)0C, tính lưu động tốt, độ co thể tích ít.
- Tính gia công cắt gọt tốt: do cacbon ở dạng graphit có độ cứng thấp, độ bền thấp, phoi vụn dễ gãy.
- Tính bôi trơn tốt, chịu mài mòn (do tác dụng của graphit).
- Giảm được chấn động và dao động cộng hưởng (do tác dụng của các lỗ hổng graphit).
- Dẫn nhiệt kém, gang xám có thể hàn được nhưng trước khi hàn phải nung nóng vật hàn tới nhiệt độ (400 ÷ 500)0C để tránh nứt.
d. Ký hiệu
* Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1659 – 75 )
Ký hiệu bằng hai chữ GX và 2 cặp số tiếp theo chỉ giới hạn bền kéo ( бBK) và giới hạn bền uốn (бBU), đơn vị kG/mm2.
* Theo tiêu chuẩn Nga
Ký hiệu bằng hai chữ Cч và 2 cặp số tiếp theo giống Việt Nam Hình 4.1:Tổ chức tế vi của gang xám
a) Gang xám ferit
b) Gang xám ferit - peclit c) Gang xám - peclit
Ví dụ: Cч24 - 44 của Nga. * Theo tiêu chuẩn Trung Quốc
Ký hiệu bằng hai chữ HT và 2 cặp số tiếp theo cũng giống Nga và Việt Nam. Ví dụ: HT 15 - 32
e. Công dụng
Gang xám chủ yếu dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng tĩnh, chịu nén, ít chịu kéo, ít chịu va đập.
- GX12 - 28 có cơ tính thấp dùng để làm chi tiết chịu tải trọng nhẹ và không chịu mài mòn như vỏ, nắp máy.
- GX15 - 32; GX18 - 36 có cơ tính trung bình dùng để làm chi tiết chịu tải trung bình và chịu mài mòn ít như vỏ hộp giảm tốc, thân máy bơm, cacte, mặt bích…
- GX21 - 40; GX24 - 44; GX28 - 48 có cơ tính tương đối cao dùng để làm các chi tiết chịu tải trọng tĩnh cao và chịu mài mòn như bánh đà, bánh răng, sơ mi, pittông, xi lanh máy nén khí và máy hơi nước, bệ máy công cụ và các thiết bị.
- GX32 - 52; GX36 - 56; GX40 - 60 có cơ tính cao nhất dùng để làm các chi tiết chịu tải trọng tĩnh cao và chịu tải trọng động, chịu mài mòn cao như bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực, van trượt áp suất cao.
3.2.3. Gang biến tính a. Tổ chức
Thực chất gang biến tính là gang xám có tấm graphit thu nhỏ hơn. b. Thành phần và cách chế tạo
Cho thêm vào gang xám những nguyên tố làm chất biến tính như Canxi (Ca), nhôm (Al); tăng thêm thành phần Silic (Si), sẽ tạo thành các ô xuýt tương ứng là CaO; Aℓ2O3; SiO2 kết hợp với ôxy trong gang. Các ôxít tồn tại trong gang ở trạng thái lơ lửng là trung tâm kết tinh. Do đó mà các phiến graphit rất nhỏ, ngắn phân bố đều, làm tăng cơ tính cho gang.
c. Tính chất
- Độ bền và độ dẻo của gang biến tính cao hơn so với gang xám, độ giãn dài tương đối = (1 ÷ 2)%.
- Kết cấu vật đúc đồng đều và nhỏ hạt từ ngoài vào tâm (sự chênh lệch về cơ tính từ ngoài vào trong tâm vật đúc ít hơn so với gang xám, đối với vật đúc lớn vẫn đảm bảo độ bền cao).
- Khả năng chống mài mòn và chống ăn mòn tốt (trong không khí, axit, kiềm rất tốt).
