7. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng
2.1.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
2.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai. TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai. nhánh Nam Gia Lai.
Tổng quan về BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai
Quá trình hình thành và phát triển: BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ ngày 01/07/2013, Chi nhánh được thành lập mới trên cơ sở chia tách từ Chi nhánh BIDV Gia Lai; có trụ sở tại 117 Trần Phú, Phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng và các quy định của ngành. Chức năng cơ bản nhất là huy động vốn, cấp tín dụng và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác.
Về mô hình hoạt động: Chi nhánh Nam Gia Lai hoạt động với định hướng là
Chi nhánh hỗn hợp, trong đó ưu tiên hoạt động Ngân hàng bán lẻ.
Về phân vùng hoạt động: Chi nhánh Nam Gia Lai thực hiện hoạt động kinh
doanh khu vực phía Nam và Tây Nam Tỉnh Gia Lai gồm các địa bàn Tây Nam TP Pleiku, các huyện Chư Sê, Chư Pưh, ChưPrông, Iagrai và Đức Cơ
Mô hình tổ chức: BIDV-Chi nhánh Nam Gia Lai được tổ chức một cách khoa
học và có hệ thống. Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức, cơ cấu của BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai
Ban giám đốc: đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là người quyết định cao nhất và cũng là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BIDV về mọi hoạt động và quản lý của chi nhánh.
Tiếp theo là các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau: BIDV Nam Gia Lai bao gồm các Phòng ban như sau:
Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp 1 và 2: Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ,… Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định; tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng; theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng; thực hiện việc xử lý nợ xấu.
Phòng quan hệ khách hàng cá nhân 1 và 2: Trực tiếp tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện
các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Thực hiện các tác nghiệp về mua bán ngoại tệ theo các quy trình, quy định hiện hành của BIDV; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...); cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng; là đơn vị đầu mối trong việc mưu, theo dõi, giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, lập và đánh giá, quản trị các chỉ tiêu dịch vụ ngân hàng bán lẻ phi tín dụng và tín dụng của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của BIDV. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khản nợ có vấn đề (gồm các khoản nợ : cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu). Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro…
Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng; thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng và mẫu dấu, chữ ký khách hàng của BIDV.
trong toàn Chi nhánh, thực hiện tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ của Chi nhánh trong từng giai đoạn và biện pháp thực hiện. Thường trực Ban phát triển dịch vụ của Chi nhánh; đầu mối lập kế hoạch, xây dựng các biện pháp triển khai các sản phẩm dịch vụ toàn Chi nhánh, tham mưu giao kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện các đơn vị trực thuộc; trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng:
Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng; tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan; tổ chức việc tiếp quỹ/thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, các ATM.
Phòng Kế hoạch – Tài chính: Thực hiện nhiệm vụ định hướng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh. Xây dựng và đánh giá hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh theo kế hoạch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao. Trong đó, bộ phận marketing tại BIDV Nam Gia Lai trực thuộc Phòng Kế hoạch-Tổng hợp thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm và chủ yếu là triển khai các chương trình hoạt động marketing từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đạo. Thực hiện triển khai các kế hoạch cũng như xác định biên độ giao động các lãi suất, phí, các chương trình truyền thông theo các chính sách của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo từng thời kỳ. Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm); thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền (nếu có) đối với các phòng giao dịch có
BDS riêng; quản lý thông tin và lập báo cáo.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Công tác Tổ chức nhân sự: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh:
Công tác quản trị, hậu cần: tham mưu, đề xuất với Giám đốc về những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi nhánh; thực hiện công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài sản cố định, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ lao động, phương tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng quy định, tiết kiệm và có hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức
Về mạng lưới hoạt động: BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai có 07 điểm giao dịch trên địa bàn tỉnh Pleiku và các huyện thuộc khu vực phía Tây-Nam của tỉnh Gia Lai, gồm: 01 Trụ sở chi nhánh, 05 phòng giao dịch: PGD Pleiku, PGD Chư Sê, PGD Đức Cơ, PGD Thành Công, PGD Iagrai và 01 điểm tiếp nhận hồ sơ tại huyện Chư Pưh.
Tổng số CBNV: Trong bất cứ tổ chức nào, nhân sự luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu vì mọi công việc đều bắt nguồn từ con người và kết thúc bởi con người. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì vấn đề nhân sự ngày càng quan trọng bởi tính rủi ro và nhạy cảm của nó. Một ngân hàng muốn phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như trình độ của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.
Đến 31/12/2018, Chi nhánh có 125 cán bộ công nhân viên chức, trong đó 90% cán bộ viên chức có trình độ đại học và sau đại học.
Mặc dù mới thành lập, cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn non trẻ nhưng bằng sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm cùng với sự nỗ lực, sự yêu nghề của từng cán bộ nên hoạt động kinh doanh không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, ngày càng đã tạo được uy tín, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác trong địa bàn tỉnh Gia Lai. Từ một chi nhánh được thành lập sau chia tách giữa năm
2013, BIDV Nam Gia Lai đã vượt lên và được BIDV công nhận là chi nhánh hạng 1 vào cuối năm 2016, công nhận chi nhánh đạt tiêu chuẩn là chi nhánh hạng đặc biệt cuối năm 2017 và tiếp tục giữ hạng đặc biệt cuối năm 2018.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai giai đoạn 2016-2018.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, trước những khó khăn và thách thức chung của nền kinh tế và bước đầu trong việc chia tách thành một chi nhánh mới, thực hiện đúng các chỉ đạo điều hành của Ngân hàng nhà nước cũng như BIDV, BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai luôn chủ động và ứng xử linh hoạt, kịp thời, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm tăng quy mô, gia tăng nguồn vốn, cũng như kiểm soát tốt hoạt động tín dụng, quản lý chặt chẽ cân đối giữa huy động và cho vay đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Hoạt động tín dụng
Bảng 2.1. Số liệu dƣ nợ tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chỉ tiêu Thực hiện 2017 Kế hoạch giao 2018 Thực hiện 2018 Tăng/ Giảm 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 7.865 8.950 8.919 1.054 2 Tổng tín dụng bán lẻ 3.125 3.500 3.583 458
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch kinh doanh BIDV-Chi nhánh Nam Gia Lai năm 2018)
Là một trong những Chi nhánh chủ lực trong hệ thống, trong những năm qua, BIDV Nam Gia Lai đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích hợp với địa bàn hoạt động, hoàn thiện chính sách tín dụng.
