Cảnh quan đặc trưng với cây hoa giấy

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN_THÁCH THỨC HỘI AN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN HAI BÊN BỜ SÔNG THU BỒN (Trang 25 - 27)

Phát huy giá trị tiềm năng di sản kiến trúc

Phát huy giá trị di sản kiến trúc theo hướng bền vững là một vế song hành không thể thiếu được của các khu phố hay đô thị lịch sử hiện nay, bản thân di sản kiến trúc cũng cần được kiêu hãnh và khẳng định giá trị của nó trong đời sống văn hóa cộng đồng. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu có thể xác nhận di sản kiến trúc ở Hội An vốn đầy giá trị tiềm năng phát huy trong phát triển kinh tế và du lịch.

Phát huy giá trị di sản theo hướng bền vững Phát huy giá trị tinh thần

Phát huy giá trị tinh thần là rất trừu tượng vì liên quan đến nhiều khía cạnh hơn so với giá trị vật chất và phải được đặt lên hàng đầu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản hiện nay. Vì vậy, phát huy giá trị tinh thần trong phố cổ Hội An cũng chính là đề cao ý thức và tạo ra niềm tự hào của người dân về giá trị di sản thông qua các truyền thông di sản, giáo dục di sản và nhiều cách thức khác nhau.

Phát huy theo đặc tính kiến trúc

Di sản kiến trúc gồm nhiều bộ phận cấu tạo và các chi tiết hoa văn đặc trưng tùy thuộc vào từng loại di sản kiến trúc với số lượng và quy mô khác nhau. Những bộ phận này vừa là nghệ thuật trang trí vừa là bộ phận cấu tạo để tăng thêm sức bền cho công trình kiến trúc.

Phát huy theo tính kế thừa

Là sự tiếp nối sử dụng thích ứng, đảm bảo tính nguyên gốc về hình thức tối đa và sự tồn tại của di sản một cách lâu dài. Đồng thời tính kế thừa luôn gắn với sự khai thác giá trị tiềm năng di sản hợp lý và đưa di sản tham gia vào các hoạt động xã hội song hành với các loại kiến trúc khác trong đô thị.

Ngoài ra, các đặc điểm kiến trúc đặc trung của di sản là tiền đề cũng như là hình mẫu cho các công trình kiến trúc sau này học hỏi và phát triển.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN_THÁCH THỨC HỘI AN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN HAI BÊN BỜ SÔNG THU BỒN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)