- Chế tạo vật đúc bằng gang biến tính đơn giản không cần thiết bị đặc biệt, giá thành rẻ.
d. Ký hiệu
* Theo tiêu chuẩn của Nga ký hiệu gang biến tính MCч và 2 cặp số tiếp theo chỉ giới hạn bền kéo ( бBK) và giới hạn bền uốn (бBU), đơn vị kG/mm2..
Ví dụ: MCч28 - 48 Gang biến tính có бBK = 28 kG/mm2, бBU = 48kG/mm2. *Theo Tiêu chuẩn Việt Nam:
Ký hiệu gang biến tính bằng ba chữ GBT với hai số tiếp theo chỉ độ bền kéo tối thiểu và độ bền uốn tối thiểu. Đơn vị tính bằng kG/mm 2
Ví dụ: GBT 30 - 40 là gang biến tính viết theo (TCVN) có giới hạn bền kéo tối thiểu là 30KG/mm2 hay(k 30kG/mm2), giới hạn bền uốn tối thiểu là 40KG/mm2 hay (u 40kG/mm2)
e. Công dụng
- Trong cơ khí chế tạo: dùng làm thân máy, ổ gá dao, mâm cặp máy tiện. - Trong ngành mỏ: dùng chế tạo bánh xe có răng cỡ lớn làm việc ngoài trời với vận tốc chậm, giá của máy cần trục, tấm nghiền của máy nghiền quặng…
- Trong công nghiệp chế tạo ôtô, máy nổ: dùng làm thùng hãm, ống lót, xi lanh, xécmăng, thiết bị chứa khí của máy hơi nước…
3.2.4. Gang dẻo a. Tổ chức
Gang dẻo có cacbon ở trạng thái tự do graphit kết thành cụm, bông. Mặt gãy màu xám.
Gang dẻo cũng được phân loại theo tổ chức của nền kim loại gồm có các tổ chức như sau (Hình 4.2).
c
a) b) c)
Hình 4.2:Tổ chức tế vi của gang dẻo
a) Gang dẻo ferit b) Gang dẻo ferit - Peclit c) Gang dẻo Peclit
b. Thành phần * Thành phần :
C = (2,2 ÷ 2,8)%; Si = (0,8 ÷ 1,4)%; Mn ≤ 1%; P ≤ 0,2%; S ≤ 0,1%.
c. Tính chất
Do graphit tập trung đều, gọn hơn nên gang dẻo có độ bền, độ dẻo cao hơn gang xám. Giới hạn bền kéo б BK = (30 ÷ 60) kG/mm2 , độ giãn dài tương đối = (2 ÷ 12)%, độ cứng HB = (160 ÷ 260).
d. Ký hiệu
* Theo tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 1659 - 75)
GZ và 2 cặp số tiếp theo chỉ giới hạn bền kéo бBK (kG/ mm2) và độ giãn dài tương đối (%)
Ví dụ: GZ30 - 6 - Gang dẻo có бBK = 30 kG/mm2; = 6%. * Theo tiêu chuẩn Nga
Kч và 2 cặp số tiếp theo giống TCVN. Ví dụ: Kч30 - 6
* Theo tiêu chuẩn Trung Quốc
KT và 2 cặp số tiếp theo cũng giống Nga và Việt Nam.
Ví dụ: KT 30 - 6 của Trung Quốc, là Kч30 - 6 của Nga, là GZ 30 - 6 của Việt Nam .
e. Công dụng
Gang dẻo có cơ tính tổng hợp tốt hơn gang xám nhưng đắt do quá trình nấu luyện, chế tạo lâu, tốn nhiệt và thời gian ủ nên gang dẻo chủ yếu được dùng làm chi tiết máy đồng thời thỏa mãn các yêu cầu sau: hình dáng phức tạp, tiết diện mỏng, chịu va đập.Gang dẻo được dùng nhiều làm các chi tiết trong các máy nông nghiệp, trong ôtô, máy kéo, máy dệt.