Tính đến 31/12/2018, tổng dư nợ tín dụng đạt 8.919 tỷ đồng, tăng1.054 tỷ đồng, tương đương tăng 13,4% so với năm 2017, tương đương mức tăng toàn hệ thống BIDV (tăng13%) và cao hơn mức tăng trên địa bàn (tăng12%). Là Chi nhánh có quy mô lớn thứ 2 tại khu vực Tây Nguyên (sau BIDV Gia Lai thực hiện 2018 là 12.569 tỷ đồng). Và quy mô hiện tại đã gấp gần 3 lần tại thời điểm thành lập Chi nhánh (01/7/2013 là 3.006 tỷ đồng). Dư nợ bình quân tăng trưởng tốt, đến 31/12/2018 đạt 8.354 tỷ đồng, tăng1.244 tỷ đồng (tăng17%) so với năm 2017.
NIM tín dụng năm 2018 đạt 2,27%, giảm 0,07 điểm % so với bình quân năm 2017, trong đó: NIM tín dụng bán buôn giảm mạnh, bình quân năm 2018 chỉ đạt 1,96%, giảm 0,26 điểm % so với thực hiện năm 2017; NIM tín dụng bán lẻ đạt 2,76%, tăng0,22 điểm % so với thực hiện năm 2017. Nguyên nhân dẫn đến NIM giảm là do ảnh hưởng bất lợi của môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh (mưa lớn kéo dài, dịch bệnh hồ tiêu lan rộng, giá nông sản: cà phê, tiêu, cao su duy trì ở mức thấp...) đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; nợ nhóm 2, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động.
Bảng 2.2. Số liệu huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chỉ tiêu Thực hiện 2017 Kế hoạch giao 2018 Thực hiện 2018 Tăng/ Giảm 1 Huy động vốn cuối kỳ 3.754 3.800 3.938 184 1.1 Phân theo khách hàng Định chế tài chính 235 183 -52 Doanh nghiệp 723 829 106 Cá nhân 2.796 2.926 130 1.2 Phân theo kỳ hạn Có kỳ hạn 2.920 2.969 49 Không kỳ hạn 834 969 135
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch kinh doanh BIDV-Chi nhánh Nam Gia Lai năm 2018)
Gia Lai là địa bàn được đánh giá rất khó khăn trong công tác huy động vốn, tổng huy động vốn trên địa bàn chỉ chiếm 40% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, với nhiều giải pháp sáng tạo, công tác HĐV của Chi nhánh đã đạt được kết quả rất tích cực, hoàn thành tốt kế hoạch Hội sở chính giao.
Tổng huy động vốn cuối kỳ đến 31/12/2018 đạt 3.938 tỷ đồng, tăng 184 tỷ đồng (tăng 4,9%) so với năm 2017, thấp hơn mức tăng cùng kỳ 2017 tăng 336 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch Hội sở chính giao. Là Chi nhánh có quy mô đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên (sau BIDV Gia Lai thực hiện năm 2018 là 4.424 tỷ đồng). Và quy mô huy động vốn hiện tại đã gấp 7 lần thời điểm đi vào hoạt động (01/7/2013 là 540 tỷ đồng). Trong đó tăng chủ yếu tiền gửi cá nhân, tăng 130 tỷ đồng (cùng kỳ 2017 tăng 165 tỷ đồng); tiền gửi khách hàng doanh nghiệp tăng 54 tỷ đồng (cùng kỳ 2017 tăng 93 tỷ đồng).
Huy động vốn bình quân năm 2018 đạt 3.511 tỷ đồng, tăng 217 tỷ đồng so với năm 2017. Thị trường huy động vốn đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, khách hàng đều quan tâm đến lãi suất, các hình thức dự thưởng kết hợp với lãi suất phụ trội mà các NHTM trên địa bàn áp dụng. Với số lượng NHTM nhiều, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả ít, các Ngân hàng đẩy lãi suất huy động vốn lên cao, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh để thu hút vốn làm cho công tác tăng trưởng huy động vốn gặp nhiều khó khăn.
BIDV Nam Gia Lai triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm với kỳ hạn đa dạng, hình thức linh hoạt kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn… Huy động vốn cuối kỳ tại BIDV Nam Gia Lai từ năm 2015-2018 có mức tăng trưởng bình quân khá cao 25%, từ 2.392 tỷ đồng đầu năm 2015 đến ngày 31/12/2018 đạt 3.754 tỷ đồng. Kết thúc năm 2017, BIDV Nam Gia Lai đứng thứ 2 tại khu vực Tây Nguyên trong hệ thống (sau Chi nhánh Gia Lai). Thị phần huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn cũng có sự cải thiện tốt qua các năm, đến cuối năm 2018 chiếm