14 DÒNG RÒ NHỎ HƠN 30MA

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công bộ tích hợp thí nghiệm MCCB và RCD lên đến 400A - Nghiên cứu khoa học cấp trường (Trang 37)

37 Hình 3. 15 Dòng rò từ 30mA – 300mA

Hình 3. 16 Variac và CT tạo dòng 400A

V. Kết quả sản phẩm.

Hình ảnh sản phẩm:

38 Hình 3. 17 Hình ảnh vali mô hình thực

39 Hình 3. 19 Hình ảnh mặt trước khi thí nghiệm vali

Hướng dẫn sử dụng:

Để đưa vào sử dụng, tác giả tiến hành thực hiện phần hướng dẫn sử dụng mô hình một cách tóm tắt để người thực hiện có thể tiến hành các bước thí nghiệm mà không làm hư hỏng mô hình, và có kết quả thí nghiệm chính xác. Cuốn hướng dẫn sử dụng được viết như sau:

40 Hình 3. 20 Trang bìa cuốn hướng dẫn sử dụng

41

I. Thí nghiệm dòng rò (Residual Current Test).

 Bộ thí nghiệm cung cấp 2 mức thang đo 30mA và 100mA:

+ Thang đo 30mA được sử dụng để thử nghiệm thiết bị bảo vệ có dòng rò danh định 30mA.

+ Thang đo 100mA sử dụng để thử nghiệm thiết bị bảo vệ có dòng rò danh định 100mA.

 Trình tự các bước thí nghiệm:

B1: Lắp đặt ELCB, RCBO hoặc RCCB cần thử nghiệm lên thanh ray thí nghiệm, tiến hành nối dây thí nghiệm như hình vẽ.

Hình 3. 21 Sơ đồ thí nghiệm dòng rò

B2: Nối nguồn cấp điện điện áp 220V – AC cho bộ thí nghiệm.

B3: Bật CB nguồn. (Power Supply)

B4: Bật công tắc lựa chọn chức năng thí nghiệm dòng rò - vị trí Residual Current Test, đèn báo chức năng sáng lên báo hiệu chức năng đã sẳn sàng. Đồng hồ Miliampere hiển thị 0 mA, sẳn sàng thực hiện chức năng hiển thị giá trị dòng rò.

B5: Bật CB cần thử nghiệm dòng rò lên On, cấp nguồn cho tải, đèn báo tải hoạt động (Load 1 Phase). Đồng hồ Miliampe hiển thị 9mA, đây là giá trị nền khi kết nối vỏ thiết bị đến bộ tạo dòng rò.

42

B6: Điều chỉnh núm xoay “Adjustment Residual Current” về phía phải dòng rò sẽ tăng lên (giá trị này hiển thị tại đồng hồ Miliampere meter) khi dòng rò đạt đến giá trị bảo vệ của thiết bị thì thiết bị sẽ tác động ngắt.

Kết thúc thí nghiệm: Điều chỉnh núm xoay Adjustment Residual Curent về 0 và gạt công tắc chọn chức năng về vị trí giữa để dừng thí nghiệm.

Đối với các thử nghiệm với thiết bị có dòng rò danh định lớn hơn 30mA, vỏ thiết bị cần được nối vào bộ tạo dòng rò 100mA và tiến hành tương tự các bước hướng dẫn như trên.

II.Thí nghiệm quá tải (Over Load Test).

Bộ thử nghiệm quá tải của CB được thực hiện với dòng tối đa 400A. Do vậy, thích hợp thí nghiệm cho các loại MCB hoặc MCCB có dòng cắt danh định nhỏ hơn 64A.

 Trình tự các bước thí nghiệm:

B1: Lắp thiết bị cần thử nghiệm MCB, RCBO lên thanh ray và nối dây như hình

vẽ.

Hình 3. 22 Sơ đồ thí nghiệm quá tải MCCB

B2: Nối nguồn cấp điện điện áp 220V – AC cho bộ thí nghiệm.

B3: Bật CB nguồn. (Power Supply)

B4: Bật công tắc lựa chọn chức năng thí nghiệm quá tải - vị trí Overload Test, đèn báo chức năng sáng lên báo hiệu chức năng đã sẳn sàng. Đồng hồ Load Current hiển thị 0.0A.

