Xác định các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 36 - 39)

 Biến phụ thuộc y: Tỷ lệ nợ xấu - NPL.

Nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay phản ánh chất lượng danh mục cho vay khách hàng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng công thức: NPL = ợ ấ

ổ ư ợ x 100%

 Các biến độc lập Xit:

 Dự phòng rủi ro tín dụng - LLP.

Theo Larry D. Wall và Ifterkhar Hasan (2003), mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

DPRRTD được xác định bằng công thức:

LLP = í í ậ

ổ à ả x 100%

 Chi phí hoạt động - Cost.

Theo Berger và Humphery (1992), Wheelock và Wilson (1997), mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu và chi phí hoạt động của hệ thống ngân hàng là mối tương quan cùng chiều.

Chi phí hoạt động được xác định bằng công thức:

Cost = í ạ độ

ậ ạ độ x 100%

 Đòn bẩy - Lev.

Theo Chaibi và Fiti (2015), đòn bẩy có tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM.

Đòn bẩy được xác định bằng công thức: Lev = ĩ ụ ợ

ổ à ả x 100%

 Thu nhập ngoài lãi - Nonint.

Thu nhập ngoài lãi là một chỉ tiêu có liên quan đến lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các ngân hàng thương mại có thể giảm thiểu được rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Những khoản nợ xấu tiềm ẩn có thể được được bù đắp bằng thu nhập ngoài lãi từ những hoạt động kinh doanh phi truyền thống như trung gian thanh toán, dịch vụ môi giới, bảo lãnh, v.v.... Những nhà nghiên cứu với lập luận khác chiều đó giải thích rằng khi kinh doanh quá nhiều mảng thì các ngân hàng sẽ không còn chuyên môn hóa, điều đó khiến hoạt động cho vay bị giảm hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu sẽ theo đó tăng lên. Các ngân hàng thương mại chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chuyên môn của mình để đảm bảo mọi lĩnh vực đều kinh doanh đều đạt hiệu quả cao.

Nonit = ậ à ã

ậ ạ độ x 100%

 Quy mô ngân hàng - Size.

Quy mô ngân hàng được thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng đó. Theo Micco và cộng sự (2007) và Swamy (2012) thì quy mô của một ngân hàng và rủi ro tín dụng của ngân hàng đó tương quan ngược chiều với nhau. Điều này có thể được giải thích đơn giản rằng so với ngân hàng có quy mô nhỏ thì một ngân hàng có quy mô lớn sẽ có cơ hội lớn để da dạng hóa danh mục đầu tư, có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm hơn trong công việc và đa phần đạo đức nghề của đội ngũ nhân viên cũng cao hơn. Chính vì những lý do đó mà ngân hàng có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn những ngân hàng có quy mô nhỏ. Quy mô ngân hàng được đo bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản do tổng tài sản thường lớn và có sự khác biệt giữa các ngân hàng (Meggison, 2005).

 Lợi nhuận ngân hàng - Profit.

Khi nói đến tác động của lợi nhuận đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, các nghiên cứu trước đã đưa ra hai quan niệm khác nhau như sau:

 Quan niệm thứ nhất cho rằng lợi nhuận và rủi ro tín dụng của một ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Các nhà nghiên cứu đi trước theo quan niệm này tiêu biểu có: Nikolaidou - Vogiazas (2011), Trujillo-Ponce (2013), v.v.... Theo họ, các ngân hàng có lợi nhuận cao rồi, không bị quá nhiều áp lực trong việc phải tạo ra lợi nhuận nữa thì sẽ có thể lựa chọn kĩ hơn để chọn ra khách hàng tốt, loại bỏ bớt nợ xấu tiềm ẩn từ đó tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống.

 Quan niệm thứ hai của các nhà nghiên cứu trước như Tandelilin (2007), Boahene (2012), v.v... thì lại cho rằng giữa lợi nhuận và rủi ro tín dụng của một ngân hàng tồn tại mối quan hệ đồng biến. Quan niệm này dựa trên thuyết đánh đổi lợi nhuận - rủi ro nghĩa là khi rủi

ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Tín dụng là một hoạt động có rủi ro rất cao nhưng đồng thời cũng mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng thương mại vì vậy các ngân hàng sẽ có xu hướng phát triển, mở rộng hoạt động tín dụng nhằm thu về nguồn lợi nhuận lớn, điều đó tất yếu sẽ kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu.

Thu nhập ngoài lãi được xác định bằng công thức: Profit = ợ ậ ế

ổ à ả x 100%

 Tổng sản phẩm quốc nội - GDP.

Theo Clair (1992), tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều.

 Lạm phát.

Theo Fofack và Hippolyte (2005), lạm phát và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều.

Tác giả sử dụng chỉ tiêu CPI - chỉ số giá tiêu dùng để làm biến số đưa vào nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)