3.2.5. Gang cầu a. Tổ chức
Tổ chức tế vi của gang cầu cũng giống gang xám, song chỉ khác là graphit có dạng thu gọn nhất hình cầu. Muốn được gang cầu phải biến tính gang xám bằng chất biến tính đặc biệt.
Gang cầu cũng được phân loại theo tổ chức của nền kim loại gồm có các tổ chức như sau (Hình 4.3).
Gang cầu có thành phần hóa học giống gang xám, song chỉ khác ở gang cầu phải có thành phần chất biến tính đặc biệt là magiê (Mg) và xêri (Ce) với lượng rất nhỏ. Trong 2 nguyên tố Ce có tác dụng cầu hóa graphit mạnh hơn so với Mg nhưng lại là nguyên tố hiếm nên chưa được dùng rộng rãi.
Thành phần hóa học của gang cầu sau khi biến tính như sau:
C = (3 ÷ 3,6)%; Si = (1,8 ÷ 3)%; Mn = (0,5 ÷ 1,2) %; P ≤ 0,1%; S ≤ 0,04%; Mg = (0,04 ÷ 0,08)%. Nếu: Mg < 0,04% không đủ để cầu hóa graphit, Mg > 0.08% làm biến trắng gang.
c. Tính chất
Gang có graphit hình cầu dạng thu gọn nhất vết nứt làm gián đoạn giữa nền kim loại và graphit trong gang xuất hiện ít hơn, chịu ứng suất tập trung ít hơn. Vì vậy gang cầu có một số tính chất đặc trưng như sau:
- Có độ dẻo dai và cấu trúc bền chặt (vì nền kim loại ít bị chia cắt). - Có cơ tính tổng hợp cao gần bằng thép.
- Gang cầu vừa có tính chất của gang, vừa có tính chất của thép. - Có thể làm việc và bền vững ở nhiệt độ 4000C
бBK = (40 ÷ 120) kG/mm2 ; = (2 ÷ 17)%.
d. Ký hiệu
* Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1659 - 75)
GC với 2 số tiếp theo chỉ giới hạn bền kéo бBK (kG/ mm2) và độ giãn dài tương đối (%).
* Theo tiêu chuẩn Nga
Hình 4.3:tổ chức tế vi của gang cầu a) Gang cầu ferit b) Gang cầu ferit - peclit c) Gang cầu ferit - peclit
c) b)
Bч và 2 số tiếp theo giống TCVN. Ví dụ: Bч45 - 5
* Theo tiêu chuẩn Trung Quốc
QT và 2 số tiếp theo cũng giống Nga và Việt Nam. Ví dụ: QT 45 - 5
e. Công dụng
Gang cầu là loại gang có cơ tính cao nhất so với các loại gang, gần bằng thép , nhưng có tính đúc tốt hơn thép. Gang cầu được dùng thay cho thép để chế tạo các chi tiết máy quan trọng như: trục cán, thân tuôcbin, trục khuỷu…
Bảng 4.5. Bảng đối chiếu các gang thường dùng nhất của các nước.
Loại vật liệu Việt Nam Nga (OCT) Trung Quốc
Gang trắng - πBTK5 - - MД6 - Gang xám GX 12 - 28 Cч 12 - 28 HT 12 - 28 GX 15 - 32 Cч 15 - 32 HT15 - 32 GX 21 - 40 Cч 21 - 40 HT 21 - 40 GX 36- 56 Cч 36 - 56 HT36 - 56 GX 24- 44 Cч 24 - 44 HT 24 - 44 Gang biến tính GBT 40- 60 MCч 40- 60 - GBT 45-56 MCч 45-56 - Gang dẻo GZ 45 - 8 Kч 45 - 8 KT 45 - 8 GZ 50 - 10 Kч 50 - 10 KT 50 - 10 GZ 56 -12 Kч 56 -12 KT 56 -12 GZ30- 10 Kч 30- 10 KT 30- 10 Gang cầu GC 38 - 17 Bч 38 - 17 QT 38 - 17 GC42 - 12 Bч42 - 12 QT42 - 12 GC 59- 12 Bч 59- 12 QT 59- 12 GC 120 - 10 Bч 120 - 10 QT 120 - 10 GC 120 - 8 Bч 120 - 8 QT 120 - 8
1. Phân loại thép cacbon 2. Thép cacbon thường 3.Thép cacbon kết cấu 4. Thép cac bon dụng cụ 5.Phân loại thép hợp kim 6. Thép hợp kim kết cấu 7. Thép hợp kim dụng cụ 8. Thép hợp kim đặc biệt 9. Gang trắng 10. Gang xám 11. Gang biến tính 12. Gang dẻo 13. Gang cầu