43

B5: Bật ON thiết bị cần thí nghiệm quá tải – RCBO, MCB hoặc MCCB.

B6: Điều chỉnh núm xoay “Adjustment Load Current” tăng dần về phía phải, đồng hồ Ampere hiển thị giá trị dòng điện qua các cực CB, khi điều chỉnh dòng đạt được giá trị mong muốn thì dừng lại.

B7: Tắt CB nguồn và bật công tắc Timer lên vị trí Start.

B8: Tiến hành đo thời gian chịu dòng của CB.

 Bật CB nguồn lại. Lúc này Timer bắt đầu đếm. Sau một thời gian CB thử nghiệm sẽ tác động do chức năng bảo vệ của nó. Khi CB thử nghiệm cắt thời gian trên Timer sẽ dừng lại. Đây chính là thời gian chịu quá tải của CB tương ứng với dòng điện được thiết lập trên.

 Sau khi ghi lại thời gian ta xoay núm vặn “Adjustment Load current” về vị trí nhỏ nhất rồi chuyển công tắc Timer về vị trí Stop và nhấn Reset trả giá trị Timer về 0 để chuẩn bị cho lần thí nghiệm tiếp theo.

 Để đảm bảo sự tin cậy và chính xác, một giá trị dòng điện thí nghiệm cho cùng một CB, phải được thực nghiệm lặp lại nhiều lần.

Kết thúc thí nghiệm: Ngắt CB nguồn và timer. Ngắt timer, nhấn giữ hai nút OFF, một trên mặt thí nghiệm, một trên thiết bị timer trong vòng 7s.

44

Nhận xét kết quả thí nghiệm:

1) Mô hình có thể bơm dòng điện lên đến hơn 400A, thí nghiệm đóng cắt MCCB hiển thị giá trị đo chính xác trên đồng hồ đo dòng. Được dùng để thí nghiệm cho bài TN MCCB, contactor, rờ le nhiệt và cầu chì.

2) Khi tiến hành bơm dòng vào MCCB, thời gian được tính và khi MCCB tác động thời gian dừng lại để nhân viên thí nghiệm tiến hành ghi nhận giá trị và reset thời gian cho lần thí nghiệm tiếp theo.

3) Điều chỉnh và thay đổi được dòng rò với hai mức 9mA – 35mA, và 30mA đến 100mA. Với hai mức này có thể tiến hành thử nghiệm sự tin cậy trong thử nghiệm RCD tại phòng thí nghiệm. Thử nghiệm RCD của hãng Fuji tác động tốt tại 23mA.

4) Thí nghiệm nhiều lần (>100) trong thời gian 2 giờ, mô hình không gây nóng, hoạt động ổn định. Mô hình được đánh giá thẩm mỹ đẹp, gọn nhẹ và an toàn./.

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Tuấn Tú, Bạch Thanh Quý, Đề tài nghiên cứu khoa học “Thiết kế thi công mạch đo dòng dãi rộng mA – 400A trong TN RCD”, 8, 2018.

[2] Bạch Thanh Quý, Văn Thị Kiều Nhi, Phạm Hoàng Đạt, Giáo trình TN Khí cụ điện, IUH, 2013.

[3] Merlin Gerin Distribution Circuit Breaker manual 2016.

[4] Nguyễn Xuân Phú, Giáo trình Khí Cụ Điện, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2003. [5] Fuji, Distribution Device manual 2014.

[6] Dương Hữu Phước, Bạch Thanh Quý, Giáo trình TN An toàn điện, IUH, 2014. [7] Trần Khánh Hà, Giáo trình Máy Điện, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2008.

46

PHẦN III. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM (tất cả văn bản trên sử dụng bản photo, bản chính sử dụng khi thanh lý hợp đồng)

1) Hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học 2) Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt

3) Quyết định nghiệm thu

4) Hồ sơ nghiệm thu (biên bản họp, phiếu đánh giá, bảng tổng hợp điểm, bản giải trình, phiếu phản biện)

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công bộ tích hợp thí nghiệm MCCB và RCD lên đến 400A - Nghiên cứu khoa học cấp trường (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)