biến độc lập trong mô hình. Kết quả kiểm tra hệ số VIF cho thấy các hệ số này đều nhỏ hơn 10, điều này kết luận rằng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là không hoàn hảo và không ảnh hưởng sai lệch đến kết luận của mô hình ước lượng.
Bảng 4. 7 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi Kiểm định Kiểm định
Breusch - Pagan
Chi2 P-Value Kết luận
861.47 0.0000 Phương sai thay đổi
Ghi chú: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi. Giả thiết H0: Không tồn tại phương
sai thay đổi, H1: Tồn tại phương sai thay đổi.
Bảng 4.7 thể hiện kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong phần dư theo phương pháp hồi quy FEM thông qua phương pháp kiểm định Breusch - Pagan. Kết quả cho thấy hệ số Chi2 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, do đó điều này chứng tỏ tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi của phần dư trong mô hình hồi quy.
Bảng 4.7 thể hiện kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong phần dư theo phương pháp hồi quy FEM thông qua phương pháp kiểm định Breusch - Pagan. Kết quả cho thấy hệ số Chi2 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, do đó điều này chứng tỏ tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi của phần dư trong mô hình hồi quy.
8.576 0.0078 Tự tương quan bậc 1
Ghi chú: Kết quả kiểm định tự tương quan. Giả thiết H0: Không tồn tại tự tương quan,
H1: Tồn tại tự tương quan.
Bảng 4.8 thể hiện kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan trong phần dư theo phương pháp hồi quy FEM thông qua phương pháp kiểm định Woodrigde. Kết quả cho thấy hệ số F có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, do đó điều này chứng tỏ tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc một trong mô hình hồi quy.
Từ bảng 4.7 và bảng 4.8, bài nghiên cứu cho thấy mô hình hồi quy với phương pháp FEM đều mắc phải các hiện tương phương sai thay đổi và tự tương quan trong sai số. Các khuyết tật này khiến cho các kết quả hồi quy không còn đáng tin cậy. Do đó, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tuyến tính tổng quát (GLS) để ước lượng các mô hình hồi quy đã được nêu ra ở chương 3 để khắc phục các khuyết tật trong sai số xuất hiện trong các phương pháp trước.