Các bước thực hiện công việc
1. Trình bày các phương pháp phân loại thép cacbon.
2. Trình bày thành phần, tính chất, công dụng của thép cacbon thường. 3. Trình bày thành phần, tính chất, công dụng của thép cacbon két cấu. 4. Trình bày thành phần, tính chất, công dụng của thép cacbon dụng cụ. 5. Nhận biết, giải thích, nêu công dụng cho các ký hiệu sau:
CT5; BCT42n; St34; 10340; BMCTO; C30S; 08F; 1008; S15C; 12030; Y7A; SK7; CD130; T10; A12. XC10; XC110; En3; CK70.
6. Nêu thành phần hóa học và phương pháp phân loại thép hợp kim.
7. Trình bày các quy ước ký hiệu thép hợp kim theo tiêu chuẩn của Nga, Việt Nam.
8. Nhận biết, giải thích, nêu công dụng cho các ký hiệu sau:
5115; 18CrMnTi; E50100; 9255; SCM22; 13261; E45A; 14331; 20CD4; 100Cr6.
P16K5Ф2; Z80W18; 3Cr2W8; 140W9V2; SK8; 19716; SKH6; Z200C12; B18; 90SiCr5.
9. Trình bày tổ chức, thành phần, tính chất, công dụng của gang trắng, gang xám, gang dẻo, gang cầu , gang biến tính.
10. Nhận biết, giải thích, nêu công dụng cho các ký hiệu sau:
GX 12 - 28; Cч21 - 40; HT 21 - 40; πBTд7; MK3; Bч70 - 3; M Cч21 - 40; Kч37 - 12; GZ 60 - 2; KT 35 - 10; Bч70 - 3;
Yêu cầu đánh giá kết quả học tập
1. Trình bày các phương pháp phân loại thép cacbon. - Phân loại theo tổ chức của thép ở trạng thái ủ
- Phân loại theo phương pháp luyện - Phân loại theo mức độ khử ôxy - Phân loại theo hàm lượng cacbon - Phân loại theo chất lượng
- Phân loại theo công dụng
2. Trình bày thành phần, tính chất, công dụng của thép cacbon thường, - Thành phần
- Tính chất - Công dụng
3. Trình bày thành phần, tính chất, công dụng của thép cacbon két cấu. - Thành phần
- Tính chất - Công dụng
4. Trình bày thành phần, tính chất, công dụng của thép cacbon dụng cụ. - Thành phần
- Tính chất - Công dụng
5. Nhận biết, giải thích, nêu công dụng cho các ký hiệu sau:
CT5; BCT42n; St34; 10340; BMCTO; C30S; 08F; 1008; S15C; 12030; Y7A; SK7; CD130; T10; A12. XC10; XC110; En3; CK70.
- Nêu tên thép, tên nhóm thép (nếu có) - Ký hiệu theo tiêu chuẩn nước nào - Thành phần hóa học của thép - Ý nghĩa của các ký tự (n, s, F) - Nêu công dụng
6. Nêu thành phần hóa học và phương pháp phân loại thép hợp kim. a. Thành phần hóa học
b. Các phương pháp phân loại
- Phân theo tổ chức của thép sau khi thường hóa - Phân theo nguyên tố hợp kim
- Phân theo tổng lượng của các nguyên tố hợp kim - Phân theo công dụng